Cựu bộ trưởng Zambia bị bắt vì… ăn cắp xe đạp
Các nhà điều tra tham nhũng Zambia hôm 3/2 đã bắt giữ và truy tố một cựu bộ trưởng với cáo buộc trộm cắp 20 chiếc xe đạp có giá trị chỉ khoảng 1.000 USD.
Ảnh minh họa.
“Tôi có thể xác nhận việc bắt giữ và truy tố cựu Bộ trưởng Bộ khai khoáng Maxwell Mwale về hành vi trộm cắp 20 chiếc xe đạp của những người công nhân tại một số mỏ nhỏ ở miền Đông. Ông Mwale sẽ phải ra trước tòa vào ngày 8/2 tới” – một quan chức thuộc đơn vị chống tham nhũng do đương kim Tổng thống Michael Sata thành lập xác nhận.
Theo thông báo từ cơ quan phòng chống tham nhũng Charity Chanda, số tài sản mà ông Mwale bị cáo buộc đã ăn cắp có tổng giá trị chỉ 5,5 triệu kwacha (1.050 USD).
Kể từ khi lên nắm quyền sau khi đánh bại người tiền nhiệm Rupiah Banda trong các cuộc bỏ phiếu hồi tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Michael Sata đã nỗ lực thực hiện các chiến dịch phòng, chống tham nhũng quy mô lớn.
Cùng trong ngày 3/2, vợ cựu tổng thống Banda cũng đã bị thẩm vấn về iệc xây một biệt thự sang trọng tại thủ đô Lusaka. trong khi con trai ông Banda là Henry thì đang lẩn trốn sau khi bị truy tố về tội tham nhũng.
Theo PLVN
Video đang HOT
10 quốc gia kém hạnh phúc nhất thế giới
Đa số những nước bị đánh giá là có cuộc sống kém hạnh phúc nhất thế giới đều nằm ở châu Phi, bên cạnh hai quốc gia châu Á là Pakistan và Yemen.
Dựa trên những yếu tố như sức khỏe nền kinh tế, sự phát triển của các doanh nghiệp, độ ổn định của chính phủ, chất lượng giáo dục, sức khỏe, an toàn, tự do cá nhân của người dân và nguồn vốn xã hội, tổ chức đầu tư quốc tế Legatum có trụ sở ở Dubai đã đưa ra đánh giá, xếp hạng về mức độ hạnh phúc của các quốc gia. Theo đó, đối lập với Na Uy, quốc gia được đánh giá là mang lại sự hạnh phúc cao nhất cho người dân, 10 quốc gia sau đây có mức độ hạnh phúc thấp nhất thế giới.
Cộng hòa Trung Phi là một quốc gia tại miền trung châu Phi. Đây là một trong những nước nghèo nhất thế giới, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lâm nghiệp. Ở quốc gia này, có tới hơn 10% trẻ em dưới 1 tuổi tử vong mỗi năm, trung bình phải 91 học sinh mới có một giáo viên.
Zimbabwe cũng là một quốc gia ở châu Phi. Đất nước này có tiềm năng về kinh tế, giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng lại đứng ở top cuối về mức độ hạnh phúc của người dân. Tham nhũng, quyền con người bị xâm phạm đang là những vấn đề nhức nhối của quốc gia này.
Ethiopia là một đất nước ở châu Phi. Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng Ethiopia là một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới. 3/4 dân số nước này sống bằng trồng trọt, với cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính. Chăm sóc sức khỏe ở đây rất kém, các căn bệnh như dịch tả, sốt rét, suy dinh dưỡng rất phổ biến.
Pakistan là một đất nước ở Nam Á. Nơi đây còn rất nhiều vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, như chính trị không ổn định, sự điều hành của chính phủ không hiệu quả và là đất nước rất nguy hiểm.
Yemen là một quốc gia ở bán đảo Ả-rập, thuộc khu vực Tây Nam Á. Đây cũng là nước kém phát triển nhất Tây Á cũng như trên thế giới. Địa hình khô cằn, sự ẩn náu của al-Qaeda, tài nguyên khoáng sản nghèo và nạn tham nhũng khiến Yemen là một trong những nước nghèo trên thế giới. Nạn thất nghiệp gia tăng, chính phủ yếu kém, nạn đói diễn ra thường xuyên... nên Yemen phần lớn phải nhờ Mỹ hỗ trợ.
Sudan là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp chậm phát triển ở châu Phi. Người dân ở đây vẫn đang phải sống trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn mọi bề.
Nigeria là một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi, cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi, với dân số lớn thứ 8 trên thế giới. Tham nhũng và bất bình đẳng xã hội đang là vấn đề lớn ở quốc gia này.
Mozambique là quốc gia ở đông nam châu Phi, trung bình cứ 61 học sinh mới có một giáo viên phụ trách.
Kenya là cửa ngõ về thương mại và tài chính của khu vực, nhưng nền kinh tế Kenya bị cản trở bởi nạn tham nhũng và sự phụ thuộc vào một số mặt hàng cơ bản.
Zambia là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp khai khoáng không đáng kể, mặc dầu có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Đất nước ở khu vực châu Phi này có tuổi thọ trung bình là 40 tuổi, bệnh dịch thường xuyên xảy ra.
đỗ quyên
Theo Infonet
Ấn Độ: Cựu Bộ trưởng Viễn thông lĩnh án 3 năm tù Một tòa án Ấn Độ ngày 7/1 đã kết án 3 năm tù đối với cựu Bộ trưởng Viễn thông do dính líu đến vụ bê bối tài chính năm 1993, khi ông này còn đương chức. Ông Sukhram (Nguồn: firstpost.com) Ông Sukh Ram, 86 tuổi, đã giữ chức Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ trong ba năm từ năm 1993, khi xảy...