Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị nghi buôn vũ khí
Nhân viên an ninh sân bay O”Hare ở Chicago dường như lo ngại cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld có thể buôn lậu vũ khí nên đã rà soát kỹ càng khắp người cựu quan chức này.
Việc khám xét thân thể gây tranh cãi của an ninh sân bay Mỹ áp dụng với mọi đối tượng, kể cả trẻ em và người già, cũng như không loại trừ cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Rumsfeld.
Có lẽ nhận thức được đầy đủ tình huống trớ trêu, ông Rumsfeld cười hết cỡ và tỏ ra rất “dễ chịu” trong quá trình bị khám xét thân thể, các nhân chứng cho hay. Sự việc cũng được cựu chính trị gia này đưa lên mạng xã hội Twitter để nói đùa sau khi một số hành khách chụp lại ảnh ông bị khám người tại sân bay bằng điện thoại di động.
Video đang HOT
Sau khi bị khám, ông Rumsfeld được tự do đi lại và bước qua cửa khởi hành.
Một số người ở sân bay O”Hare nói, có nhiều người, gồm cả một nhóm lính đã nhận ra ông Rumsfeld.
Viết trên Twitter, nhà cựu lãnh đạo 79 tuổi cho hay, ông đang trên đường đi dự lễ tang của cự đệ nhất phu nhân Betty Ford.
Trong năm vừa qua, cơ quan an ninh vận tải Mỹ đã bị chỉ trích mạnh vì việc khám xét quá mức. Cơ quan này bị lên án mạnh sau khi đoạn phim một đứa bé còn ẵm ngửa, một bé gái 6 tuổi, một bé trai 8 tuổi bị khám xét cả người trong các sự việc khác nhau tại những sân bay khắp nước Mỹ.
Theo VietNamNet
Trùm buôn vũ khí, thuốc phiện và chuyên án xuyên hai thế kỷ, Kỳ cuối: Những người vợ, người tình "đắc tội"
Đáng tiếc thay, có những kẻ chỉ vì sự cả nể, một lần nhẹ dạ mà phải đánh đổi cả công danh, sự nghiệp của đời mình.
Những kẻ rắp tâm làm giàu bằng mọi cách bất chấp việc gieo cái chết cho đồng loại như bọn Tiến, Hòa, Quang... phải trả giá là lẽ đương nhiên. Song trong vụ án này, đáng tiếc thay, có những kẻ chỉ vì sự cả nể, một lần nhẹ dạ mà phải đánh đổi cả công danh, sự nghiệp của đời mình. Những kẻ một lần nhúng chàm nhưng tội lỗi là tội lỗi, dù bao năm qua đi nữa thì họ vẫn phải trả giá.
Không làm chủ được bản thân
Vào thời điểm cuối năm 1992, Phùng Thị Hà (SN 1966) còn làm ở Sở Tài chính tỉnh Hà Giang. Một buổi chiều, Lê Thị Sổi, đồng bọn buôn bán ma tuý với anh trai Hà là Phùng Văn Minh nhắn cô đến nhà có việc. Khi Hà đến, Sổi bảo: "Cô có mấy cân thuốc phiện, cháu xem có cách nào gửi lên cho anh Minh giúp cô?". Hà nhận lời, mang 9,5kg thuốc phiện về nhà cất.
Tối hôm đó, nhân dịp anh trai lớn là Phùng Triệu Hải, lúc đó đang là giáo viên ở Quản Bạ về chơi, Hà nhờ anh cầm hộ bao hàng lên Yên Minh cho Minh song khi biết bên trong là thuốc phiện, Hải đã không cầm lòng được trước cuộc sống nghèo túng của anh giáo viên vùng cao, lấy trộm 4,2kg ma túy giấu đi, còn bao nhiêu gửi cho em trai.
Một thời gian sau, Hải bán số thuốc phiện nói trên cho Lý Hội Sèo nhưng mãi mới đòi được 1.700 NDT vì Sèo với Sổi là đồng bọn, thừa biết số ma túy Hải có được là do trộm của Minh. Về phần Hà, khi đó đang là cô gái trẻ, không nhận thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật nên vô tư làm hộ mà không hề nhận được một đồng tiền thù lao nào.
Thời gian trôi qua, Hà không còn nhớ tới bao thuốc phiện giúp cho anh trai, cô phấn đấu trở thành một cán bộ năng nổ, nhiệt tình ở Cty sổ số tỉnh Hà Giang, còn Hải sau một thời gian đứng lớp, chuyển sang Nhà văn hoá thể thao huyện Quản Bạ, công tác rồi bị bắt khi đang là Giám đốc nhà văn hóa huyện Quản Bạ.
Cũng giống Hải, nhặt được 5kg thuốc phiện trong lần đuổi bắt bọn buôn thuốc phiện, trước cuộc sống khó khăn, Phạm Văn Thủy đã không làm chủ được mình, bán đi lấy tiền chi tiêu. Khi bị bắt, Thủy đang là Trưởng CA huyện, một chức danh mà anh ta phải nỗ lực rất nhiều mới có được.
Còn Nguyễn Tiến Nuôi, khi đó là Phó Đồn biên phòng Phó Bảng, đáng nhẽ phải tích cực đấu tranh chống tội phạm thì anh ta lại bắt tay với chúng, trở thành kẻ đắc lực nhất đưa ma túy ra vùng biên bán cho các đối tượng. Ban đầu Nuôi không ra mặt mà chỉ làm ăn theo kiểu cò con, nhờ Phạm Thị Hiền, vợ một anh lính cùng đồn mua hộ để bán kiếm lời.
Nhưng vì hám tiền, muốn sau này xuất ngũ có vốn làm quặng nên Nuôi đã bùi tai trước lời mời cộng tác của bọn Tiến, Dương, Quang. Sau một vài chuyến e dè "giữ thế", những lần sau khi bọn Tiến, Lê Văn Cẩn, Hoàng Ngọc Mạo từ Vĩnh Phúc lên bàn chuyện làm ăn, Nuôi chẳng úp mở gì, thống nhất giá cả ngay tại phòng làm việc, trước mặt một số đồng đội.
Để che mắt thiên hạ, Nuôi thỏa thuận mua lương thực, thực phẩm của bọn Tiến để những kẻ này dễ dàng lái xe vào tận đơn vị của Nuôi, kèm theo những nhu yếu phẩm là những thùng xăng hai đáy, có chứa ma túy mang lên cho Nuôi bán.
Cái giá của những kẻ nhúng chàm
Đáng trách nhất là những người phụ nữ trong đường dây này, họ không nhận thức được việc làm của mình là có tội. Có kẻ nhận thức được nhưng vì tình, vì chồng, vì tình nghĩa anh em mà nhắm mắt làm liều như Phấn, Chín, Nga, Hiền, Tâm và Quy.
Nguyễn Thị Nga (SN 1968) ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là vợ của tên trùm buôn vũ khí Trần Hữu Thuỷ, còn Chín là "phu nhân" của tên trùm ma tuý Phạm Văn Dương. Bản thân Nga, Chín đều là giáo viên THCS, có trình độ nhận thức về pháp luật nhưng lại thiếu sự kiên quyết trước việc làm phạm pháp của chồng.
Họ không phải là người vợ vô trách nhiệm mà vì quá yêu chồng nên từ chỗ "nghe, biết" dần dà trở thành người giúp việc đắc lực. Trước kia, Thuỷ là bộ đội biên phòng Hà Giang giải ngũ về nhà trở thành kẻ ăn bám vợ nhưng chẳng ai nghe được một câu oán thán nào từ miệng vợ.
Quan niệm làm vợ là phải biết cam chịu của Nga trở nên thái quá khi Thuỷ có "việc làm" rồi có bồ, Nga vẫn nín nhịn. Thậm chí khi xây nhà, Thuỷ thiết kế một căn hầm chỉ dành để giấu súng, Nga cũng chấp thuận. Ba lần có mặt ở nhà đúng lúc "bạn" của chồng đến mua súng, Nga không tham gia, nhưng lại ngồi tiếp khách và cầm tiền cất đi. Và đó là cơ sở Nga bị buộc tội tham gia mua bán 20 khẩu sung ngắn.
Còn tình yêu của Trần Thị Chín (SN 1964) ở thị xã Tuyên Quang dành cho chồng thật nhu nhược. Đang là giáo viên có triển vọng, nghe chồng, Chín xin về "một cục" để làm mỗi việc cất tiền khi chồng mang về. Từ những năm 1992 - 1995, trong số 368kg thuốc phiện Dương mang lên Phó Bảng, huyện Đồng Văn bán kiếm lời, duy nhất chỉ có một lần Chín đi cùng chồng với 40kg thuốc phiện còn chủ yếu là ở nhà chăm lợn và giữ tiền.
Năm 1995, bị CA tỉnh Sơn La ra lệnh truy nã về tội mua bán trái phép chất ma tuý (227kg), Dương dẫn vợ con trốn sang Trung Quốc. Hơn bốn năm sau, họ dắt díu trở về Việt Nam mua nhà ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội sống. Dương đổi tên là Nguyễn Văn Đạt và tiếp tục bán ma tuý. Chín lại một lần nữa vì chồng, phụ việc bán ma tuý, kiếm lời cho chồng hít. Khi Dương bị TAND quận Đống Đa xử 20 tháng tù giam về tội sử dụng trái phép chất ma tuý, Chín ngây thơ nghĩ rằng quá khứ đã "ngủ yên" mà không ngờ rằng có ngày cả vợ chồng cùng vào khám chờ tuyên án.
Đáng thương nhất là Phạm Thị Hiền (SN 1968) ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, người phụ nữ quê mùa, quanh năm chỉ biết có ruộng nương, vì lo cho tương lai của chồng mà phạm tội. Chồng Hiền là Đỗ Ngọc Nghĩa, công tác tại đồn biên phòng Phó Bảng cùng với Nguyễn Tiến Nuôi và Nông Mạnh Tuân - hai đối tượng chính trong vụ án.
Đầu năm 1992, Nuôi, Tuân đến nhà nhờ mua hộ thuốc phiện, để "lấy lòng xếp" của chồng (Nuôi, Tuân là Phó trưởng đồn) Hiền đã vào bản mua hộ gần một yến thuốc phiện. Việc làm tận tâm nhưng quá đỗi ngây ngô của Hiền vẫn không giúp chồng cô ở lại quân ngũ mà chính bản thân cô phải trả cái giá quá đắt mà cho đến bây giờ cô vẫn không nghĩ rằng như thế là phạm tội.
Còn Phấn, Tâm, Quy lại bị cái "tình" của những anh chàng lái xe dẻo mỏ như Nguyễn Văn Tiến làm cho mê mẩn đến độ hai lần cầm hộ ma túy. Chưa hết, khi vào tù rồi, Phấn vẫn mù quáng trong tình yêu của mình đến nỗi nhờ chị gái bán hộ hai bánh heroin đưa tiền cho người tình, vô hình trung đẩy chị gái vào chốn lao tù không biết bao giờ mới có ngày về.
Với Lý Thị Sình, cô thợ may có nước da trắng như trứng gà bóc sống ở vùng biên giới Hà Giang thì sự yêu chồng, thương người tình thật chẳng giống ai. Sình về làm dâu trong một gia đình có "nghề" buôn ma tuý, vũ khí nên cô hiểu cái giá phải trả, luôn tìm cách "giữ mình".
Thế nhưng khi cặp bồ với Trần Hữu Thuỷ thì sự cẩn trọng của Sình dường như không còn nữa. Cô không chỉ vui mừng khi thấy chồng mình là Trương Phát Hoà quan hệ làm ăn với Thuỷ mà mỗi khi Thuỷ lên giao hàng, Sình còn tìm cách giữ Thuỷ ở lại vài ngày.
Không những thế, Sình còn kiếm cớ thay chồng về nhà Thuỷ ở Tuyên Quang nhận "gỗ" (ám hiệu chỉ việc buôn bán súng) để có cơ hội gặp người tình và Thuỷ cũng không bỏ qua cơ hội chung chạ để vung vít tiền chiều lòng người đẹp.
Mặc dù biết bạn làm ăn "tòm tem" vợ mình, Hoà rất cay, đã tìm cách trả thù song không giết được Thuỷ vì vợ "nội gián". Chính vì thế mà khi bị bắt, Hoà không chỉ khai ra việc buôn bán ma tuý mà chẳng hề giấu giếm việc mua súng của Thuỷ đem sang TQ bán cho chú mình là Lý Hội Hùng, giúp cho CQCA hốt trọn đường dây tội phạm.
Theo Pháp Luật XH
Trùm buôn vũ khí, thuốc phiện và chuyên án xuyên hai thế kỷ, Kỳ 4: Những chiếc vòi bạch tuộc Đến lần vận chuyển 227kg thuốc phiện, Quang bị CA tỉnh Sơn La bắt giữ còn Dương may mắn thoát chết vì không đi theo xe hàng. Sau lần ấy, Dương trốn biệt sang Trung Quốc đến khi đường dây buôn bán vũ khí quân dụng do Lại Trung Thông cầm đầu bị phát giác, anh ta mới bị bắt khi đã xây...