Cứu bệnh nhi bị hở thành bụng bẩm sinh, ruột sa ra ngoài
Một bệnh nhi bị hở thành bụng bẩm sinh, ruột sa ra ngoài khoảng 30 cm. Ngay khi vừa sinh, bệnh nhi đã được các bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu nhiều lần, đưa toàn bộ đoạn ruột vào trong ổ bụng an toàn.
Bênh nhi N.N.T.V đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai – ẢNH: LÊ LÂM
Chiều 11.5, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết vừa tiến hành 2 ca phẫu thuật, cấp cứu thành công cho bệnh nhi N.N.T.V (ngụ xã Bình Minh, H.Trảng Bom, Đồng Nai) bị hở thành bụng bẩm sinh khiến ruột sa ra ngoài.
Video đang HOT
Bệnh nhi N.N.T.V được phát hiện hở thành bụng khi còn là thai nhi ở tháng thứ 3. Ngày 19.4 vừa qua, bệnh nhi N.N.T.V được sinh ra tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, ngay sau đó chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để cứu chữa căn bệnh hở thành bụng.
Vì đoạn ruột sa ra ngoài khá dài, nếu được vào ngay sẽ gây tăng áp lực ổ bụng, nguy hiểm cho bệnh nhi nên các bác sĩ quyết định mở rộng thành bụng, đồng thời sử dụng túi vô trùng để đựng tạm thời đoạn ruột đó và mỗi ngày đưa đoạn ruột này vào một ít.
6 ngày sau, các bác sĩ tiến hành ca mổ thứ 2 và đã đưa tất cả đoạn ruột bị sa vào trong ổ bụng an toàn. Đến nay, sau hơn 20 ngày điều trị, sức khỏe bé đã tốt, bú được sữa, tiêu hóa tốt, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Bùi Đình Hà (Khoa Ngoại tổng quát, người trực tiếp mổ) cho hay hở thành bụng là một căn bệnh hiếm gặp, tỉ lệ chỉ khoảng 5/10.000. Trong 3 năm qua, bệnh viện cũng chỉ tiếp nhận điều trị cho 4 ca hở thành bụng.
Hoại tử ruột do bã thức ăn
Bệnh nhân nữ 63 tuổi đau bụng dữ dội, nôn nhiều dịch tiêu hoá , bụng chướng to, đi khám bác sĩ phát hiện có khối bã thức ăn cứng 5 cm trong ruột.
Bệnh nhân có biểu hiện bệnh 10 ngày này, không nhớ rõ mình đã ăn gì, được đưa tới Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 tuần trước.
Kết quả chụp CT thấy tình trạng tắc ruột, nghi ngờ do khối bã thức ăn. Bệnh nhân được chuyển mổ cấp cứu, lộ ra khối bã thức ăn cứng với kích thước 4x5cm. Đây là khối xơ không tiêu hóa được, chèn ép vào thành ruột gây thiếu máu, hoại tử và thủng cả thành ruột.
Các bác sĩ đã lấy khối bã này, cắt đoạn ruột bị hoại tử và nối rỗng tràng lại với nhau. Sau phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân hồi phục tốt, sinh hoạt bình thường.
Tắc ruột là tình trạng ứ trệ, không lưu thông được thức ăn trong lòng ống tiêu hóa, điều này dẫn tới phía trên chỗ tắc các quai ruột giãn to, chứa nhiều dịch và thức ăn trong khi phía dưới ruột xẹp, không có thức ăn. Tình trạng này dẫn tới cơn đau bụng, buồn nôn, ảnh hưởng tới sự hấp thu chất dinh dưỡng của ruột, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người bệnh.
Bệnh nhân hồi phục sau mổ lấy bã thức ăn. Ảnh: Lan Hương.
Bác sĩ Phạm Văn Hiệp, Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa, cho biết trong các nguyên nhân gây tắc ruột, bã thức ăn là nguyên nhân hiếm gặp. Khối bã thức ăn này có thể là bã thực vật (do người bệnh ăn thực phẩm chứa quá nhiều chất tanin: hồng xiêm, ổi...), bã thức ăn động vật: vô tình nuốt phải xương hoặc nuốt chửng cả miếng thức ăn. Nhiều trường hợp, khối bã này là lông tóc do thói quen ngậm, ăn tóc.
Tắc ruột do bã thức ăn thường gặp nhất ở người cao tuổi do răng rụng, nhai kém. Ngoài ra, bệnh hay gặp ở người bệnh viêm tụy mạn hay sau mổ cắt dạ dày.
Gia đình có người già, người mắc bệnh lý viêm tụy, sau mổ cắt dạ dày,... cần hướng dẫn bệnh nhân ăn chế độ dễ tiêu, tránh nuốt chửng hoặc ăn các loại hoa quả có chứa nhiều tanin.
Bóc tách khối bướu giáp thòng hơn 40 năm 'đeo bám' bệnh nhân Bệnh nhân (nữ, 69 tuổi) bị bướu giáp thòng hơn 40 năm nay đã được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long phẫu thuật bóc tách khối bướu kích thước lớn. Ảnh minh họa Ngày 18.4, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (TP.Cần Thơ) cho hay bệnh nhân N.T.P (69 tuổi, ngụ H.Cầu Kè, Trà Vinh) đang...