Cứu bệnh nhân phình mạch máu não kích thước lớn ở vị trí hiểm
Đây là trường hợp đầu tiên thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ và ĐBSCL gặp, các bác sĩ Khoa Ngoại Thần kinh vừa tiến hành kẹp clíp túi phình mạch máu não kích thước lớn ở vị trí hiểm hóc (túi phình ở vị trí đỉnh động mạch nền).
Bệnh nhân Võ Thị Hằng, nữ, sinh năm 1970, địa chỉ Năm Căn, Cà Mau được tuyến trước chuyển đến nhập viện ngày 17.6 vì triệu chứng đau đầu dữ dội, buồn nôn với tri giác lơ mơ. Tiền sử tăng huyết áp trước đó.
Sau khi nhập viện, bệnh nhân nhanh chóng được chụp cắt lớp vi tính mạch máu não (CTA) để chẩn đoán xác định thương tổn. Kết quả cho thấy là xuất huyết khoang dưới nhện do vỡ túi phình đỉnh động mạch nền có hình dạng phức tạp kèm theo một túi phình khác chưa vỡ ở động mạch não giữa bên phải.
Hình ảnh trước, sau khi can thiệp phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Video đang HOT
Ngày 21.6, êkip y bác sĩ tiến hành phẫu thuật tỉ mỉ dưới kính vi phẫu, các cấu trúc mạch máu, thần kinh được bóc tách rõ ràng, dẫn đường đến vị trí của túi phình. Sau 5h mổ căng thẳng, cả hai túi phình đã được kẹp hết cổ, loại bỏ hoàn toàn ra khỏi vòng tuần hoàn não mà vẫn bảo vệ được các cấu trúc mạch máu và thần kinh quan trọng.
Bệnh nhân được hồi sức sau mổ tích cực và kiểm tra CT mạch máu não để chắc chắn rằng kẹp clip nằm đúng vị trí, không sót cổ túi phình hoặc phạm phải các mạch máu lân cận.
Đến sáng ngày 01.7, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn, bớt đau đầu nhiều.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã được ổn định. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Theo các bác sĩ, phình đỉnh động mạch nền là vị trí phổ biến nhất của phình động mạch phát sinh từ tuần hoàn não sau. Phẫu thuật túi phình đỉnh động mạch nền là một trong những thách thức đối với phẫu thuật viên thần kinh, do túi phình ở vị trí này thường nằm sâu bao quanh các cấu trúc mạch máu và thần kinh quan trọng trong đó đặc biệt là thân não, các nhánh xiên cấp máu cho các vùng não sâu. Việc tiếp cận thương tổn ở vị trí này rất khó khăn, vì phẫu trường hẹp, sâu, ít quen thuộc so với túi phình tuần hoàn trước.
Bản thân túi phình tuần hoàn sau vỡ thường gây ra tỉ lệ tử vong cao hơn tuần hoàn trước, đặc biệt là túi phình đỉnh thân nền. Việc phẫu thuật thường khó khăn, tuy nhiên lựa chọn phẫu thuật trong một số trường hợp nhất định thì cũng có thể phẫu thuật được và mang lại hiệu quả cao.
Theo TS.BS Hà Tấn Đức – Trưởng đơn vị Can thiệp đột quỵ Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, phình mạch máu não là tình trạng phồng lên của mạch máu trong não từ một điểm yếu của lớp nội mạc của thành mạch máu. Vỡ phình mạch máu não là biến chứng nặng nề nhất của bệnh, gây đột quỵ não, xuất huyết não, thường xuất huyết trong ở màng não, có thể xuất huyết não thất hoặc kết hợp.
Triệu chứng là đau đầu dữ dội, nôn, buồn nôn, tăng huyết áp, ý thức có thể bình thường, hoặc lơ mơ, thậm chí hôn mê, bại liệt nửa người, khó nói hoặc không nói được.
Bệnh phình động mạch não có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, riêng nguy cơ vỡ phình mạch thường gặp nhất ở người già từ 55 đến 65 tuổi trở lên, khoảng 20% ca phình mạch não xảy ra ở độ tuổi từ 15 đến 45.
Cứu sống 3 bệnh nhân vỡ túi phình động mạch chủ bụng
Sáng 29-6, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, các bác sĩ đã phẫu thuật cứu sống 3 bệnh nhân rất nguy kịch do vỡ túi phình động mạch chủ (ĐMC) bụng.
Trong đó, có một trường hợp rất hiếm gặp. Hiện nay, cả 3 bệnh nhân đều ổn định, dự kiến ra viện trong ngày 30-6 và 1-7-2020.
Bác sĩ chúc mừng bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Ảnh: BV cung cấp
Trường hợp bệnh hiếm gặp là bệnh nhân T.V.H, 62 tuổi, ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, nhập viện ngày 15-6-2020. Trước đó, bệnh nhân đột ngột đau bụng dữ dội và được người nhà đưa đến Khoa Cấp cứu, BVĐKTƯCT. Kết quả chụp CT Scan bụng, có cản quang, cho thấy phình ĐMC bụng dưới thận vỡ vào khoang sau phúc mạc có dấu hiệu dò vào tĩnh mạch chủ dưới. Bệnh nhân có các bệnh lý đi kèm trước phẫu thuật: Lupus ban đỏ, gút mạn tính, di chứng nhồi máu não. Hai bệnh nhân còn lại do tuyến dưới chuyển lên.
Theo các bác sĩ, phình ĐMC bụng là bệnh có liên quan đến xơ vữa động mạch và tăng huyết áp nên hạn chế ăn mỡ, điều chỉnh rối loạn lipid máu, tập thể dục, khám sức khỏe định kỳ, kiểm soát tốt huyết áp, điều chỉnh đường huyết, không hút thuốc lá...
Nuốt phải xương đầu cá tra, người đàn ông nhập viện cấp cứu Sáng 25-6, tin từ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, cho biết các bác sĩ bệnh viện vừa nội soi can thiệp thành công một trường hợp hóc xương đầu cá tra kích thước lớn cắm vào thực quản. Bệnh nhân tên Trần Văn C. (59 tuổi; ngụ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long). Theo thông tin người nhà, trưa...