Cứu bệnh nhân dập nát cẳng chân do tai nạn giao thông
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa An Phước (Bình Định), bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị chấn thương nặng do tai nạn giao thông.
Chân của bệnh nhân được đánh giá hồi phục tốt sau phẫu thuật (Ảnh: BVCC).
Bệnh nhân H.Q.T. (nam, 42 tuổi, trú tại Phù Mỹ, Bình Định) vào trong tình trạng choáng, đa chấn thương, nguyên nhân do tai nạn giao thông.
Nghiêm trọng nhất là phần cẳng chân với vết rách phần mềm rộng, màng xương bị tróc và đầu xương gãy lộ ra ngoài, từ cẳng chân đến bàn chân phải bị dập nát, tổn thương mạch máu.
Video đang HOT
Sau cuộc hội chẩn khẩn cấp, 60% bác sĩ cho rằng nên cắt bỏ; 40% đề nghị giữ lại cẳng chân vì bệnh nhân trẻ và là lao động chính trong gia đình.
Ca phẫu thuật giữ lại chân cho bệnh nhân được diễn ra. Sau hơn 2 giờ nỗ lực phẫu thuật của các y bác sĩ, bệnh nhân đã được giữ lại cẳng chân.
Hiện tại, 90% các đầu ngón chân của bệnh nhân hồng hào, các mạch máu được nuôi dưỡng tốt.
Cứu bệnh nhân bị xe tải chở gỗ đổ vào người
Sau tai nạn, bệnh nhân bị đa chấn thương phức tạp vùng ổ bụng và xương chậu.
Mới đây, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã tiếp nhận bệnh nhân N.V.C. (34 tuổi, trú tại Hạ Long, Quảng Ninh) trong tình trạng hôn mê, sốc do đa chấn thương, mạch nhanh (150 lần/phút), huyết áp không đo được. Trước đó, bệnh nhân bị xe tải chở gỗ đổ sập vào người.
Qua thăm khám, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị chấn thương đụng dập toàn bộ nửa người bên phải từ thắt lưng đến chậu hông, vỡ khung xương chậu, xương cùng, gãy gai ngang đốt sống thắt lưng, tụ máu sau phúc mạc, nguy cơ tử vong cao.
Ngay lập tức, kíp trực cấp cứu của Bệnh viện Bãi Cháy đã hồi sức tích cực cho bệnh nhân, đồng thời kích hoạt báo động đỏ, nhanh chóng huy động bác sĩ thuộc các chuyên khoa Hồi sức, Phẫu thuật, Gây mê và Huyết học.
Sau khi lấy lại huyết áp, các bác sĩ chuyển bệnh nhân tới phòng phẫu thuật nhằm cấp cứu, xử trí các tổn thương.
Bệnh nhân được bác sĩ Nguyễn Thế Hưng thăm khám sau ca phẫu thuật. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Phó trưởng khoa Ngoại, nhận định: "Đây là trường hợp chấn thương ổ bụng, khung chậu rất phức tạp. Bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức do sốc mất máu. Vì vậy, việc hồi sức, phẫu thuật cấp cứu phải diễn ra khẩn trương để tăng tỷ lệ cứu sống người bệnh".
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền gần 20 đơn vị máu và huyết tương. Sau đó, người bệnh được chăm sóc tại khoa Hồi sức tích cực.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thế Hưng, Phụ trách khoa Hồi sức tích cực, chăm sóc hậu phẫu là giai đoạn quan trọng do người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa sự sống như rối loạn đông máu, tiêu cơ vân, suy thận cấp, suy đa tạng, sốc mất máu..., đòi hỏi các bác sĩ phải có năng lực chuyên môn.
Nhờ thực hiện tổng thể các biện pháp hồi sức sau phẫu thuật như truyền máu, kháng sinh, vận mạch, lọc máu liên tục..., tình trạng bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt. Bệnh nhân có thể tự thở, ăn uống. Ngoài ra, quá trình lưu thông tiêu hóa, nhận thức, giao tiếp, các cơ quan nội tạng phục hồi đều tốt.
Huy động 6 ê-kíp cấp cứu nữ bệnh nhân bị bánh xe container chèn qua người Sáu ê-kíp với 20 bác sĩ ở nhiều chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã cùng phối hợp phẫu thuật cứu sống kịp thời một nữ bệnh nhân bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng do tai nạn giao thông. 20 bác sĩ cấp cứu cho bệnh nhân. Ảnh: TTXVN phát Ngày 21/10, bệnh nhân Lê Thị Mỹ...