Cựu bác sĩ lập công ty riêng lỗ nặng, tuổi 80 làm lại từ đầu để trả nợ
Mới đây, trên mạng xã hội Trung Quốc đã chia sẻ rất nhiều về câu chuyện khởi nghiệp ở tuổi 80 của bà Trần Kim Anh ở Chiết Giang.
Mục đích của việc làm này đó chính là để trả hết số tiền mà bà nợ người khác trong công việc kinh doanh trước đó của mình.
Trang Sohu đưa tin, bà Trần Kim Anh sinh năm 1931 trong một gia đình có truyền thống ngành y. Bản thân bà Trần về sau cũng nối nghiệp cha mẹ và trở thành bác sĩ. Trong suốt hơn 30 năm làm việc trong ngành, bà đã đạt được nhiều nhiều thành tựu, đăng kí không ít bằng sáng chế y khoa.
Bà Trần Kim Anh nổi tiếng khắp Trung Quốc với câu chuyện ở độ tuổi bát tuần của mình. (Ảnh: QQ)
Bà Trần vốn là một bác sĩ có nhiều thành tựu lớn. (Ảnh: Sohu)
Tuy nhiên sau khi về hưu, cuộc sống quá an nhàn khiến bà Trần cảm thấy không quen. Người phụ nữ nhìn ra tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh nhờ vào việc dạo quanh các trung tâm mua sắm nên đã quyết định thử sức lập công ty sản xuất áo lông vũ cao cấp.
Để bắt đầu khởi nghiệp, bà Trần đã dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để mở doanh nghiệp và tuyển dụng 10 nhân viên. Nhờ vào giá bán hợp lí cùng chất lượng tốt mà những chiếc áo bà Trần bán ra nhanh chóng có được chỗ đứng ở thị trường địa phương.
Bà Trần mày mò nghiên cứu để sản xuất áo lông vũ. (Ảnh: QQ)
Sản phẩm áo của bà được người tiêu dùng đón nhận. (Ảnh: CT Want)
Video đang HOT
Chỉ trong vài năm công việc kinh doanh của bà Trần đã ngày một lớn mạnh hơn, doanh thu hàng năm lên đến 10 triệu NDT (khoảng 34 tỉ đồng). Bà tiếp tục vay mượn thêm để mở rộng quy mô sản xuất khi các đơn đặt hàng nhiều lên.
Thế nhưng đến năm 2011, do thị trường có sự cạnh tranh lớn mà công việc của bà Trần trở nên sa sút. Một lượng lớn sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất bị tồn kho, các mối hàng cũng mất. Bà Trần đành phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn duy trì hoạt động công ty và số tiền nợ lên đến 20,77 triệu NDT (hơn 70 tỉ đồng).
Sự cạnh tranh khiến công ty của bà gặp khó khăn. (Ảnh: QQ)
Bà phải gánh món nợ lớn khi đã 80 tuổi. (Ảnh: Sohu)
Nhiều người trong đó có bạn bè, con cái đều khuyên bà Trần nên nộp đơn xin phá sản để tránh phải trả khoản nợ khổng lồ. Song người phụ nữ lúc này đã 80 tuổi từ chối làm điều đó, một mình gồng gánh tất cả: “Không nên làm như vậy. Nợ tiền của người khác thì phải trả lại cho họ. Tiền của họ cũng là do họ tiết kiệm mà có được. Thậm chí một số còn rút tiền từ quỹ hưu trí để cho tôi vay. Chính vì thế mà tôi không thể quỵt chỗ tiền đó được.” - bà Trần nói.
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng bà Trần quyết định làm lại từ đầu với việc bán quần áo. (Ảnh: Sohu)
Để trả được chỗ tiền nợ, bà Trần đã một lần nữa lên kế hoạch khởi nghiệp lại từ đầu. Đầu tiên, bà bán nhà máy và 2 căn hộ để thanh toán một phần số nợ. 2 năm sau đó, bà mở một cửa hàng bán lẻ áo khoác với giá rẻ hơn mặt bằng chung và thu hút được một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập thấp.
Đến năm 2021, khi đã 90 tuổi, sau 10 năm ròng rã bán áo từ 7h sáng đến 8h tối mỗi ngày, bà Trần đã có thể hoàn trả thành công khoản tiền nợ cuối cùng cho cháu trai của mình. Người phụ nữ xúc động chia sẻ: “Cuối cùng tôi cũng không phải lo lắng về việc có người đến đòi tiền nữa. Những ngày tháng về sau sẽ thật tốt đẹp…”
Bà mất thêm 10 năm nữa để thanh toán xong khoản nợ cuối cùng. (Ảnh: Sohu)
Câu chuyện của bà đã được truyền thông đăng tải và dân tình dành rất nhiều lời khen cho người phụ nữ này. Để cảm ơn sự ủng hộ của mọi người, bà Trần quyết định tặng 1.000 chiếc quần cho những người khó khăn. Hành động đẹp của bà còn được coi là niềm tự hào của tỉnh Chiết Giang, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ.
Hiện tại bà Trần đã dần bàn giao lại công việc kinh doanh do sức khỏe không cho phép. Tuy nhiên với những gì đã làm, bà Trần xứng đáng là tấm gương để nhiều người học hỏi.
Chàng trai bị công ty sa thải rồi phải thuê lại
Khi ông chủ sa thải Kyle McCann khỏi công việc mà anh mới bắt đầu chỉ tám tuần trước đó, anh ấy đã kìm nước mắt và quyết định tập trung vào khía cạnh tươi sáng hơn.
McCann, khi đó 26 tuổi, gia nhập VizyPay, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Waukee chuyên thiết kế các giải pháp công nghệ thanh toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp Hoa Kỳ. Anh làm việc tại đây với tư cách là người quản lý tài khoản bán hàng vào tháng 6 năm 2017.
Anh là nhân viên thứ hai được thuê tại công ty khởi nghiệp và bắt đầu làm việc trong vai trò mới: ký một số tài khoản mới trong vòng hai tuần đầu tiên làm việc. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chậm lại một cách trầm trọng trong thời gian sau đó. McCann đã mất nhiều tuần mà không có được khách hàng mới.
Vì vậy, khi Austin Mac Nab, người sáng lập và Giám đốc điều hành của VizyPay, nhắn tin cho McCann vào một buổi chiều cuối tháng Bảy để yêu cầu đến văn phòng của ông ấy, McCann biết anh đang gặp phải điều gì. "Tôi biết chính xác điều gì sẽ đến: tôi sắp bị sa thải" anh nói. "Nhưng tôi quyết định tham gia cuộc họp đó với một thái độ tích cực và xem điều gì sẽ xảy ra".
Suy nghĩ đầu tiên của McCann khi bước vào cuộc họp với sếp là trình bày về vấn đề trả tiền thuê nhà vào tháng tới. Anh và bạn gái của mình, Shannon, vừa chuyển đến một căn hộ ở Waukee. "Nhưng tôi đã cố gắng nhắc nhở bản thân rằng mọi thứ xảy ra đều có lý do... Tôi chắc chắn rất sợ nhưng cố gắng không lo lắng quá nhiều".
Ngay cả sau khi Mac Nab nói với anh rằng anh sắp bị sa thải, McCann vẫn bình tĩnh và lạc quan, cảm ơn sếp về cơ hội, nêu bật những yếu tố tích cực trong kinh nghiệm của anh tại VizyPay và yêu cầu phản hồi về hiệu suất của anh.
Mac Nab nói: "Anh ấy rất khiêm tốn và không đưa ra cho tôi một loạt lý do tại sao anh ấy lại thất bại. Anh ấy tự chịu trách nhiệm trước thực tế rằng công việc này không dành cho anh ấy, điều mà không nhiều người làm, đặc biệt là khi họ sắp bị sa thải."
Nghe McCann nói trong cuộc họp, Mac Nab bắt đầu băn khoăn về quyết định của mình. Mac Nab nói: "Tôi cảm thấy anh ấy là người chân thật, chân thực và chăm chỉ. Tôi đã nghĩ, tôi phải giữ anh ta lại bằng cách nào đó, bằng vị trí công việc nào đó ở VizyPay, chỉ là không phải trong vị trí công việc này."
Vì vậy, sau khi Mac Nab sa thải McCann khỏi vai trò quản lý tài khoản, ông ấy đã đề nghị cho anh ta một công việc khác vào cuối cuộc họp mà ông ấy nghĩ có thể phù hợp hơn với các kỹ năng và tính cách thân thiện của McCann: Anh có muốn trở thành một nhân viên dịch vụ khách hàng?
Lời đề nghị đi kèm với mức lương thấp hơn những gì anh ấy đang làm trong vai trò trước đây của mình và sẽ chỉ đủ để trang trải các hóa đơn và cửa hàng tạp hóa của anh ấy. McCann về nhà để nói chuyện trước với Shannon và sau đó chấp nhận, trước sự ngạc nhiên của Mac Nab.
McCann nói: "Tôi đã có những cơ hội dẫn đầu về các cơ hội khác được trả nhiều tiền hơn, nhưng tôi đã thấy điều gì đó đặc biệt ở VizyPay. Tôi háo hức ở lại với công ty vì tôi thực sự tin tưởng vào tầm nhìn của họ và những người đằng sau nó."
Bài học kinh nghiệm
Sau 5 năm trôi qua và McCann, hiện 31 tuổi, vẫn làm việc tại VizyPay - gần đây anh ấy đã kỷ niệm một năm làm giám đốc chiến lược hoạt động của công ty và công ty hiện có 91 nhân viên.
McCann thường suy ngẫm về cuộc họp mà anh bị sa thải và nhận lại công việc mới tại chính công ty đó chỉ trong vòng 24 giờ. Đó như một thời khắc quyết định trong cuộc đời và dạy cho anh "sự kiên nhẫn, định nghĩa của việc mài giũa bản thân... và tin tưởng vào không chỉ ý tưởng mà còn vào chính bản thân bạn".
McCann nói: "Bạn không thể kiểm soát hành động của người khác, nhưng có một thái độ tích cực và luôn sẵn sàng làm việc chăm chỉ thực sự có thể mở ra rất nhiều cánh cửa. Có được cơ hội thứ hai đó và có thể chứng minh những gì tôi có thể làm... điều đó đã khiến tôi xây dựng một sự nghiệp khiến tôi thực sự, thực sự hạnh phúc".
Xin nghỉ công ty lương 20 triệu để sang nơi 17 triệu - những dân văn phòng trẻ 'tay xách nách mang' nhiều nghề Thế hệ dân văn phòng bây giờ mang một tư duy làm việc vô cùng hiện đại: Không đặt số tiền kiếm được làm mục tiêu hàng đầu. Giới trẻ ngày nay không còn giống dân văn phòng thế hệ trước, đợi ra ngoài mới tìm việc, đa số các bạn đã bắt đầu tìm cách kiếm tiền từ khi còn học ở...