Cướp giật lộng hành, đội trưởng đặc nhiệm nói gì?
“Bọn cướp không còn đi theo băng nhóm mà sẽ xé lẻ, chỉ từ 1 – 2 đối tượng, thấy nạn nhân sơ hở là lập tức ra tay cướp ngay…” – Đội trưởng CSHS đặc nhiệm nói.
Trung tá Nguyễn Lê Hùng – Đội trưởng Đội CSHS Đặc nhiệm, Phòng PC 45 TP.HCM (ảnh: N.D)
Trung tá Nguyễn Lê Hùng – Đội trưởng CSHS Đặc nhiệm, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC 45), Công an TPHCM trả lời phỏng vấn PV VTC News vào sáng 3/4 xung quanh đại nạn cướp giật trên đường phố TP.HCM. Buổi trả lời phỏng vấn này được sự ủy quyền của Đại tá Mai Văn Tấn – Trưởng phòng PC 45.
Trung tá Hùng cho biết: 3 tháng đầu năm 2012, trên toàn địa bàn TP.HCM đã xảy ra 263 vụ cướp, trong đó công phá được 227 vụ, bắt 324 đối tượng, đạt tỷ lệ thành công trên 86%.
Số vụ cướp giật tài sản đối với các du khách nước ngoài được khám phá cũng đạt tỷ lệ trên 67%. Các quận hay xảy ra cướp tài sản ở TP.HCM là quận 1, 6, Bình Tân, Bình Thạnh.
So với 3 tháng cùng kỳ của năm 2011, số vụ cướp giật tài sản trên đường phố giảm 25 vụ , nhưng số vụ cướp tài sản đối với người nước ngoài lại tăng cao.Hầu hết các vụ cướp giật tài sản trên đường phố chúng tôi đều xử lý nghiêm minh, truy tố trước pháp luật sau đó.
Giữa tháng 6/2011, Phòng PC 45 TP.HCM, mà lực lượng chủ chốt là Đội CSHS Đặc nhiệm phối hợp cùng với các Đội có liên quan của PC 45 lên kế hoạch, phương án phòng chống cướp giật tài sản của người nước ngoài trên địa bàn TP.HCM, nhất là khu vực trung tâm TP.HCM và chủ yếu vẫn là ở quận 1, 3, 5, 10, Bình Thạnh, những nơi thường hay có người nước ngoài lui tới.
Từ cuối năm 2011, nhận thấy tình hình chưa chuyển biến nhiều, BGĐ Công an TP.HCM đã chỉ đạo các Phòng, ban chuyên môn tập trung mạnh hơn nữa đối với loại tội phạm cướp giật tài sản.
Sau khi có chỉ đạo này, PC 45 TP.HCM phối hợp cùng với Công an các quận huyện trọng điểm quyết tâm truy quét loại tội phạm cướp giật. Kết quả là số vụ cướp giật tài sản đối với du khách đã giảm khá nhiều, theo ông Hùng.
- Ông có nhận xét gì về tình trạng cướp giật hiện nay tại TP.HCM?
- Sau quá trình dài tuần tra, kiểm soát gắt gao, chúng tôi nhận thấy hiện nay, bọn cướp rất là tinh vi. Chúng không còn đi theo hình thức băng nhóm nữa, mà sẽ xé lẻ, chỉ từ 1 – 2 đối tượng, cao nhất là 3 người đi trên 1, 2 xe gắn máy đã được “độ” lên.
Video đang HOT
Bọn chúng đi “rảo” trên đường, thấy nạn nhân sơ hở là lập tức ra tay cướp tài sản để tạo sự bất ngờ.
Thông thường, cái mà bọn chúng thường hay cướp nhất là điện thoại di động, nhất là các loại điện thoại đắt tiền. Sau đó là giỏ xách cùng với những vật dụng, tư trang cá nhân có giá trị khác.
- Ông có cảnh báo gì đối với người để tránh bị cướp tài sản?
- Các Công ty du lịch, những nơi tổ chức tour cho người nước ngoài vào Việt Nam, nên khuyến cáo du khách thật thận trọng trong việc giữ gìn tài sản cá nhân khi ra ngoài đường, nhất là khi đi vào đêm tối, hạn chế mang túi xách cá nhân nhất.
Đối với quần chúng nhân dân, tốt nhất nên bỏ các loại tài sản có giá trị vào cốp xe, nhất là ở các loại xe tay ga.
Nếu đang đi trên đường, cần thiết phải nghe hoặc gọi điện thoại nên tấp xe lên lề đường, “nhìn trước ngó sau” thật kĩ để xem có ai đi theo hay không. Các loại tài sản có giá trị lớn không nên mang ra ngoài đường vào ban đêm để tránh bị cướp bất ngờ.
Một pha rượt bắt cướp tài sản của Hiệp sĩ đường phố (ảnh: internet)
- Nếu chẳng may bị cướp, người bị hại cần làm gì, thưa ông?
- Nếu chẳng may bị cướp tài sản, người dân cần phải báo cho Công an tại trụ sở gần nhất.
Tốt hơn nữa, người dân nên để ý đến biển số xe, đặc điểm nhận dạng của kẻ cướp, thời gian và địa điểm bị cướp, trình bày lại với cơ quan Công an. Đối với những chi tiết này, chúng tôi sẽ có thể xử lý thông tin dễ dàng hơn.
PC 45 TP.HCM khẳng định việc trình báo này sẽ mang lại rất nhiều tác dụng cho người dân khi tìm lại tài sản.
Có thể trước mắt, chúng tôi chưa tìm thấy tài sản của người bị hại ngay, nhưng nhờ những chi tiết hồ sơ mà người dân khai báo, có những vụ cướp giật tài sản có tổ chức mà chúng tôi khám phá sau đó đã tìm ra hàng chục tài sản của các nạn nhân.
Đồng thời, nếu đi trên đường, người dân phát hiện thấy những đối tượng nào khả nghi, đang đeo bám nên báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất, hoặc lực lượng phản ứng nhanh 113.
- Hầu hết nạn nhân bị cướp khi được hỏi đều phàn nàn họ không hề thấy bóng dáng công an mà trong nhiều trường hợp chỉ thấy các hiệp sỹ đường phố. Xin hỏi ông, công an ở đâu trong khi dân gặp nạn?
- Không nên có sự so sánh giữa Hiệp sĩ đường phố và Công an. Nhiệm vụ của chúng tôi là bắt cướp và truy bắt tội phạm, còn Hiệp sĩ đường phố là người dân đi bắt cướp.
Báo chí đưa tin Hiệp sĩ bắt cướp là để nhằm cổ vũ cho phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc mà ngành Công an đang phát động.
Còn đối với chúng tôi, 1 ngày có khi bắt hàng chục vụ cướp trên địa bàn. Có những vụ chúng tôi không được phép công bố, có những vụ quá nhỏ nên nhiều khi chúng tôi không thể cung cấp cho báo chí được.
- Xin cám ơn ông!
Theo VTC
Làm thế nào để tránh cướp giật trên phố Sài Gòn?
"Nếu chẳng may gặp bọn cướp giật tài sản ngoài đường, các nạn nhân nên đến trình báo tại trụ sở Công an gần nhất, nhớ biển số xe cùng với mô tả hình dạng kẻ cướp..."
Hiệp sĩ đường phố Nguyễn Văn Minh Tiến (Ảnh: N.D)
Hiệp sĩ đường phố Nguyễn Văn Minh Tiến đã khuyến cáo như trên đối với những người đi đường khi gặp cướp giật tài sản. Anh Tiến cũng là người đã ra tay bắt gần 1.000 vụ cướp giật tài sản trên đường phố TP.HCM trong vòng gần 10 năm qua.
Nói về những tuyến đường thường hay xảy ra nạn cướp giật tại TP.HCM, mà mình đã có được kinh nghiệm khi đi tuần tra, bắt cướp, anh Tiến cho biết: "Những tuyến đường thường hay có cướp giật, trộm cắp tài sản là các tuyến đường Lữ Gia (phường 15 - Q.11 hay phường 9 - quận Tân Bình), đường Trương Công Định (phường 14 - quận Tân Bình), đường ấp Bắc (quận Tân Bình), đường Nguyễn Văn Trỗi và Lê Văn Sỹ (quận Phú Nhuận)...
Thông thường bọn cướp hay cướp giật những vật dụng nào của người đi đường?
Tôi cho rằng, người dân đi trên đường hiện nay có nhiều trường hợp rất sơ hở. Phổ biến nhất là nghe điện thoại di động ở ngoài đường, nhất là đối với các loại điện thoại có giá trị cao. Chỉ cần mất cảnh giác là bọn cướp có thể lấy đi tài sản của chúng ta bất cứ lúc nào. Thêm nữa, khi ra đường chúng ta thường đeo vòng vàng, lắc, dây chuyền và những tài sản có giá trị khác. Nếu nhận thấy "con mồi" thì ngay lập tức bọn cướp sẽ ra tay ngay.
Anh có thể cho bạn đọc báo điện tử VTC News biết về những dấu hiệu nhận dạng kẻ cướp khi đi ngoài đường?
Cách nhận biết rất là đơn giản. Thông thường, bọn cướp giật thường hay đi từ 1 - 2 người trên cùng 1 xe máy, nhất là thanh niên, ăn mặc trông "bụi đời". Khi gặp chúng ta thì bọn cướp thường đi xe gắn máy kè kè, hoặc đi sát mình, lúc đó rất có thể bọn chúng đang chuẩn bị ra tay cướp.
Cách phòng chống cướp giật, trộm cắp tài sản thì người dân khi ra ngoài đường nên "ngó trước ngó sau" trong vòng bán kính từ 10 - 20m. Nếu đi về khuya thì lại càng phải nhìn, quan sát kĩ hơn. Nếu trên 1 con đường vắng, mà có 1 nhóm thanh niên từ 1 - 3 người đi theo, kèm sát mình thì đích thực là sắp có 1 vụ cưỡng đoạt tài sản xảy ra.
Nếu đi trên đường, chẳng may gặp cướp, bị mất đồ thì chúng ta nên làm những gì đầu tiên, thưa anh?
Nếu chẳng may gặp cướp, trước tiên là chúng ta phải tới trụ sở cơ quan Công an quản lý địa bàn đó trình báo. Việc trình báo này nhằm cho Công an làm các thủ tục điều tra, truy xét. Việc trình báo có thể trước mắt chưa có tác dụng, nhưng về lâu dài, khi cơ quan Công an truy bắt ra 1 băng trộm cướp tài sản nào đó, lúc truy tìm tang vật, rất có thể tìm thấy tài sản của chúng ta đã bị đánh cắp. Báo cho Công an biết trong trường hợp này rất có ích, chứ không phải là việc thừa như suy nghĩ của 1 số người.
Việc trình báo này có đến 80% mang lại tác dụng. Khi đi trình báo, chúng ta phải nhớ được biển số xe của kẻ cướp (cho dù là mang biển số xe giả). Ngoài ra, cần phải biết thêm 1 số các chi tiết như thời gian, địa điểm nơi xảy ra vụ cướp, hình dạng của bọn cướp.
Cuối cùng, tôi muốn nhắc nhở tất cả mọi người là khi ra ngoài đường, nên hết sức cảnh giác, cẩn thận trước các thủ đoạn của bọn cướp giật ngày càng tinh vi. Cách hay nhất là tài sản của chúng ta nên biết cách tự bảo vệ mình trước khi được sự bảo vệ của các cơ quan thực thi pháp luật hoặc các Hiệp sĩ bắt cướp ngoài đường phố.
Theo VTC
"Hiệp sĩ" bắt 2 tên dùng dao đâm bảo vệ dân phố "Hiệp sĩ đường phố" Nguyễn Văn Minh Tiến bắt giữ 2 tên dùng dao tấn công bảo vệ dân phố tại TPHCM. Cùng ngày, nhóm "hiệp sĩ" tỉnh Bình Dương cũng bắt nhiều đối tượng trộm cướp, lừa đảo giao cho công an. Võ Hoàng Phương (giữa) và Giang Văn Diệp (bìa phải) bị công an trói để đưa về đồn Vào lúc...