Cướp chồng
Vì quá yêu, cô không thể buông tay người đàn ông ấy.
Ngọc Diệp là một cô gái xinh đẹp, cao ráo, gương mặt thanh tú cùng body cực chuẩn với ba vòng bốc lửa. Riêng khoản ngoại hình đó, cô đã khiến bao chàng xin chết.
Xét một cách khách quan, Diệp đẹp, lại có tài, cô đang làm giám đốc bán hàng của một công ty mỹ phẩm nọ. Nhưng chuyện tình duyên của cô lại rất trắc trở.
Tính 2 năm trở lại đây, Diệp đã có cả thảy 5 mối tình nhưng mối nào cũng dang dở. Những người đàn ông đó có điểm chung là giàu, đẹp trai. Nhưng họ đều là trai đã có chủ.
Dù chẳng muốn mình là người thứ 3 nhưng không hiểu sao, cô tiếp xúc, “rung rinh” với người đàn ông nào thì y như rằng chàng đó đã có vợ.
Vài lần đầu, Diệp áy náy. Rồi cô cũng tự bỏ đi và hứa với lòng mình không đụng đến trai đã có vợ. Ấy thế nào mà giờ đây gần 28 cái xuân xanh, Diệp thực lòng rung động với Chiến, anh chàng bán bảo hiểm nọ.
Chiến không hề đẹp trai. Đứng cạnh cô, anh ta như đũa lệch. Chiến gày gò, được cái trắng.
Diệp hạnh phúc với sự lựa chọn của mình (Ảnh minh họa)
Hạnh phúc vô bờ bến khi càng nói chuyện, Diệp càng tìm ra điểm tương đồng với anh từ sở thích đến công việc.
Yêu nhau được 10 tháng, Diệp nghĩ về tổ ấm nơi có tiếng trẻ con cười nói bi bô. Cô nóng lòng muốn được lên xe hoa cùng anh bởi tuổi không còn trẻ.
Video đang HOT
Nhìn gương mặt tiều tụy của anh, cô nghĩ có việc chẳng lành.
Suốt 4 tiếng đồng hồ ngồi nghe anh tâm sự, Diệp không tin vào tai mình. Hóa ra anh lừa cô suốt từng đó tháng trời. Anh là thằng đàn ông đã có vợ, một thằng bố vô trách nhiệm của 2 đứa con thơ.
Diệp hụt hẫng và buồn lòng với phận mình.
Tình yêu với Chiến khác hoàn toàn với những thằng đàn ông khác mà cô đã trải qua. Chiến nhiệt tình, không hời hợt và anh yêu cô hết mực. Diệp thấy ghen tuông với vợ anh, rồi trách cô vợ ngu muội kia đã không làm tròn trách nhiệm với anh.
Chiến cứ nghĩ, Diệp sẽ buông tay anh, sẽ chẳng bao giờ muốn gặp người đàn ông lừa dối mình. Nhưng không, cô giữ rịt lấy anh tối ngày và đề nghị, anh hãy bỏ vợ để đi theo cô. Diệp sẽ chăm sóc cho anh từ a đến z.
Rồi một ngày, người đàn bà đó đã đến gặp cô với khuôn mặt khổ sở, khốn cùng. Bà ta còn bế trên tay một bé trai nhỏ xíu.
Lờ đi mọi sự xin xỏ đầy xót xa của người đàn bà đó, lờ đi tiếng khóc lóc xé lòng của đứa trẻ, Diệp vẫn một mực mắng té tát: “Bà còn trách ai, không biết giữ chồng thì cố mà chịu đi!”
Rồi cái dáng hai mẹ con như sắp đổ về phía trước đó khuất dần sau làn xe đông đúc ngoài đường.
Diệp thấy mình cũng thật quá đáng. Nhưng kệ, hạnh phúc chẳng ai cho ai mà quan trọng phải biết giữ…
Sau một thời gian ngắn, Chiến lo xong hết thủ tục với vợ trước. Diệp yên tâm tiến hành lễ cưới xa hoa, lộng lẫy với anh.
Cô nghĩ, mình là người đàn bà hạnh phúc nhất.
Một năm sau, cô có thai. Diệp mong mỏi từng ngày cho đứa con sắp chào đời. Mỗi ngày, cô bận rộn chăm sóc gia đình, lo cho chồng từ miếng ăn đến giấc ngủ. Diệp hài lòng với gia đình nhỏ bé này.
Ngày xấu trời đã đến, trong cửa hàng bán đồ trẻ con, qua lớp kính, cô nhìn rõ mồn một lão chồng đang tay trong tay với một người con gái khác, họ dìu nhau bước ra từ nhà nghỉ ven đường.
Trời đất như sụp đổ dưới chân. Cô lại đặt ra câu hỏi: “Tại sao mình đã làm tròn bổn phận của người vợ đảm mà anh ta lại nỡ đối xử như thế?”
Diệp đau xót nghĩ: “Quả báo cho mình ư?”
Theo Bưu Điện Việt Nam
Có gì chung giữa bà mẹ nhặt rác và ông bố tổng giám đốc?
Mười mấy năm nay, bà đi nhặt rác để nuôi đứa con duy nhất ăn học. Còn vị tổng giám đốc chưa bao giờ phải lo lắng đến điều kiện tài chính cho con học hành. Những ngày con thi tốt nghiệp, họ đến tận trường thi hồi hộp, đợi chờ con làm bài...
Chuyện bà mẹ nhặt rác...
Mới ngoài 45 nhưng có lẽ vì lam lũ, vất vả nên trông người mẹ già hơn tuổi rất nhiều. Người bà gầy nhẳng, chiếc áo hoa cũ càng để lộ thêm đôi vai nhỏ và còm. Bước chân bà không được nhanh nhẹn vì bệnh viêm đa khớp lâu ngày chưa được thăm khám.
Người chồng bỏ đi để lại cho bà đứa con gái - tài sản lớn nhất của bà. Mười mấy năm nay, hàng ngày bà vẫn đi nhặt nhạnh các đồ bỏ đi tại bãi rác ở Hóc Môn (TPHCM) để nuôi con ăn học. Thường ngày, cô con gái đi xe buýt đến trường, cách nhà hơn chục cây số.
Trong các đợt thi, bao giờ cũng có những hình ảnh bố mẹ đồng hành cùng con "vượt vũ môn". (Ảnh: Hoài Nam)
Những ngày này, bà nghỉ làm, dùng chiếc xe đạp hàng ngày chở đồng nát để đưa con đến trường thi. Sáng nào hai mẹ con cũng xuất phát từ 5 giờ sáng. Sợ con đi xe buýt muộn giờ là một nhẽ, hơn hết bà muốn được đi cùng con, ở bên con trong những ngày mà 12 năm nay mẹ con cùng chờ đợi.
Bà không giấu mong muốn của mình, thi qua tốt nghiệp, con gái bà tiếp tục chinh phục được kỳ thi đại học sắp tới. Dù biết rằng, để thực hiện ước mơ thành bác sĩ của con, trước mắt bà là cả một quãng đường dằng dặc...
...Và ông bố tổng giám đốc
Ông là tổng giám đốc một công ty xuất nhập khẩu. Điều kiện tài chính lo cho con ăn học chưa bao giờ là điều ông chưa bao giờ để vợ con phải bận tâm. Nhưng đổi lại sự dư giả đó, ông ít có thời gian quan tâm đến việc học hành, cuộc sống của con. Đã quá lâu rồi ông chưa một lần đưa con đến trường, chẳng biết biết thầy cô, bạn bè, lớp học của con... Mọi việc học hành, họp phụ huynh ông giao hết cho vợ hoặc người phụ việc trong nhà.
Phụ huynh tại TPHCM chờ con trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012. (Ảnh: Hoài Nam)
Mới đây, khi chuẩn bị chuyến công tác dài ngày bên phương trời Tây, ông chột dạ khi vợ thông báo: "Con anh thi tốt nghiệp lớp 12 đấy, nó không chịu mẹ đưa đi". Ông quyết định hủy chuyến công tác, gác hết công việc để đưa con đi thi.
Dù ông đã đổi phương tiện hàng ngày là xe bốn bánh sang xe máy để đưa con đi thi nhưng vẫn không che hết được vẻ ngoài sang trọng lẫn chút uy quyền. Thế nhưng, cũng như bất kỳ phụ huynh nào, ông cũng chen chúc giữa trời nắng nóng, cũng không ngừng hướng về phía trường thi nôn nao chờ đợi con làm bài. Rồi khi thấy con cười tươi từ phòng thi đi ra, ông lại thở phào nhẹ nhõm.
Ông dường như đang tìm lại cho mình niềm hạnh phúc khi được chờ đợi trong giây phút trọng đại của con. Dường như ông đang muốn gửi đến điều gì đó trong tâm thức đến với con, với việc học của con mà lâu nay trong vòng xoáy công việc ông đã để quên.
Hai đứa con của người mẹ nhặt rác và ông bố tổng giám đốc nọ mỗi khi rời phòng thi, việc đầu tiên là tìm đến bố mẹ với vẻ tự hào và hãnh diện để bày tỏ cảm xúc buồn vui về bài làm của mình.
Hóa ra giữa họ - hai con người như ở hai thế giới tưởng như rất khác biệt đó - vẫn có những điểm chung.
Hoài Nam
Theo Dân Trí
Top Webgame có thể thay thế game cài đặt ở Việt Nam Ngạo Kiếm Có lẽ, Ngạo Kiếm chính là quân bài duy nhất cứu xGo khỏi một năm 2011 thảm hại khi mà 3 sản phẩm còn lại của hãng là Thần Bài, Cửu Đỉnh và Tiên Kiếm đều đã phải đóng cửa. Là Webgame nhập vai kiếm hiệp được phát hành ở Việt Nam, rất nhanh, Ngạo Kiếm đã lôi kéo được một...