Cướp bóc và vệ sinh – thách thức của lực lượng cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Nạn trộm cắp và các vấn đề vệ sinh đã trở thành gánh nặng mới trong nhiệm vụ của các tình nguyện viên tại Thổ Nhĩ Kỳ khi họ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những người còn sống sót tại thành phố Antakya.
Một người đàn ông ngồi cạnh đống đổ nát sau trận động đất khủng khiếp ở Antakya, Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Reuters)
Các tình nguyện viên tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vẫn đang nỗ lực tìm kiếm những người còn sống sót tại thành phố Antakya, nhưng nạn trộm cắp và các vấn đề vệ sinh đã trở thành gánh nặng mới trong nhiệm vụ của họ.
Một người sống sót đang tìm kiếm người quen bị chôn vùi trong tòa nhà đổ sập cho Reuters biết rằng anh đã chứng kiến nạn cướp bóc xuất hiện ngay từ những ngày đầu tiên sau khi xảy ra động đất hôm 6/2.
Mehmet Bok, 26 tuổi, hiện đã dọn tới Antakya và đang tìm kiếm đồng nghiệp của mình chia sẻ: “Người hôi của đập vỡ cửa sổ và hàng rào của các cửa hàng. Họ đập cả kính ôtô.”
Các tổ chức cứu trợ của Đức đã tạm đình chỉ hoạt động cứu hộ trong khu vực động đất vào ngày 11/2, viện dẫn vấn đề an ninh. Họ cho biết đã xảy ra các cuộc đụng độ giữa một số nhóm người có sử dụng súng.
Video đang HOT
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chưa đưa ra bình luận về bất kỳ tình trạng bất ổn nào.
Nhưng Tổng thống Tayyip Erdogan vào ngày 11/2 cho biết chính phủ sẽ xử lý dứt khoát đối với tội phạm cướp bóc và các hành vi phạm tội khác, đồng thời lưu ý rằng tình trạng khẩn cấp đã được ban bố.
Tổng số người thiệt mạng trong trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã gần chạm ngưỡng 30.000, tính tới thời điểm bài viết này được xuất bản.
Gizem, một nhân viên cứu hộ đến từ tỉnh Sanliurfa ở phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết cô cũng đã nhìn thấy những tên cướp trong 4 ngày ở Antakya.
“Chúng tôi không thể can thiệp vì hầu hết bọn cướp đều mang theo dao. Hôm nay mọi người bắt được một tên cướp, họ đã đuổi theo hắn,” Gizem chia sẻ thêm.
Theo Gizem, thành phố Antakya là nơi có sự hiện diện dày đặc của cảnh sát và quân đội, tuy nhiên vấn đề cướp bóc vẫn xảy ra.
Gizem mô tả Antakya như một thành phố ngập tràn sự chết chóc và hủy diệt khi cô mới tới nơi. “Chúng tôi không thể cầm được nước mắt,” cô xúc động nói khi tiếng còi xe cấp cứu rền rĩ phía sau. “Nếu mọi người không chết dưới đống đổ nát ở đây, họ sẽ chết vì bị thương, hoặc vì nhiễm trùng. Ở đây không có nhà vệ sinh. Đó là một vấn đề lớn.”
Gizem cho biết thêm rằng người ta thậm chí không có đủ túi xác để chứa các thi thể. “Xác người chết nằm la liệt trên đường, nhưng chỉ có những tấm chăn đắp trên người họ,” cô kể.
Nhiều người sống sót đã phải đeo khẩu trang, để giảm bớt mùi hôi thối bốc ra từ các thi thể.
Hiện vệ sinh là vấn đề lớn khác khiến nhiều người lo ngại. Nhiều hàng dài người đã xuất hiện tại các nhà vệ sinh di động tạm thời. Nhưng không ít người đã tranh thủ “xả bậy,” dẫn đến những phàn nàn về mùi hôi thối.
“Tôi nghĩ thứ cần thiết nhất bây giờ là các sản phẩm vệ sinh. Chúng tôi gặp vấn đề về nhà vệ sinh, tôi sợ rằng một số bệnh dịch sẽ lây lan,” một người đàn ông giấu tên cho biết và nói thêm rằng anh đã đến từ Antalya để hỗ trợ việc tìm kiếm cứu nạn./.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria: Lo ngại nguy cơ dịch bệnh bùng phát
Ngày 12/2 ghi dấu ngày thứ 6 các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn triển khai chiến dịch tại 10 tỉnh chịu ảnh hưởng của trận động đất có độ lớn 7,8 tại Thổ Nhĩ Kỳ và hy vọng tìm kiếm người sống sót ngày càng mong manh.
Ít nhất 160.000 người, bao gồm cả các nhân viên cứu hộ nước ngoài, đang tìm kiếm người mất tích tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dân di chuyển giữa đống đổ nát sau trận động đất tại Antakia, tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 11/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Hiệp hội Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm lây lan sau động đất, đặc biệt là các bệnh phát sinh do thực phẩm và nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. LHQ cho biết có tới 5,3 triệu người tại Syria mất nhà cửa sau trận động đất, trong khi có gần 900.000 người tại cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cần thực phẩm.
Trước những khó khăn mà cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang phải đối mặt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gửi 35 tấn hàng cứu trợ tới thành phố Aleppo, phía Bắc của Syia trong khi Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng tới thành phố này, thăm các nạn nhân nhập viện, các khu tạm trú và các địa điểm bị tàn phá sau động đất.
Truyền thông Syria đưa tin chính phủ nước này đã cho phép chuyển hàng cứu trợ nhân đạo tới các khu vực ảnh hưởng hiện thuộc quyền kiểm soát của phe đối lập. Thổ Nhĩ Kỳ đang xúc tiến mở thêm 2 tuyến đường cứu trợ mới đến các địa phương này của Syria.
Người đứng đầu WHO ủng hộ việc Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Syria trong 180 ngày để hỗ trợ nước này khắc phục hậu quả thiên tai.
Rạng sáng 6/2, trận động đất độ lớn 7,8 có tâm chấn tại Thổ Nhĩ Kỳ đã gây thiệt hại lớn tại nước này và nước láng giềng Syria. Tính đến 16h ngày 12/2 (giờ Việt Nam), trận động đất này đã cướp đi sinh mạng của hơn 29.000 người tại cả hai nước, trong đó có 24.617 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và hơn 4.500 người tại Syria, trong khi có hàng chục nghìn người bị thương.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Đang cắt phá bê tông, gấp rút đưa 3 nạn nhân khỏi đống đổ nát Qua thiết bị camera chuyên dụng, lực lượng cứu hộ của Việt Nam phối hợp với Pakistan đã tìm thấy 3 thi thể người dân dưới đống đổ nát sau trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tối 12/2, thông tin với phóng viên báo Tin tức, đại diện Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) của...