Cường quốc thế giới chia rẽ, IS có thể “thừa nước đục thả câu” để trỗi dậy
Khi các cường quốc trên thế giới ngày càng cạnh tranh quyết liệt hơn, nhiều chuyên gia cảnh báo đây có thể là thời cơ để nhóm khủn.g b.ố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trỗi dậy.
ISIS-K đang tận dụng những bất đồng và mâu thuẫn trên thế giới để tìm được trỗi dậy trở lại (Ảnh: Ny Post).
IS đang lợi dụng tình trạng bất ổn lan rộng và căng thẳng bùng phát trong các cuộc xung đột lớn, bao gồm cả ở Ukraine và Trung Đông, để mở đường cho các cuộc tấ.n côn.g khủng bố mới trên toàn cầu, các chuyên gia an ninh cảnh báo với Newsweek.
IS từng là nhóm khủn.g b.ố “làm mưa, làm gió” ở Trung Đông cách đây hơn 10 năm nhưng đã bị các lực lượng Mỹ, Nga đán.h bại ở Iraq và Iran vào năm 2019. Tuy nhiên, kể từ đó, các phần tử IS đã trỗi dậy ở một số khu vực ở châu Phi và Afghanistan và giờ đây đã gây ra mối đ.e dọ.a tới các quốc gia trên toàn thế giới.
Sau khi nhận trách nhiệm đứng sau những vụ tấ.n côn.g chế.t người ở Iran và Nga vào đầu năm nay, cùng với một loạt các vụ việc khác, ISIS-K (một nhánh của IS ở Afghanistan) ngày càng hướng sự chú ý đến phương Tây.
Hàng chục vụ bắt giữ đã được thực hiện ở các nước châu Âu như Pháp, Đức và Anh, cũng như Mỹ, nơi một phần tử người Afghanistan đã bị bắt giữ vào tuần trước vì bị cáo buộc có kế hoạch thực hiện một cuộc tấ.n côn.g khủng bố vào ngày bầu cử 5/11.
Trong khi đó, sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa các cường quốc thế giới về các vấn đề trải dài từ Đông Âu đến Đông Á lại là cơ hội mới để ISIS-K chớp thời cơ trỗi dậy, giới quan sát cảnh báo.
“Thừa nước đục thả câu”
Vụ việc ISIS-K nhận trách nhiệm đã tấ.n côn.g khủng bố sân bay Kabul, Afghanistan năm 2021 khi Mỹ rút khỏi quốc gia này (Ảnh: Reuters).
Lucas Webber, một nhà phân tích tình báo tại Trung tâm Soufan (Mỹ), nói với Newsweek rằng: “ISIS-K theo dõi rất chặt chẽ các thay đổi địa chính trị vĩ mô và căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc. Nhóm này mong muốn các cường quốc gia tăng xung đột để có thể khiến họ bị suy yếu và IS công khai tuyên bố ý định lợi dụng các cuộc xung đột hiện tại và tiềm tàng để mở các cuộc tấ.n côn.g khủng bố”.
Tại Trung Đông, các cuộc xung đột gia tăng đã biến khu vực này thành “chảo lửa” theo đúng nghĩa đen. Các cuộc chiến giữa Israel và những nhóm mà Iran hậu thuẫn trong trục kháng chiến như Hamas, Hezbollah, Houthi chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong hơn một năm qua.
Trong khi đó, Mỹ đang gia tăng hoạt động quân sự ở khu vực để đảm bảo lợi ích quốc gia cũng như viện trợ cho đồng minh thân cận Israel.
ISIS-K đang tận dụng sự phẫn nộ của người dân khu vực vì sự tàn phá và hàng chục nghìn cái chế.t do xung đột, như một thứ nhiên liệu “bén lửa” để châm ngòi cho tâm lý thù địch gia tăng ở Trung Đông.
Video đang HOT
“Kể từ cuộc tấ.n côn.g của Hamas vào ngày 7/10/2023 vào các khu vực do Israel kiểm soát, phản ứng của Israel và cuộc xung đột kéo dài sau đó, ISIS-K đã tung ra hàng loạt nội dung tuyên truyền trực tuyến để khai thác để kích động những bất bình do chiến tranh gây ra và kích động những người ủng hộ bạo lực chống lại Mỹ và phương Tây vì đã ủng hộ Israel”, ông Webber nhận định.
“Tạp chí Voice of Khurasan của ISIS-K, được phát hành trên Internet, các nền tảng truyền thông xã hội và ứng dụng nhắn tin, thường xuyên có các lời kêu gọi tấ.n côn.g và lời khuyên chiến thuật về vũ khí và lựa chọn mục tiêu”, ông nói thêm.
Một số ấn bản gần đây đã đưa tin chi tiết về cuộc xung đột ở Trung Đông, coi tất cả các bên là kẻ thù và dự đoán tình hình sẽ tiếp tục leo thang xung quanh các điểm nóng khác trên thế giới như ở bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, mâu thuẫn lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan, xung đột ở Ukraine, cạnh tranh Mỹ – Trung.
Theo tạp chí này, “người Hồi giáo” sẽ đạt được những bước tiến lớn nhờ vào việc “kẻ thù của họ chiến đấu với nhau và sự kiện diễn ra theo hướng có lợi cho họ”.
Tại Ukraine, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga cũng được ISIS-K coi là cơ hội để tận dụng khi các cường quốc bất hòa, để những phần tử Hồi giáo cực đoan có thể thực hiện các vụ tấ.n côn.g.
“Xét về mặt tuyên truyền thuần túy, ISIS-K đã so sánh cuộc xung đột ở Ukraine như cuộc chiến giữa người La Mã và người Ba Tư trong lịch sử. Cuộc xung đột này từng cho phép các chiến binh Hồi giáo chinh phục nhiều vùng lãnh thổ”, Riccardo Valle, một nhà phân tích nghiên cứu và giám đốc nghiên cứu tại The Khorasan Diary, nói với Newsweek.
“ISIS-K lập luận rằng Nga và Mỹ sẽ bị phân tâm và tốn kém tài nguyên trong khi nhóm này sẽ khai thác cuộc xung đột để tấ.n côn.g cả hai quốc gia”, ông nói.
ISIS-K thường tận dụng những sự hỗn loạn để đạt được mục đích của chúng. Năm 2021, tận dụng thời điểm Mỹ rút quân khỏi Afghanistan trong hỗn loạn, ISIS-K đã đán.h bom liề.u chế.t tại sân bay quốc tế Kabul, khiến nhiều binh sĩ và dân thường thiệ.t mạn.g, trong đó có 13 lính Mỹ.
Đầu năm nay, ISIS-K đã nhận trách nhiệm vụ tấ.n côn.g khủng bố tàn khốc khiến 145 người thiệ.t mạn.g ở nhà hát Crocus City Hall, ngoại ô Moscow, Nga.
Vụ tấ.n côn.g vào nhà hát Crocus City Hall ở Nga (Ảnh: Reuters).
Vụ tấ.n côn.g ở Nga diễn ra chưa đầy 3 tháng sau khi ISIS-K giế.t hạ.i hơn 100 người tại lễ tưởng niệm ở Kerman, Iran dành cho Thiếu tướng Qassem Soleimani, Chỉ huy Lực lượng Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, người đã bị Mỹ á.m sá.t vào tháng 1/2020.
Những vụ việc cho thấy khả năng của ISIS-K trong việc tổ chức các cuộc tấ.n côn.g quy mô lớn, không thua kém gì những vụ việc chấn động mà IS đã từng làm 10 năm trước khi tổ chức khủn.g b.ố này còn ở “thời hoàng kim”.
Vào tháng 6, người đứng đầu Văn phòng Liên bang Bảo vệ Hiến pháp của Đức cảnh báo rằng ISIS-K đã lợi dụng dòng người tị nạn từ Ukraine để đưa các phần tử cực đoan đến Tây Âu.
Ông Valle cho biết: “ISIS-K mô tả cuộc chiến ở Ukraine là cơ hội tốt nhất cho những phần tử cực đoan tới châu Âu thực hiện các cuộc tấ.n côn.g nhằm trả thù Nga và phương Tây vì đây chính là những lực lượng chủ chốt đã tiê.u diệ.t IS ở Trung Đông thời gian trước đó”.
Ông lập luận rằng “những thông tin tuyên truyền tương tự cũng được áp dụng cho cuộc xung đột ở Gaza, khi ISIS-K chủ động kêu gọi tấ.n côn.g bừa bãi vào phương Tây để đáp trả việc phương Tây ủng hộ Israel”.
ISIS-K cũng coi xung đột giữa Israel và Iran cùng các nhóm trong trục kháng chiến là cơ hội tốt để IS trỗi dậy trở lại ở khu vực Trung Đông.
“Về mặt thực tế, chúng ta đã và đang chứng kiến những sự kiện này. Không chỉ các vụ tấ.n côn.g ở Nga, mà cả những âm mưu bị phát hiện ở châu Âu và Mỹ cũng như ở Israel đều khẳng định rằng IS phát triển mạnh nhờ sự bất ổn trong khu vực và quốc tế”, ông Valle nhận định.
Thiếu hợp tác chống khủn.g b.ố
Trước đó, dù có những mâu thuẫn và khác biệt về quan điểm ở một số vấn đề nhưng các nước lớn vẫn duy trì hợp tác chặt chẽ trong nỗ lực chống khủn.g b.ố. Sự chia rẽ giữa các cường quốc có nguy cơ sẽ khiến những nỗ lực này giảm hiệu quả và đây chính là thời cơ mà ISIS-K nhắc tới.
Trước đó, ISIS-K đã tận dụng tình hình bất ổn ở Afghanistan để trỗi dậy. Sau vụ đán.h bom sân bay Kabul, ISIS-K đã gia tăng hoạt động khi Mỹ rút khỏi quốc gia Trung Nam Á.
Sau hai thập kỷ chiến đấu, Taliban đã lên nắm quyền ở Afghanistan. Dù Taliban quyết tâm tiê.u diệ.t đối thủ không đội trời chung ISIS-K, nhưng tiềm lực của Taliban cũng có giới hạn. Họ thiếu đi sự hợp tác quốc tế cần thiết vì tới nay chính quyền Afghanistan do Taliban nắm quyền vẫn chưa được công nhận trên trường quốc tế.
Mặc dù cùng là đạo Hồi nhưng Taliban và ISIS-K là đối thủ của nhau. Theo BBC, quan điểm của Taliban là xây dựng nhà nước Hồi giáo gói gọn trong lãnh thổ Afghanistan, trong khi IS và ISIS-K mong muốn bành trướng lãnh thổ của nhà nước Hồi giáo tự xưng ra thế giới. Với hệ tư tưởng cực đoan, tàn bạo, chúng mong muốn tấ.n côn.g vào các mục tiêu phương Tây, quốc tế và nhân đạo ở bất cứ nơi nào chúng có thể tiếp cận.
Mặt khác, ISIS-K là tập hợp của các cựu chỉ huy chiến trường, cựu thành viên của Taliban đã đổi phe, cùng các phần tử chiến binh thánh chiến xuyên quốc gia. Để tiê.u diệ.t tận gốc ISIS-K, Taliban không thể làm một mình.
Sự ngờ vực tràn lan giữa các quốc gia trong khu vực và xa hơn nữa là giữa các cường quốc chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề, thu hẹp không gian cho hợp tác an ninh có ý nghĩa.
“Điều này có thể thấy rõ ở cả cấp độ khu vực, chẳng hạn như trong trường hợp Afghanistan, Pakistan, Afghanistan và Tajikistan cáo buộc lẫn nhau hỗ trợ ISIS-K. Trong khi đó, ở cấp độ quốc tế, khi Nga và Mỹ gặp khó khăn trong việc hợp tác với nhau trong lĩnh vực an ninh liên quan đến các tổ chức cực đoan bạo lực”, chuyên gia Valle nhận định.
Khi các chính phủ các nước không tìm được tiếng nói chung, ISIS-K tăng cường nỗ lực để thể hiện mình là lực lượng thánh chiến hùng mạnh nhằm thu hút thêm người ủng hộ.
Abdul Sayed, một nhà nghiên cứu độc lập chuyên về các nhóm vũ trang ở Nam và Trung Á, chia sẻ với Newsweek rằng: “Năm nay chứng kiến sự gia tăng đáng kể các vụ việc liên quan đến việc lập kế hoạch tấ.n côn.g khủng bố của các cá nhân hoặc nhóm có liên hệ với ISIS-K ở Châu Âu và Mỹ”.
“Đồng thời, đã có sự leo thang đáng kể trong các nỗ lực tuyên truyền và truyền thông điệp của ISIS-K, với trọng tâm chính là ở Afghanistan và khu vực rộng lớn hơn, bao gồm Nam Á đến Trung Á. Những nỗ lực này chủ yếu nhằm huy động sự ủng hộ từ các chiến binh cho cuộc nổi dậy chống lại Taliban ở Afghanistan”, chuyên gia Sayed cho biết.
ISIS-K hiện nắm một phần nhỏ lãnh thổ ở Afghanistan, khác với thời kỳ chúng bành trướng diện tích lớn ở Iraq và Syria.
Ahmed-Waleed Kakar, nhà phân tích và người sáng lập tổ chức AfghanEye, cho rằng ISIS-K đã muốn lan rộng hơn nữa tầm ảnh hưởng, để thu hút thêm sự ủng hộ ở các khu vực với an ninh mong manh, ví dụ Kashmir, khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Ấn Độ và Pakistan. ISIS-K dường như cũng đang để mắt tới khu vực Caucasus nằm ở biên giới giữa châu Á và châu Âu.
Các chuyên gia cho rằng, nếu các quốc gia thiếu đi sự hợp tác trong nỗ lực chống khủn.g b.ố, đặc biệt là giữa các nước lớn, nguy cơ bóng ma khủn.g b.ố trỗi dậy trên diện rộng một lần nữa có khả năng xảy ra.
Tầm quan trọng với Nga từ chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Putin
Chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Nga Vladimir Putin không chỉ củng cố mối quan hệ song phương mà còn mang lại tầm ảnh hưởng chiến lược cho Moskva trong khu vực.
Với các thỏa thuận kinh tế quan trọng và những dự án hợp tác quân sự, chuyến đi này giúp Nga khẳng định vị thế trên trường quốc tế và đối phó với các thách thức từ phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tại cuộc gặp ở thủ đô Ulan Bator ngày 3/9/2024. Ảnh: TASS
Chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Nga Vladimir Putin, bắt đầu từ ngày 3/9, mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với mối quan hệ Nga - Mông Cổ và tầm ảnh hưởng của Moskva trong khu vực. Đây không chỉ là cơ hội để hai quốc gia củng cố quan hệ song phương mà còn là dịp để Nga thể hiện vị thế của mình trên trường quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh đối đầu với phương Tây.
Trong cuộc phỏng vấn trước chuyến thăm, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng Nga và Mông Cổ đang thực hiện một thỏa thuận cung cấp nhiên liệu và chất bôi trơn với giá ưu đãi. Đây là bước đi cụ thể để củng cố quan hệ kinh tế giữa hai nước. Đáng chú ý, trong những năm gần đây, hai nước đã thảo luận về kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc qua lãnh thổ Mông Cổ, cũng như nâng cao hiệu quả của liên doanh Đường sắt Ulaanbaatar. Các dự án này có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, giúp Mông Cổ trở thành một hành lang quan trọng kết nối Nga với Trung Quốc.
Tuy nhiên, các kế hoạch này không phù hợp với lợi ích của Mỹ và Nhật Bản, hai quốc gia đang tìm cách tiếp cận khai thác tài nguyên khoáng sản ở Mông Cổ.
Những động thái này cho thấy sự cạnh tranh gia tăng tại khu vực khi các cường quốc lớn đều muốn gia tăng ảnh hưởng tại Mông Cổ.
Chuyến thăm lần này của Tổng thống Putin cũng nhằm kỷ niệm 85 năm ngày quân đội Nga - Mông Cổ đán.h bại quân Nhật trong các trận chiến trước Thế chiến II, một sự kiện có hậu quả địa chính trị sâu sắc, ảnh hưởng đến quyết định của Nhật Bản trong Thế chiến II.
Trong bối cảnh hiện tại, quan hệ giữa Mông Cổ và Nga tuy không lớn bằng với Trung Quốc, nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Nga đang hỗ trợ Mông Cổ thông qua các cuộc tập trận quân sự chung và đào tạo sĩ quan tại các học viện quân sự của Nga. Mặc dù sự hiện diện của Nga tại Mông Cổ đã giảm trong những năm gần đây, chuyến thăm này có thể là cơ hội để Nga tăng cường hợp tác quân sự và kinh tế với Mông Cổ.
Về mặt kinh tế, dự án đường ống dẫn khí đốt "Power of Siberia 2", dự kiến đi qua Mông Cổ, là một phần trong chiến lược năng lượng của Nga để giảm phụ thuộc vào thị trường châu Âu. Tuy nhiên, dự án đang gặp khó khăn do những khác biệt về giá cả giữa Nga và Trung Quốc. Mông Cổ, với vai trò là quốc gia quá cảnh, cũng đang chờ đợi sự triển khai của dự án này nhằm mở rộng hành lang kinh tế và thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng.
Alexander Lomanov, Phó Giám đốc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận định chuyến thăm của Tổng thống Putin được Trung Quốc đón nhận tích cực vì nó khơi gợi lại ký ức về sự đóng góp của cả ba quốc gia trong cuộc chiến với Nhật Bản. Tuy nhiên, đối với Moskva, chuyến thăm không chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn là thông điệp gửi đến thế giới rằng Nga không bị cô lập, bất chấp áp lực từ phương Tây.
Tóm lại, chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Putin là bước đi quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Nga, nhằm củng cố quan hệ với Ulaanbaatar, thúc đẩy các dự án năng lượng chiến lược và khẳng định vị thế của Nga. Đây không chỉ là chuyến thăm mang tính lịch sử mà còn là động lực quan trọng cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa Nga và Mông Cổ trong tương lai.
Ấn Độ muốn trở thành "công xưởng thế giới" Ấn Độ, một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang đứng trước cơ hội lịch sử để tái định hình vai trò của mình trên bản đồ sản xuất toàn cầu. Với những nỗ lực mạnh mẽ trong việc xây dựng và mở rộng các bến cảng, quốc gia này có những nỗ lực mạnh mẽ với hy vọng trở...