Cưỡng chế thu hồi gần 10 nghìn m2 đất ở khu đô thị đẹp nhất nhì Hải Phòng
Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi lô đất rộng 9.165 m2 tại khu đô thị đẹp nhất nhì thành phố do một doanh nghiệp được thuê để làm dự án từ 14 năm trước nhưng đến nay vẫn án binh bất động.
Khu đất gần 10 nghìn m2 tại khu đô thị đẹp nhất nhì Hải Phòng sắp bị cưỡng chế thu hồi (Ảnh: UBND TP Hải Phòng cung cấp).
Quận Hải An, TP Hải Phòng sáng nay (10/3) cho biết, đơn vị vừa quyết định thành lập Ban cưỡng chế và tổ chức thu hồi khu đất rộng 9.165 m2 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Duy Hưng ( Công ty Duy Hưng) tại Khu đô thị mới Ngã Năm – Sân bay Cát Bi, đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Hải, thuộc địa bàn quận.
Theo thông tin TP Hải Phòng cung cấp, trước đó năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận cho Công ty Duy Hưng thực hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp trên diện tích 9.165 m2 tại địa chỉ trên.
Ngày 21/1/2009, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất trên cho Công ty Duy Hưng. Thời hạn cho thuê 50 năm (từ năm 2008 đến 2058).
Tuy nhiên sau khi được giao đất, Công ty Duy Hưng không đầu tư, hoàn thiện dự án để đưa vào sử dụng.
Video đang HOT
Khu đất bị cưỡng chế thu hồi do doanh nghiệp được thuê đã 14 năm để làm dự án nhưng đến nay vẫn không đầu tư, hoàn thiện để đưa vào sử dụng (Ảnh: UBND TP Hải Phòng cung cấp).
Đến năm 2018, Sở Kế hoạch & Đầu tư Hải Phòng buộc phải ra thông báo chấm dứt hoạt động của dự án do Công ty Duy Hưng làm chủ đầu tư, do nhà đầu tư không thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn hoãn tiến độ theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã làm việc trực tiếp Công ty Duy Hưng và cũng có văn bản thông báo đến công ty về thời hạn được sử dụng đất thêm 24 tháng kể từ ngày dự án bị chấm dứt hoạt động; chủ đầu tư được thực hiện quyền chuyển nhượng sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, thời hạn sử dụng đất thêm 24 tháng đã hết mà công ty này cũng không có báo cáo cũng như không gửi hồ sơ, tài liệu về chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
Từ những căn cứ trên, tháng 9/2021, UBND TP Hải Phòng đã ban hành Quyết định thu hồi khu đất 9.165 m2 của Công ty Duy Hưng giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý.
UBND thành phố, Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Hải An đã ban hành và gửi các văn bản yêu cầu Công ty Duy Hưng di chuyển toàn bộ tài sản, bàn giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhưng công ty này không chấp hành, không đến dự buổi làm việc tuyên tuyền, vận động do UBND quận Hải An mời mà không có lý do.
Theo kế hoạch, UBND quận Hải An sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi khu đất trên vào ngày 15/3.
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ "lùm xùm" tại dự án siêu thị Co.opmart Kon Tum
Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra hàng loạt vi phạm, "không hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao", "tùy tiện, lạm quyền" trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng Siêu thị Co.opmart Kon Tum.
Kết luận thanh tra số 222/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ về thực hiện pháp luật quản lý, sử dụng đất đai và quản lý, đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum cho biết, dự án đầu tư xây dựng Siêu thị Co.opmart Kon Tum do Liên hiệp HTX thương mại TPHCM làm chủ đầu tư tại số 205 đường Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum.
"Đây là dự án đầu tư sử dụng khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, do đó cần lựa chọn nhà đầu tư thuộc danh mục dự án được phê duyệt của tỉnh, nhưng UBND tỉnh Kon Tum không thực hiện là vi phạm Nghị định 30/2015 của Chính phủ"- kết luận nêu rõ.
Năm 2016, UBND tỉnh Kon Tum giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh tổ chức xác định giá trị tài sản còn lại trên diện tích đất nhằm tạo mặt bằng sạch phục vụ đấu giá đất và giao tham mưu phương án đấu giá quyền thuê đất.
Tổng cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) có văn bản với nội dung: Dự án siêu thị Co.opmart thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư, nên được miễn tiền thuê đất và không phải đấu giá đất.
Trụ sở UBND tỉnh Kon Tum (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Kon Tum).
Tuy nhiên, diện tích trên 8.704 m2 đất thực hiện dự án có nguồn gốc là nhà đất công, do Trung tâm văn hóa, Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh Kon Tum (thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch) quản lý, sử dụng. Việc UBND tỉnh giao Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh tham mưu phương án đấu giá quyền thuê đất mà không sắp xếp, xử lý tài sản công là không đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Kết luận thanh tra phát hiện, khu đất liền thửa đã được Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Kon Tum bàn giao cho chủ đầu tư quản lý từ tháng 1/2017, nhưng được tách làm 2 phần cho thuê làm 2 lần.
Trong khi UBND tỉnh Kon Tum chưa có quyết định đơn giá đất cụ thể cho phần diện tích lần đầu (5.425,9 m2), thì tỉnh này lại tiếp tục có văn bản thống nhất cho thuê thêm phần còn lại với diện tích 3.227,3 m2 nhưng không chỉ đạo xác định giá đất cụ thể cho toàn bộ thửa đất. Điều này dẫn đến có thể chưa xác định hết giá trị lợi thế thương mại của thửa đất có 3 mặt tiền.
Dự án chậm tiến độ, hết thời hạn đầu tư, chưa nộp tiền thuê đất nhưng Sở Kế hoạch và Đầu tư Kon Tum không đề xuất UBND tỉnh chấm dứt hoạt động mà có văn bản "đề xuất triển khai hoạt động kinh doanh trên phần diện tích đất khu vui chơi trẻ em, công viên cây xanh" là đề xuất sử dụng đất sai mục đích, vi phạm Luật Đất đai, không hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao.
Sở Tài nguyên và Môi trường Kon Tum tùy tiện, lạm quyền khi có văn bản gửi Cục Thuế tỉnh đề nghị tính tiền thuê đất theo Quyết định số 670/2019 của UBND tỉnh Kon Tum khi chưa có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
"Kiểm tra hiện trạng thấy, chủ đầu tư đã lát nền bê tông toàn bộ, làm bãi để ô tô không có mái che, xây dựng nhà để xe có mái che, dựng dãy ki ốt cho thuê mặt góc đường Lê Hồng Phong - Bà Triệu nhưng cơ quan chức năng không có biện pháp xử lý là buông lỏng quản lý sử dụng đất và trật tự xây dựng"- Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
Kết luận nhấn mạnh việc chậm ban hành văn bản xác định nghĩa vụ tài chính của dự án là thiếu trách nhiệm, có nguy cơ làm thất thu ngân sách; để doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuê đất phải nộp trong khoảng 15 tháng, với số tiền là trên 68 tỷ đồng từ 1/7/2019 (thời điểm ban hành quyết định giá đất) đến thời điểm thanh tra (tháng 10/2020) cần phải xử lý kiểm điểm, kỷ luật nghiêm túc.
Siêu thị Co.opmart Kon Tum.
Theo giải trình của UBND tỉnh Kon Tum, Thường trực tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tạo mọi điều kiện để chủ đầu tư thực hiện dự án với lĩnh vực mà địa phương đang cần. Tỉnh này không sắp xếp, xử lý tài sản công nhưng đã tổ chức xác định giá trị còn lại đảm bảo theo quy định, nhà đầu tư đã bồi thường tài sản trên đất trước khi đầu tư xây dựng.
Vì vậy, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị UBND tỉnh Kon Tum chấn chỉnh, xử lý những nội dung phát sinh do không sắp xếp tài sản khi thực hiện dự án siêu thị Co.opmart theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp thiếu tiền thuê đất thì thu hồi, tránh làm thất thu ngân sách Nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum căn cứ kết quả thanh tra, tiến hành nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của UBND tỉnh và cá nhân Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh về những thiếu sót, tồn tại, vi phạm có liên quan đến trách nhiệm quản lý, điều hành.
Người dân Thái Bình hiến đất tiền tỷ làm đường: 'Chưa Tết nào vui như Tết này' Sau khi hiến đất trị giá chục tỷ đồng để mở rộng đường, người dân Thái Bình cảm thấy "chưa Tết nào vui như Tết này " khi đường làng rộng rãi, sạch đẹp như đường phố. Thông tin với PV VTC News, ông Nguyễn Ngọc Nhường - Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) cho biết,...