Cuốn sách cuối cùng của thiên tài Stephen Hawking
Stephen Hawking là nhà vật lý lý thuyết thiên tài và được xem là một trong các nhà tư tưởng vĩ đại nhất thế giới.
Trả lời ngắn gọn những câu hỏi lớn (Brief answers to the big questions) là cuốn sách cuối cùng của nhà vật lý, vũ trụ học thiên tài Stephen Hawking trước khi ông qua đời vừa được NXB Trẻ phát hành bản tiếng Việt (dịch giả Nguyễn Văn Liễn).
Cuốn sách này được lấy ra từ kho lưu trữ dữ liệu cá nhân của Stephen Hawking và hình thành trong khoảng thời gian ông ra đi (ông mất ngày 14-3-2018). Các nhà khoa học, các chuyên gia kỹ thuật, các doanh nhân tầm cỡ, các nhà chính trị hàng đầu và công chúng bình dân thường hỏi Stephen Hawking xem ông nghĩ gì đối với “các câu hỏi lớn” của thời đại, những câu hỏi mà phần lớn các nhà khoa học khác đôi khi lảng tránh. Stephen đã tạo ra một kho lưu trữ riêng các câu trả lời của mình, dưới dạng các bài nói, phỏng vấn và bài viết.
Những câu hỏi như: Có chăng Thượng đế? Mọi sự đã khởi đầu như thế nào? Liệu chúng ta có thể dự đoán tương lai không? Bên trong lỗ đen có gì? Du hành thời gian có khả thi không? Chúng ta định hình tương lai bằng cách nào? Cho đến các câu hỏi lớn khác như: Chúng ta sẽ sống sót trên Trái đất?
Có chăng dạng sống thông minh khác trong vũ trụ? Chúng ta có nên chinh phục không gian? Trí tuệ nhân tạo sẽ thông minh hơn chúng ta?” được Stephen Hawking trả lời ngắn gọn, sâu sắc bằng những suy luận bắt nguồn từ lĩnh vực khoa học của ông.
Video đang HOT
Các câu trả lời rất sắc bén đồng thời cũng vô cùng giản dị, như chính bản thân Stephen vậy, khiến cho cuốn sách Trả lời ngắn gọn những câu hỏi lớn vừa hàm chứa trí tuệ sâu sắc, vừa giúp độc giả dễ dàng cảm nhận, tiếp thu được những gì mà nhà khoa học thiên tài gửi gắm. Những câu trả lời nói là ngắn gọn, nhưng đều gợi cho người đọc sự tìm tòi, với nội dung phong phú, kích thích trí tuệ, luận bàn thấu đáo và được truyền tải bởi tính hài hước đặc trưng của tác giả.
Chính Stephen Hawking bộc bạch trong quyển sách: “Tôi đã có một cuộc sống khác thường trên hành tinh này, trong khi lại đồng thời du hành ngang qua vũ trụ bằng trí tưởng của mình và các định luật vật lý. Tôi đã đến những nơi xa nhất có thể đến được của thiên hà chúng ta, thám hiểm các lỗ đen và quay về nơi khởi đầu của thời gian.
Trên Trái Đất, tôi đã trải nghiệm những thăng trầm, hỗn loạn và yên bình, thành đạt và khổ đau. Tôi đã từng giàu và nghèo, tôi đã từng lành lặn và tàn tật. Tôi đã từng được ngợi ca và phê phán, nhưng chưa bao giờ bị bỏ mặc. Qua công việc của mình, tôi đã rất vinh dự được là người đóng góp vào hiểu biết của chúng ta về vũ trụ. Tuy nhiên, đó sẽ là một vũ trụ thực sự trống rỗng nếu nó không dành cho những người mà tôi yêu mến, và họ yêu mến tôi. Không có họ, điều kỳ diệu của vũ trụ hẳn sẽ biến mất trong tôi.”
Quá khứ bất ngờ của hố đen nặng gấp 142 lần khối lượng Mặt trời
GW190521 nặng gấp 142 lần khối lượng Mặt trời và là kết quả của quá trình hợp nhất 2 hố đen khác.
GW190521 là hố đen lâu đời nhất từng được phát hiện và cũng là hố đen có khối lượng trung bình đầu tiên được quan sát.
Với khối lượng gấp 142 lần Mặt trời, GW190521 "háu ăn tới mức" ánh sáng cũng không thể thoát khỏi lực hấp dẫn của nó.
Tuy nhiên, điều khiến các nhà khoa học bất ngờ nhất là GW190521 được sinh ra từ quá trình hợp nhất 2 hố đen khác.
"Sự kiện này là một cánh cửa mở ra quá trình vũ trụ hình thành các hố đen. Đó là một thế giới hoàn toàn mới", đồng tác giả nghiên cứu Stavros Katsanevas, nhà vật lý thiên văn tại Đài quan sát hấp dẫn châu Âu cho biết.
Hình ảnh mô phỏng quá trình hợp nhất 2 lỗ đen để tạo thành GW190521. (Ảnh: Viện Vật lý hấp dẫn Max Planck)
Các hố đen siêu lớn được tìm thấy ở trung tâm của hầu hết các thiên hà, bao gồm cả Dải Ngân hà, có khối lượng gấp hàng triệu đến hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời.
Trước GW190521, các nhà hoa học chưa từng thấy các hố đen có khối lượng gấp 100 đến 1.000 lần Mặt trời.
"Đây là bằng chứng đầu tiên về một hố đen trong phạm vi khối lượng này. Nó có thể dẫn đến sự thay đổi mô hình trong vật lý thiên văn của các hố đen", ông Michaela, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Padova cho hay.
Phát hiện này ủng hộ ý tưởng rằng các hố đen siêu lớn được hình thành thông qua sự hợp nhất lặp đi lặp lại của các thiên thể có kích thước trung bình.
Theo AFP, những gì các nhà khoa học thực sự quan sát được về GW190521 là sóng hấp dẫn được tạo ra cách đây hơn 7 tỷ năm do va chạm giữa 2 hố đen nhỏ hơn có khối lượng gấp 85 và 65 mặt trời.
Vụ va chạm giải phóng lượng năng lượng gấp 8 lần khối lượng Mặt trời, đánh dấu một trong những sự kiện mạnh mẽ nhất trong vũ trụ kể từ Vụ nổ Big Bang.
Các con của Einstein có trở thành thiên tài giống cha? Nhà bác học Albert Einstein được nhớ đến là một nhà vật lý thiên tài với nhiều thành tựu để đời. Ông có 3 người con nhưng tất cả đều không thành công như cha, thậm chí có người mắc bệnh tâm thần. Khi nhắc đến Albert Einstein, mọi người nghĩ ngay đến nhà vật lý thiên tài có chỉ số IQ cao...