Cuối tuần nấu 5 món ngon ăn kèm với bún chẳng cần đến cơm cũng no căng cả bụng
“Đổi gió” cho cả nhà dịp cuối tuần sẽ giúp gia đình hào hứng hơn mỗi khi đến giờ ăn.
1. PHỞ CUỐN THẬP CẨM
Nguyên liệu:
- Bánh phở: 500 g
- Giò lụa: 150 g
- Thịt nạc: 150 g; đậu phụ: 1-2 bìa; trứng vịt: 2 quả
- Bún: 300 g; cà rốt: 1 củ; dưa chuột: 1 quả; rau mùi, canh giới… Tỏi, chanh, ớt
- Gia vị: Bột canh, đường, mì chính, dầu ăn
Cách làm:
- Đậu phụ cắt chỉ rồi rán vàng, giò lụa cắt chỉ.
- Cà rốt, dưa chuột rửa sạch bằng nước muối loãng rồi thái sợi.
- Thịt nạc cho vào nồi luộc chín, vớt khô thái chỉ, trứng vịt đập vào bát đánh tan rồi tráng mỏng, cắt sợi khoảng 0,5 cm.
- Rau thơm nhặt rửa sạch bằng nước muối loãng.
- Pha mắm chua ngọt chấm phở cuốn: 2 thìa canh nước mắm 2 thìa canh đường trắng 1 thìa mì chính 1 quả ớt chin cắt nhỏ 1 ít nước cốt chanh tỏi băm nhỏ, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị theo sở thích chua ngọt của bạn
- Xếp đậu phụ, giò lụa, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng tráng, thịt nạc lên đĩa.
- Bóc từng lớp bánh phở rồi đặt thứ tự đậu phụ, giò, cà rốt, dưa chuột, bún, trứng, thịt nạc, rau mùi và cuộn tròn lại. Cuộn lần lượt cho hết phần bánh phở.
- Xếp phở cuốn lên đĩa chấm cùng với mắm đã pha sẵn.
2. BÚN THỊT NƯỚNG
Nguyên liệu:
- Thịt: 500g
- Mỡ heo: 100g
- Bún tươi
- Rau, dưa, hành
- Cà rốt, cải trắng
- Đậu rang
Cách làm:
- Thịt chọn tuỳ theo sở thích như thịt đùi, vai hay ba rọi.
- Thịt rửa sạch cắt mỏng, dần thịt cho mềm.
- Làm sốt ướp thịt: hơn 2 thìa canh đường,1/2 thìa cà phê hạt nêm hoặc bột ngọt, 2 thìa canh dầu hào, 3 thìa canh nước tương, hơn 1 thìa canh nước mắm, 1-2 thìa canh mật ong, 1 thìa cà phê dầu màu đều,1/2 thìa cà phê nước cốt chanh, ít dầu mè, ít tiêu xay, hành tỏi xay nhuyễn trộn đều cho thịt vào ướp 2-3 tiếng.
Video đang HOT
- Có thể cho thêm ít sả xay nhuyễn với ngũ vị hương nếu thích.
- Làm đồ chua: cà rốt và cải trắng bỏ vỏ cắt nhỏ, ngâm với giấm đường.
- Làm mỡ hành: mỡ cắt nhỏ cho vào chảo thắng lấy tóp mỡ, phần dầu cho vào chén hành lá cắt nhỏ có ít muối và đường.
- Làm nước mắm: cho 1 chén đường, gần 1/2 chén nước, hơn 1/2 chén nước mắm trộn đều nấu sôi nhẹ, thử lại cho vừa ăn. Để nguội khi ăn cho tỏi ớt băm với đồ chua.
- Rau, dưa rửa sạch, dưa bào nhỏ.
- Đậu rang bỏ vỏ và đập dập.
- Thịt sau khi đã ướp 2-3 tiếng chuẩn bị nướng mình cho thêm 2-4 thìa canh dầu ăn vào trộn đều, dầu giúp thịt mềm và không bị khô. Thịt nướng nguyên miếng hay xiên que đều ngon, nướng trên bếp than hay lò nướng.
3. GIẢ CẦY
Nguyên lệu:
- Móng giò
- Thịt bắp giò
- Riềng xay – Mẻ – Mắm tôm – Rượu trắng – Nghệ – Bột canh – Hạt nêm – Mì chính – Bột sắn dây
Cách làm:
- Móng và bắp giò làm sạch rồi thui. Thui bằng rơm hoặc vỏ mía. Lật đều tay đến khi vàng đều.
- Rửa lại thịt vừa thui sau đó thái miêng vuông to hơn bình thường 1 chút để khi ninh không bị vụn. Móng giò chặt vừa ăn.
- Cho thịt vào nồi. Cho theo thứ tự: hạt nêm – bột canh – mắm tôm – rượu trắng. Đảo đều để tầm 5-10 phút. Sau đó cho mẻ bóp kĩ rồi cuối cùng cho giềng và chút nghệ. Ướp tầm 1 tiếng.
- Bắc nồi giả cầy lên bật vừa lửa. Đảo đều tay cho đến khi thịt xăn lại. Đậy vung nhỏ lửa om tầm 10 phút. Sau đó cho nước sôi vào ngang thịt. Om nhỏ lửa cho đến khi thịt nhừ theo mong muốn.
- Hoà bột sắn dây với nước nguội rồi đổ vào đảo đều tay tầm 5 phút sau đó tắt bếp cho mì chính rồi bắc ra. Ăn kèm bún. Rau thơm.
4. NEM NƯỚNG
Nguyên liệu:
- 200g giò sống
- 300g thịt xay nạc lẫn mỡ (mua nạc dăm/ vai giòn là ngon nhất)
- Hỗn hợp ướp: 2 củ hành, 1 củ tỏi, 1/2 củ sả, một ít tiêu, 1 thìa ăn cơm dầu hào (dùng dầu hào chay rất ngon), 1 thìa dầu ăn, 1 thìa mè chưa rang 1 thìa bột hạt điều/ dầu hạt điều.
- 10-15 cây sả, bóc bớt vỏ già, rửa sạch, để ráo
- Các đồ ăn kèm: Bún, rau sống các loại, bánh tráng
Cách làm:
Bước 1: Làm sốt ướp
Hành và tỏi bóc vỏ rửa sạch. Giã nát hành, tỏi và sả, cho ra bát. Lưu ý hành tỏi, sả giã sẽ thơm hơn là băm. Sau đó thêm một ít tiêu, 1 thìa ăn cơm dầu hào (dùng dầu hào chay rất ngon), 1 thìa dầu ăn, 1 thìa mè chưa rang 1 thìa bột hạt điều/ dầu hạt điều.
Tất cả trộn đều lên.
Bước 2: Làm phần thịt
Thịt và giò sống trộn đều trong một bát.
Sau đó cho vào thịt băm vào giò. Đổ hỗ hợp sốt ướp vào, trộn thật đều.
Cho thêm 1 thìa ăn cơm bột năng vào đeo gang tay nhào trộn đều. Hỗn hợp thịt và giò lúc này dẻo dính.
Bước 3: Bọc sả
Nắm một ít thịt giò lên rồi nắm vào cây sả làm để thịt bao bọc đều cây sả.
Bước 4: Nướng
Sau đó xếp các phần thịt bọc sả vào nồi chiên không dầu. Cài nhiệt độ 165 độ C, nướng nem trong vòng 15 phút là chín. Nếu không có nồi chiên không dầu bạn có thể nướng lò hoặc nướng than hoa. Nướng than hoa thì nem nướng sẽ rất thơm.
Từng que nem nướng vàng ươm, thơm nức, đánh thức vị giác của bất kỳ ai đang cảm thấy chán ăn.
Khi ăn, xếp rau thơm, bún, cuối cùng là nem nướng lên bánh tráng, cuộn lại chấm với nước mắm chua chua ngọt ngọt cay nhẹ hấp dẫn vô cùng.
5. CÁ NƯỚNG LÁ CHUỐI
Nguyên liệu:
- 500g cá rô phi phi lê
- 5-7 củ sả; 2 củ hành
- 1 củ tỏi; 1 nhánh gừng; 2 quả ớt hiểm
- Gia vị: Dầu hào, dầu ăn, bột nghệ, bột canh, bột nêm.
- Khế, chuối xanh, rau thơm ăn kèm
- Nem cuốn
- Lá chuối (nếu ở thành phố, bạn có thể tìm mua ở các hàng bán các loại rau thập cẩm)
Cách làm:
Cá phi lê sau khi làm sạch dùng khăn thấm khô và cắt làm 2-3 miếng cỡ vừa (không nên cắt bé vì cá sẽ bị nát).
Sả, hành, tỏi bóc lớp vỏ ngoài, cắt sả thành miếng nhỏ rồi cho vào xay nhuyễn cùng với ớt hiểm.
Đổ hỗn hợp vừa xay ra bát trộn cùng với 2 thìa dầu hào, 2 thìa dầu ăn, 1 thìa bột nêm, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa bột canh, 1 ít gừng thái chỉ. Trộn đều thành khối đồng nhất.
Cho phần hỗn hợp này vào cá, sát phần gia vị đều lên cá và ướp cá khoảng 30 phút trước khi nướng.
Lá chuối rửa sạch, lau khô. Đặt cá vào giữa rồi gấp lại.
Xếp cá nướng vào vỉ và nướng (bạn có thể nướng bằng lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C). Khi thấy lớp lá chuối ngoài khô, giòn, có mùi thơm là cá chín.
Cá chín, xếp ra đĩa ăn kèm với bún chấm mắm gừng chua ngọt.
Độc đáo nét ẩm thực Huế và những món ngon khó cưỡng
Từ xưa đến nay, câu chuyện về ẩm thực là chủ đề phổ biến nhất của nhiều người. Đối với người cố đô, ẩm thực Huế được xem là một nền nghệ thuật và là nền văn hoá của cuộc sống vui tươi.
Ẩm thực Huế là điều cần thiết nhất định phải trải nghiệm khi bạn ghé thăm Thủ đô cổ xưa của Việt Nam.
Thật dễ dàng để ăn như một vị vua ở đây, nhưng để hiểu được ý nghĩa đằng sau, chúng ta cần quay lại thời gian một chút. Huế được mệnh danh là Kinh đô Hoàng gia của Việt Nam cho đến năm 1945. Là thành phố của đế quốc, Huế chiếm giữ một số món ăn ngon hơn trên khắp đất nước Việt Nam, trở lại với hương vị ẩm thực của các chúa triều phong kiến Nguyễn...
Thưởng thức ẩm thực cung đình Huế
Các thành phần tinh tế, chế biến và trình bày các món ăn Huế thời đại Hoàng gia từ lâu đã được xem là dấu ấn văn hoá của thành phố đế quốc cổ đại này. Ẩm thực hoàng gia Huế được xem là đỉnh cao của ẩm thực Việt Nam vì sự tinh tế. Thực phẩm Huế hoàng gia không chỉ hương vị ngon mà còn bắt mắt, tạo ra sự hài hòa giữa màu sắc và vị giác, giữa âm và dương, giữa nóng và lạnh.
Thưởng thức ẩm thực Hoàng gia kết hợp nghe nhạc triều đình Huế là một trải nghiệm không thể nào quên đối với du khách đến Cố đô. Trung tâm bảo tồn di sản Huế dự kiến sẽ tái sản xuất và quảng bá nhiều món ăn từ thực đơn hoàng gia để du khách có thể thưởng thức hương vị đích thực và tinh tế.
Bún bò Huế nóng hổi thơm ngon
Đến với Huế ngoài thưởng thức ẩm thực Hoàng gia, du khách còn được thử những món ăn ngon, phổ biến rộng rãi ngày nay. Một trong đó là bún bò Huế. So với phở - món ăn ngon của Việt Nam, bún bò Huế mang lại hương vị hoàn toàn khác nhau. Hương vị đặc trưng của bún bò Huế rất cay, nóng và có tinh chất của sả. Bún Bò Huế được ăn kèm với nhiều loại rau và thảo mộc như giá đỗ, hoa chuối xắt lát, bắp cải thái nhỏ và rau diếp.
Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam gắn liền với phong cách nấu ăn của triều đình. Bún bò có nguồn gốc ở Huế, một Thủ đô cũ của Việt Nam. Bên ngoài thành phố Huế và một số vùng miền Trung, nó được gọi là bún bò Huế để chỉ nguồn gốc.
Ẩm thực Huế phải nhắc tới nem lụi
Nem lụi được làm bằng thịt lợn ướp gia vị theo công thức riêng, được quấn quanh thanh sả và nướng trên bếp than hồng rực lửa. Nem lụi ăn kèm với bánh tráng, bạn thêm xà lách thái lát, dưa chuột, quả sung, cà chua và đu đủ xanh thái sợi... Một điều nữa mà không thể bỏ qua món đặc sản này là chấm với nước sốt địa phương được làm từ đậu phộng.
Chè Huế ngon, mát và bổ dưỡng
Huế không chỉ là một thành phố độc đáo giàu lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật mà còn nổi tiếng với nền ẩm thực các món ăn của nó: ẩm thực hoàng gia cho vua và quý tộc, ẩm thực chay cho các nhà sư và ẩm thực dân gian cho tất cả mọi người. Trong số đó, chè - món tráng miệng nổi tiếng với nhiều loại bao gồm cả hoàng gia và dân gian. Mỗi loại có hương vị riêng.
Chè ngon, tinh tế giống như người dân ở đây. Chè bắp (ngô) mát và ngọt ngọt, nguyên liệu được trồng từ cồn Hến. Chè hạt sen có mùi hương độc đáo của hoa sen từ hồ Tịnh Tâm - nơi mà sen trước đây dành cho hoàng tộc. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại chè khác nhau như lựu, khoai sọ, và nhiều hơn nữa... Nếu bạn có cơ hội thăm thành phố Huế, hãy chắc chắn rằng đừng bỏ lỡ việc thưởng thức chè Huế.
Món chay tịnh tâm
Huế được biết đến như là thành phố đạo Phật ở Việt Nam. Đây là lý do tại sao thực phẩm chay trở nên quen thuộc với nhiều người dân địa phương. Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy nhiều gian hàng thực phẩm và nhà hàng phục vụ thức ăn chay vào ngày đầu tiên và ngày thứ mười lăm của mỗi tháng âm lịch. Từ các thành phần tự nhiên có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ khu chợ nào ở địa phương, đầu bếp tinh tế chế biến nấu một số thực phẩm chay tốt nhất, làm bạn ăn một lần nhớ mãi.
Bánh bèo Huế
Huế là một trong những điểm du lịch lớn ở miền Trung Việt Nam, là di sản văn hoá thế giới. Khách du lịch nước ngoài yêu thích nơi này vì môi trường yên tĩnh. Trên hết, thực phẩm của Huế, làm bạn có thể nhận ra sự khác biết về vị giác của người dân miền Trung, miền Bắc và miền Nam. Đến với du lịch Huế, đừng quên thưởng thức những chiếc bánh bèo nhỏ nhỏ, xinh xinh. Nguyên liệu chính là bột gạo xay thành bột, đổ bột vào những chiếc chén nhỏ, hấp chín, cho bột tôm, hành phi, tóp mỡ lên trên. Một khay bánh khoảng chừng 20 chén, linh hồn bánh ngon hay không phải kể tới nước chấm. Nước chấm ngọt, cay thì mới đạt độ chuẩn.
Salad vả trộn chỉ có ở Huế
Salad vả trộn đã từng là món ăn được chế biến chỉ dành cho Hoàng gia Huế, kết hợp trái vả luộc, cà rốt thái lát, nấm, hành với tôm hoặc thịt heo xắt nhỏ. Mặc dù, được phục vụ theo truyền thống như họp mặt gia đình và đám cưới, nhưng có rất nhiều nhà hàng Việt Nam trong thực đơn đều luôn hiện diện món ăn độc đáo này trong suốt năm. Loại vả này chỉ có ở miền Trung, làm cho nó trở thành sự lựa chọn cho những du khách lần đầu tiên ở Huế. Thưởng thức lần đầu món salad vả trộn, ắt hẳn làm bạn nhớ mãi và khó quên được.
Bún thịt nướng ngon ngất ngưởng
Bún thịt nướng là món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích ở cả ba miền của đất nước. Trong số đó, Huế được biết tới là nơi có món bún thịt nướng nổi tiếng, có thể được sử dụng phù hợp cho bữa sáng, trưa và tối. Một tô bún thịt nướng đầy ắp những miếng thịt nướng có màu nâu, thơm ngất ngây, nhất là mùi sả và vừng. Nước sốt ăn kèm phải ngọt và chua với nhiều loại rau tươi làm cho món ngon thêm phần hấp dẫn.
Ngày nay, với sự kết hợp của kỹ năng hoàng gia và tài năng của người địa phương với các nguyên liệu phổ biến ở đây, người Huế có thể nấu hàng trăm loại thực phẩm Huế khác nhau, sang trọng và mộc mạc. Các món ăn phổ biến được tìm thấy quanh thành phố Huế. Ẩm thực Huế đặc trưng với hương vị đặc biệt, nghệ thuật nấu và trang trí hấp dẫn trước khi thưởng thức, mang lại cho thực khách cảm giác tuyệt vời và phong cách thưởng thức ẩm thực Huế độc đáo.
Mai cuối tuần, nấu 5 món này vừa ngon lại no căng bụng, đỡ mất công nấu cơm canh Món ăn nào cũng dễ nấu, thơm ngon, đặc biệt hấp dẫn hơn cả ăn cơm. BÚN THỊT NƯỚNG Nguyên liệu: - Thịt: 500g - Mỡ heo: 100g - Bún tươi - Rau, dưa, hành - Cà rốt, cải trắng - Đậu rang Cách làm: - Thịt chọn tuỳ theo sở thích như thịt đùi, vai hay ba rọi. - Thịt rửa sạch...