Cuối tuần lạ miệng với thực đơn các món vịt
Chỉ cần chuẩn bị chút nguyên liệu là bạn đã có một thực đơn các món vịt thơm ngon hấp dẫn cho ngày cuối tuần rồi.
Nguyên liệu:
- Vịt: 1,5 kg
- Sả: 5 củ
- Hành khô: 1 củ
- Vừng rang: 1 ít
- Dừa bào sợi: 1 ít
- Ngũ vị hương: gói
- Gia vị: dầu ăn, dầu hào, bột nêm, mì chính, bột canh
Món vịt xào dừa lạ miệng mà ngon
Cách làm:
Bước 1: Vịt mua về làm sạch, dùng rượu hoặc giấm ăn rửa sạch để khử mùi hôi. Dùng dao lọc phần thịt vịt để riêng rồi thái miếng nhỏ vừa ăn. Ướp thịt vịt với 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa bột nêm, hành khô băm nhỏ, gói ngũ vị
Bước 2: Hành khô bóc vỏ băm nhỏ, sả bóc lớp vỏ ngoài rửa sạch thái mỏng, thái vát. Hành hoa cắt khúc, hành, tỏi khô bóc vỏ băm nhỏ. Ớt hiểm thái nhỏ.
Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn, cho sả vào xào cùng, bạn có thể thêm chút bột nghệ để tạo màu nhé.
Bước 4: Tiếp đến cho thịt vịt vào xào với lửa lớn. Nêm gia vị vừa miệng, khi thấy từng miếng thịt săn lại chín mềm là được. Không nên xào lâu vịt sẽ bị dai mất ngon.
Bước 5:Vừng cho vào chảo rang chín.
Bước 6:Sau đó bạn rắc ít vừng, dừa nạo vào đảo đều.
Nguyên liệu:
- 500g vịt
- 200g măng khô
- 2 lít nước dùng
- 3 thìa hạt nêm
- 1 thìa gia vị
- 1/2 thìa tiêu
- Nước mắm
- Gừng
Video đang HOT
- Hành lá.
Canh vịt nấu măng là lựa chọn hay cho thực đơn cuối tuần
Các bước thực hiện:
Bước 1:
Vịt làm sạch rửa qua nước gừng sau đó chặt miếng bằng bao diêm.
Ướp thịt với hạt nêm, muối, chút nước mắm, hạt tiêu khoảng 15 phút.
Bước 2:
Măng khô rửa sạch. Bắc nước luộc măng sôi 1-2 phút, xả lại bằng nước lạnh
Làm như vậy 2-3 lần cho măng ra hết nước đen và cũng là để cho măng mềm.
Cắt măng thành những miếng vừa ăn.
Bước 3:
Bắc nồi, cho vịt vào đảo trên bếp lửa to 2 phút.
Tiếp đến là cho măng và vào xào cùng cho thấm gia vị.
Cho thêm 2 lít nước dùng, nêm hạt nêm, gia vị cho vừa rồi hầm đến khi vịt mềm là được.
Bước 4:
Múc vịt hầm măng ra tô, rải hành lá lên. Cả nhà có thể ăn món canh này với cơm hoặc bún đều rất ngon.
Nguyên liệu:
- Vịt luộc lọc lấy thịt.
- Củ sả, ớt, tỏi, gia vị.
- Chanh, đường, rau mùi tàu.
- Vừng.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thịt vịt làm sạch, lọc lấy nguyên phần thịt cho vào nồi luộc cùng củ sả.
Bước 2: Thịt chín vớt ra, để nguội thái lát mỏng.
Bước 3: Rau mùi tàu thái nhỏ.
Bước 4: Củ sả, tỏi, ớt thái nhỏ băm nhuyễn.
Bước 5: Trộn đều gia vị, rau, củ sả, tỏi ớt, đường, chanh, với thịt vịt đã thái miếng.
Bước 6: Khi nào ăn, bạn hãy rắc đều vừng lên xung quanh để đĩa nộm vịt trông thơm ngon, dậy mùi hơn.
Theo VietQ
Tổng hợp 10 món ngon từ vịt, cách khử mùi hôi của vịt đơn giản, ngon miệng
Với tình hình giá vịt đang vô cùng rẻ. Gợi ý những cách nấu món ngon từ vịt đơn giản nhất. Cách chọn vịt và khử mùi hôi của vịt không phải ai cũng biết.
I. Cách chọn và khử mùi hôi của vịt khi chế biến
1. Cách chọn vịt
Vịt đang sống:
- Chọn những con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của hai cánh vừa đủ đan chéo vào nhau). Những con vịt này làm lông sẽ nhanh, không tốn thời gian.
- Hạn chế chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian để nhổ lông tơ (lông măng). Những con vịt non sẽ có mỏ to và mềm. Còn vịt già có mỏ nhỏ và cứng. Vịt đã đẻ một vài lứa có thịt cũng khá thơm. Loại vịt này thì bụng dưới xệ xuống.
- Khác với gà, nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.
- Để xem vịt khỏe mạnh hay bệnh, chị em hãy vạch phía sau đuôi xem hậu môn vịt không bị dính phân chảy là vịt không bị bệnh.
Vịt làm sẵn:
Nên chọn vịt mới mổ, nhìn còn có độ tươi ngon, ấn tay vào các phần của vịt thấy chắc.
Quan sát hai bên đùi và lườn vịt, thấy căng bóng, thớ thịt dày thì không nên mua. Khi dốc ngược con vịt, thấy nó bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước.
Dùng tay ấn vào đùi và lườn vịt, thịt bị bơm nước thường bập bùng, nhão.
Nếu vịt đã mổ phanh ra, quan sát bên trong, thấy phần trong nhiều ước ở bên trong màng đó cũng là do bơm nước. Nếu bạn vẫn mua vịt này về, khi chặt miếng sống ra, nước chảy ra rất nhiều, thịt ăn nhạt, không có mùi tươi ngon.
2. Khử mùi hôi vịt khi chế biến
Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc chị em cần làm thật sạch lông vịt. Chú ý lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt để tránh mùi hôi tiết ra khi luộc.
Sau đó, bóp vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.
Hoặc khi mổ xong, bạn có thể lấy muối xát quanh thân vịt, sau đó dùng một quả chanh cắt đôi, xát một lượt quanh vịt, rửa sạch, để ráo trước khi chế biến. Khi luộc, bạn cho một mẩu gừng đập dập vào nồi nước luộc vịt là được.
Nhiều chị em còn chia sẻ, khi luộc vịt, đập dập vài củ sả cho vào nước luộc, mùi hôi của vịt cũng sẽ hết.
II. Các món ngon từ vịt:
1. Vịt om sấu
- Đầu tiên, bạn làm sạch thịt vịt rồi chặt thành miếng vừa ăn. Cho vào bát to, trộn đều với thìa hạt nêm 1 thìa muối 1/2 thìa hạt tiêu 1 thìa bột ngọt 1 thìa gừng băm 1 thìa hành băm 1 thìa tỏi băm 1 thìa sả, ướp 20 phút cho ngấm gia vị.
- Tiếp đến, bạn phi thơm hành, tỏi, gừng, sả (băm nhỏ và mỗi loại 1 thìa) rồi cho vịt vào, đảo đến khi thịt săn lại thì bạn đổ khoai sọ đã cạo hết vỏ, bổ đôi. Đảo thêm khoảng 5 phút rồi cho 10 quả sấu (tùy thuộc vào khẩu vị của bạn để điều chỉnh số lượng).
- Nêm gia vị cho vừa, bí quyết để món vịt om thơm ngon đó là bạn cho vào 1 bát nước dừa. Sau đó thêm 1 lít nước nữa, ninh nhừ trong khoảng 20 phút với lửa nhỏ.
- Khi thịt đã chín mềm thì bạn tắt bếp, bày ra bát ăn cùng cơm nóng hoặc bún đều rất ngon.
2. Vịt xào gừng
- Để vịt hết hôi, bạn pha rượu với gừng rồi chà sát con vịt, sau đó chặt thành miếng nhỏ. Tỏi, gừng, ớt băm nhỏ rồi đem ướp vịt cùng 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa nước mắm, hạt tiêu, để khoảng 20 phút.
- Phi thơm hành, tỏi, gừng đã băm rồi cho thịt vịt vào xào đến khi thịt săn lại, đổ 1 ít nước vào rồi xào gần cạn thì cho gia vị cùng hành lá thái nhỏ vào, đảo đều rồi tắt bếp.
3. Bún vịt măng tươi
- Măng tươi tước sợi, đem luộc sơ cho hết độc thì vớt ra. Hành tây bóc vỏ, cắt miếng. Gừng cạo vỏ, thái sợi. Hành lá rửa sạch, cắt khúc. Vịt làm sạch, chặt thành từng khúc.
- Phi thơm hành và gừng, cho vịt vào đảo đều, nêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, tiêu, 1 muỗng cà phê đường.
- Cho nước vào ngập vịt, hầm 30 phút, chú ý vớt bọt để nước trong. Cho măng vào nồi canh sôi nêm nếm lại lần nữa. Cuối cùng múc vịt nấu măng ra bát, rắc hành lá, ăn kèm với bún và rau sống.
4. Vịt kho sả
- Bạn lóc lấy thịt vịt, cắt khúc vừa ăn, tẩy mùi hôi bằng rượu và gừng rồi rửa sạch. Cho 50ml nước mắm, 20ml nước màu, 20g bột nêm, 60g đường, tiêu và 1 củ sả băm vào vịt, ướp 20 phút.
- Đập dập, bóc vỏ, băm nhuyễn 2 tép tỏi, 1 củ hành tím, cho vào chảo phi thơm cùng 1 thìa sả băm.
- Sau đó, đổ vịt xào săn lại, thêm nước ngập mặt thịt, nấu khoảng 40 phút rồi tắt bếp, nếu ăn được cay bạn cho 1 chút ớt tươi thái tròn vào sẽ vừa đẹp mắt vừa gia tăng hương vị.
5. Vịt nấu chao
- Bạn cũng sơ chế vịt tương tự như trên, ướp với hành tím, tỏi, ớt băm, đường, tiêu, dầu điều, chao đỏ, chao trắng, hạt nêm, để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị. Khoai môn gọt vỏ, cắt miếng vừa, ngâm trong nước để hết nhựa.
- Cho thịt vịt vào xào hơi săn lại, đổ 1 bát nước dừa tươi, đun nhỏ lửa đến khi vịt chín mềm.
- Kế đến, bạn cho khoai môn vào đun chín nhừ, nêm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
6. Vịt xiêm cà ri
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt làm 4. Thịt vịt cắt miếng ướp với 2 thìa bột cà ri, 2 thìa muối, 2 thìa bột quế, 1/2 thìa hạt tiêu, 2 thìa đường và 1 thìa dầu hào, để khoảng 1 - 2 tiếng cho ngấm đều.
- Đặt chảo lên bếp, thêm 1 chút dầu ăn rồi đổ thịt vịt vào đun lửa lớn, đảo đều cho đến khi thịt chín thì vặn nhỏ lại, đậy vung kín, hầm khoảng 1h rồi đổ khoai vào đun cho chín hẳn.
7. Vịt hầm bia
- Cho thịt vịt vào nồi cùng 500ml nước, luộc qua khoảng 5 phút. Hành lá cắt nhỏ. Kế đến cho thịt vịt vào hầm với 300ml bia, hoa hồi, 1 thanh quế, 1 muỗng nước tương, 1 muỗng đường trắng, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm.
- Đun lửa to đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa, hầm thêm 15 phút, nhìn thấy nước sệt lại mới tắt bếp.
8. Vịt xào cay
- Lọc lấy thịt vịt, thái miếng nhỏ rồi ướp với 1 thìa tương ớt, 1 thìa dầu hào, sa tế trong khoảng 15 - 20 phút. Hành tây cắt miếng, ớt bỏ hạt cắt khoanh.
- Phi thơm hành rồi cho vịt vào đảo săn lại thì cho ớt, hành tây xào lên và nêm lại gia vị, đun đến khi chín là được.
9. Vịt sốt vang
- Thịt vịt sơ chế xong chặt miếng to, ướp với 1 muỗng canh rượu vang đỏ, sau 20 phút thì thêm 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê mì chính, 1 thìa cà phê hành tỏi, 1 thìa nước mắm, 1 thìa xì dầu, ướp tiếp 5 - 10 phút nữa thì đem rán vàng.
- Tiếp theo, bạn cho hành, tỏi băm nhỏ, 2 quả cà chua đã cắt mỏng vào chảo, sốt sền sệt với ít dầu ăn.
- Đổ vịt cùng nước ướp thịt vào nồi sốt cà chua, nấu khoảng 20 phút là hoàn thành.
10. Nộm vịt
- Sả ớt rửa sạch thái khoanh, tỏi băm nhỏ, gừng cắt lát, rau mùi thái nhỏ, dưa chuột cà rốt thái sợi, rau húng quế.
- Thịt vịt khử hết mùi hôi rồi đem luộc cùng 1 củ sả, đến lúc chín thì vớt ra để nguội, sau đó bạn xé nhỏ phần thịt, cho vào bát to. Trộn cùng các loại nguyên liệu trên và 2 thìa đường, nước cốt nửa quả chanh, 1 thìa bột canh, 1 thìa mắm, cuối cùng rồi rắc vừng lên là xong.
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chỉ một con vịt 120k mà làm được từng này món, chị em ngỡ ngàng vì sự khéo léo của mẹ đảm Thịt lợn tăng giá khiến nhiều người nội trợ phải chuyển qua các loại gia cầm khác thay cho thịt lợn trong bữa ăn. Nhưng để chế biến được món ăn ngon miệng và đa dạng không phải điều dễ dàng so với khi chế biến thịt lợn. Chính vì điều này mà chia sẻ của mẹ T.H trong một nhóm những bà...