Cuối tuần la cà các quán ngon Sài Gòn
Sài Gòn vốn nổi tiếng với những món ăn ngon quy tụ từ khắp mọi miền đất nước. Không phải quá ngoa khi nói bạn muốn ăn gì thì ở Sài Gòn đều đáp ứng từ món Bắc, Trung, Nam đến các món ăn Âu, Á trên thế giới.
Không chỉ có vào các nhà hàng sang trọng bạn mới được trải nghiệm các món ăn đó mà ngay tại những quán nhỏ bình dân bạn cũng có thể được thưởng thức. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số quán ăn ngon ở Sài Gòn để có dịp cuối tuần nào đó bạn có thể mời bạn bè và người thân cùng thưởng thức.
Cao lầu là món ăn đơn giản với sợi mì, thịt lợn, rau và một ít nước dùng nhưng ai đã một lần ăn thử sẽ không quên được hương vị của nó.
Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.
Nếu muốn thưởng thức vị ngon của món ăn này, bạn có thể đến quán Fai Fo ở địa chỉ: 139 Lê Thị Hồng Gấm, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM. Mỗi bát cao lầu ở đây có giá 45.000 đồng. Ngoài cao lầu thì ở đây cũng có rất nhiều món ăn đặc sản của miềng Trung như tré, nem, gỏi cá mai, cơm gà phố Hội… quán bán từ 10h đến khuya.
Hủ tiếu của người Hoa ở Sài Gòn có nhiều phiên bản khác nhau, nhưng 2 món hủ tiếu hồ và hủ tiều sa tế chỉ có thể tìm thấy ở các quán do người Triều Châu (Tiều) làm chủ. Độc đáo nhất là hủ tiếu hồ với “cọng” hủ tiếu làm từ những miếng bột mỏng gần như bánh ướt nhưng dày hơn và có hình vuông. Món này khác biệt hẳn với các thể loại hủ tiếu khác ở chỗ thay vì ăn chung với thịt heo, gà hay cá thì hủ tiếu hồ chỉ dùng chung với lòng heo khìa cùng cải chua. Hình thức thú vị này có lẽ do thói quen dùng cải chua để hãm béo của ngươi Tiều.
Ngoài món hủ tiếu hồ đặc trưng của người Tiều, quán còn có món hủ tiếu sa tế nai theo tôi cũng khá độc đáo. Hủ tiếu sa tế ở Sài Gòn cũng khá nhiều, tuy nhiên dùng thịt nai thay cho cho thịt và lòng bò chắc chỉ có những quán ở quận 05, quận 06 hay quận 11 mới có. Việc lựa chọn thịt nai có lẽ do loại thịt này có độ dai vừa phải cũng như ngọt hơn hẳn so với thịt bò hay thịt heo. Hơn nữa mùi thịt nai “êm” hơn hẳn thịt bò nên mùi vị tô hủ tiếu sa tế sẽ trọn vẹn hơn. Ít người biết rằng trong một tô hủ tiếu sa tế có đến gần 20 gia vị khác nhau như tỏi, hành tím, gừng, sả, đại hồi, tiểu hồi, quế, ớt khô, ớt bột, đậu phộng, mè rang… Tô hủ tiếu sa tế nai dọn ra với mùi hương thanh dịu mà không kém phần nồng nàn, mang đủ vị cay, chua, béo, mặn, ngọt độc đáo mà có lẽ rất khó tìm thấy ở các món hủ tiếu khác.
Một địa điểm thú vị để trải nghiệm 2 món hủ tiếu đặc sắc của người Tiều ở Sài Gòn.
Địa chỉ: 49 Dương Đình Nghệ, phường 8, quận 11
Mở cửa: 6h sáng đến 10h
Giá: Hủ tiếu hồ (25.000đ/tô), hủ tiếu sa tế nai (25.000đ/tô)
Video đang HOT
Khác với bánh xèo miền Nam khá to, bánh xèo của người miền Trung có kích thước khoảng bằng bàn tay người lớn, ít nhân, thường chỉ là một con tôm nhỏ, hoặc vài ba lát thịt, mực.. thêm một ít giá tươi. Không hấp dẫn người ăn bởi màu vàng tươi của bột nghệ, cũng không có cái vị béo đặc trưng của nước cốt dừa như bánh xèo miền Nam, chiếc bánh của người miền Trung hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon của chiếc bánh, bên cạnh đó là vị đậm đà của chén nước chấm ăn kèm với rau sống làm cho món ăn thêm thơm ngon.
Nước chấm của bánh xèo miền Trung rất phong phú, ngoài chén nước chấm chua ngọt như cách ăn của người miền Nam, còn có chén nước chấm mắm nêm được pha đậm đà, vừa ăn hay chén nước chấm pha với đậu phụng thơm ngon và có vị hơi béo.
Có nhiều quán bánh xèo miền Trung nổi tiếng mà bạn có thể ghé đến để thưởng thức như: Quán bánh xèo ở chung cư Sư Vạn Hạnh, đường Sư Vạn Hạnh, quận 10, bánh xèo Phan Rang ở 62 Trần Quang Khải, phường Đa Kao, quận 1 hoặc ở địa chỉ 62 Lê Hồng Phong, phường 4, quận 10, bánh xèo 570 Lê Quang Định, quận Gò Vấp. Mỗi cái bánh xèo miền Trung có giá khoảng 5.000 đồng.
Món ăn đúng như tên gọi, chỉ bao gồm miến và lươn. Lươn được chiên giòn, có kích thước lớn hơn đầu đũa một tí. Khi ăn món này bạn có thể thưởng thức miến lươn trộn và miến lươn nước. Miến lươn trộn tương tự như món hủ tiếu khô của người miền Nam. Những sợi miến được chần qua nước sôi, được trộn đều với gia vị, cho lên trên một ít lươn chiên giòn, ăn kèm với các loại rau: kinh giới, tía tô, húng thơm…cùng tương ớt Bắc và một chén nước dùng.
Miến lươn nước là món ăn được nhiều người ưa thích, vì nó thể hiện được hết cái thơm ngon, tinh túy của món ăn. Ngoài thành phần miến và lươn thì nước dùng của món ăn này luôn được đánh giá rất cao. Nước dùng trong, không có mỡ, lại có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Đem cái tò mò hỏi chủ quán thì được anh cho biết nước dùng muốn ngon phải được nấu từ nước hầm xương heo, xương gà và xương lươn, đun sôi thật lâu và vớt bọt liên tục để nước giữ được độ trong của nó.
Bát miến đơn giản với miến, thịt lươn chiên giòn, nước dùng và một ít rau hành dậy mùi thơm phức. Ăn miến lươn cảm nhận cái dai dai của sợi miến dong đặc trưng đất Bắc, thịt lươn giòn giòn và tan dần trong miệng, nước dùng đậm đà cùng vị thơm của các loại rau như kinh giới, tía tô, húng thơm.. Bát miến lươn nóng hổi, thích hợp trong những ngày mưa, tuy nhiên vì thịt lươn có tính hàn nên đây còn là món ăn giải nhiệt rất tốt trong những ngày nắng nóng.
Nếu muốn thưởng thức món này, bạn có thể ghé đến quán ăn Hà Nội, 220 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM. Mỗi bát miến lươn ở đây có giá 30.000 đồng. Quán bán từ 6h đến 12h và từ 16h đến khuya.
Bún cá Châu Đốc
Mảnh đất phương Nam đa dạng những món ăn ngon từ bún, và món ăn này đã có mặt khắp nơi trong đời sống của người dân Nam bộ, gắn liền với tên gọi từng địa danh: nào là bún cá Kiên Giang, bún nước lèo Sóc Trăng, bún mắm Cần Thơ… và bún cá Châu Đốc (hay còn gọi bún nước lèo) cũng nằm trong số món bún ngon đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng thực khách.
Bún cá ngày càng phong phú và ở mỗi địa phương. Tuy cùng là những loại bún giống dạng bún nước lèo, nhưng gia vị mỗi loại đều mang một nét rất đặc trưng của từng địa phương. Khác với các loại bún ở những địa phương khác, món bún cá Châu Đốc còn có thêm ngải bún và cách chế biến cũng mang nét rất riêng.
Để có được một nồi bún cá ngon, cần chuẩn bị nguyên liệu cho thật tươi ngon như: cá lóc tươi, nghệ tươi, ngải bún, sả cây, mắm ruốc và cả những loại rau ăn kèm rất phong phú và hấp dẫn.
Cá lóc luộc chín vớt ra để nguội rồi gỡ xương, lấy nạc cá. Lấy nước luộc cá để hầm xương lợn. Đập dập sả cho vào nồi nước hầm, sau đó lọc lấy nước trong. Lọc sạch mắm ruốc, giã nhuyễn nghệ tươi, ngải bún cho vào một chén nước rồi đánh tan, lọc lại lấy nước, bỏ xác.
Phần nạc cá ướp thêm một chút muối, đường, bột ngọt, bột nghệ rồi cho vào chảo xào sơ cho thấm gia vị. Cho tất cả mắm ruốc, nghệ, ngải bún, tỏi và sả băm nhuyễn cùng phần nạc cá đã xào vào nồi nước lèo để nấu sôi lại. Nêm gia vị vừa ăn.
Bún cho vào tô, sau đó rưới nước lèo với cá lên trên sao cho phần nước ngang mặt tô, dùng lúc còn nóng. Nguyên liệu cá lóc đã làm tăng thêm hương vị ẩm thực cho món ăn bình dân miền sông nước. Món này dùng cùng rau ghém như: rau muống bào, hoa chuối, giá, hẹ, rau đắng, rau thơm… Đặt biệt, tô bún cá sẽ tăng thêm độ hấp dẫn hơn khi chấm kèm theo nước mắm nguyên chất, kết hợp cùng ớt tươi và nặn một tí chanh.
Chính vị ngọt thanh tự nhiên và thơm lừng đượm mùi dân dã của nước lèo, pha lẫn cái vị ngọt tươi của thịt cá lóc, và độ dai, béo của chả cá thác lác… đã tạo nên hương vị đặc trưng riêng cho món ăn này!
Quán bún cá Châu Đốc nằm ngay tại số 3, đường Hồng Hà, quận Tân Bình, TP HCM. Giá mỗi tô bún chỉ 20.000 đồng.
Theo Amthucsaigon
Đê mê đầu lưỡi với bánh xèo ngon tuyệt
Vừa thưởng thức những chiếc bánh xèo bốc khói, vừa trò chuyện rôm rả cùng bạn bè trong thời tiết se se lạnh thì không còn gì bằng.
Những quán bánh xèo trên đường Lê Quang Định (quận Gò Vấp) dường như đông khách hơn trong những ngày Sài Gòn bắt đầu trở gió. Các quán nhỏ bình dân chuyên bán món bánh nổi tiếng của người miền Trung, từ lâu đã trở thành địa chỉ quen thuộc của người dân và sinh viên các ngôi trường gần đó.
Bánh nhỏ bằng bàn tay, nhân bánh là tôm, thịt hoặc mực
Khác với bánh xèo miền Nam khá to, bánh xèo của người miền Trung có kích thước khoảng bằng bàn tay người lớn, ít nhân, thường chỉ là một con tôm nhỏ, hoặc vài ba lát thịt, mực.. thêm một ít giá tươi. Không có màu vàng tươi của bột nghệ, cũng không có cái vị béo của nước cốt dừa, chiếc bánh của người miền Trung có màu trắng mộc mạc, màu đỏ của tôm, trắng của mực và màu vàng hơi cháy của lớp vỏ bên ngoài.
Lớp vỏ bánh cháy xém, giòn rụm.
Ăn kèm với bánh xèo là nước chấm. Ở quán ngoài chén nước chấm chua ngọt như cách ăn của người miền Nam, còn có chén nước chấm mắm nêm được pha đậm đà, vừa ăn hay chén nước chấm pha với đậu phụng thơm ngon và có vị hơi béo.
Rau ăn kèm tươi ngon với nhiều loại như: húng quế, diếp cá, xà lách, cải bẹ xanh...
Bên cạnh nước chấm, đĩa rau sống cũng là một điều khác biệt vì không chỉ có các loại rau quen thuộc như: diếp cá, cải bẹ xanh, xà lách, húng thơm, húng quế... còn có một thành phần rất ngon miệng và được ưa thích là xoài xanh thái sợi mỏng.
Xoài chua thái sợi là thành phần không thể thiếu khi ăn bánh xèo miền Trung
Bánh mới đổ nóng bỏng tay, vừa ngầy ngậy vừa thơm thoảng hương hành, lại thêm cái giòn tan của bột cứ thấm vào lòng người. Bánh xèo vốn là món béo nên ăn ngày nắng vừa không ngon mà lại khó tiêu. Thế nhưng, trong cái se se lạnh của ngày trở gió, những chiếc bánh xèo bốc khói làm cho lòng người như ấm lại.
Tất cả nguyên liệu được cho vào chén, chan nước chấm trộn đều và thưởng thức.
Cách ăn bánh xèo của người miền Trung cũng khác hoàn toàn, không cuốn bánh lại trong các loại rau và chấm như người miền Nam. Người miền Trung cho rau, bánh vào trong chén, chan nước chấm, trộn đều và thưởng thức. Nước chấm thấm đều vào các nguyên liệu đem lại sự đậm đà cho người thưởng thức. Món ăn đơn sơ, dân dã nhưng đem lại cảm giác ấm cúng đến lạ thường...
Theo MonngonSaigon
Ăn bánh xèo miền Trung giữa trời se lạnh miền Nam Vừa thưởng thức những chiếc bánh xèo bốc khói, vừa trò chuyện rôm rả cùng bạn bè trong thời tiết se se thì không còn gì bằng. Nằm trên đường Lê Quang Định (quận Gò Vấp), quán bánh xèo ở đây dường như đông khách hơn trong những ngày Sài Gòn bắt đầu trở gió. Quán nhỏ bình dân chuyên bán món bánh...