Cười té ghế với clip ‘báo thủ mùa World Cup’ của 1977 vlog
Sản phẩm mới của 1977 Vlog thật sâu cay, khiến dân mạng không thể ngừng cười. Song cũng là lời cảnh tỉnh đến tất cả mọi người, nhất là những bạn trẻ ham vui, thiếu suy nghĩ.
1977 Vlog là tên kênh Youtube của một nhóm sáng tạo video thành lập vào ngày 3/8/2019. 3 chàng trai làm nên 1977 Vlog đã không còn xa lạ với cộng đồng mạng.
Bên cạnh những video tái hiện lại những tác phẩm văn học nổi tiếng ngày xưa, những “miếng hài” với ý nghĩa sâu cay luôn được các chàng trai trẻ lồng ghép vào các sản phẩm vlog của mình khiến dân mạng cảm thấy rất hả hê mỗi khi xem.
Mới đây, 1977 Vlog “đu trend” mùa bóng đã cho ra một tiểu phẩm hài ngắn mang tên: Khi gia đình có “Báo Thủ” mùa World Cup!
Giống như nhiều video trước, sản phẩm lần này cũng khéo léo đưa vào những nội dung đang “ nóng” trên mạng xã hội.
Mở đầu video là hình ảnh cậu con trai về báo nợ gia đình sau khi đánh cược thua trận bóng Hàn Quốc – Bồ Đào Nha trong vòng bảng World Cup.
Khi ông bố than vãn nói rằng: ” Đã bảo chơi củ khoai, củ sắn cho vui thôi“, cậu con trai vẫn khẳng định mình nghe lời bố: ” Vâng, nhưng con chơi hơn trăm nghìn củ khoai, giá khoai nướng Hồ Gươm”.
Nghe đến đây ông bố ngã ngửa. Mấy ngày gần đây dân mạng cũng xôn xao vụ cô gái cùng bạn đi ăn 10 quả trứng nướng, 4 củ khoai nướng và 3 bắp ngô nướng hết 580.000 đồng.
Người chủ quán bán 1 củ khoai nướng giá 80.000 đồng, trứng và ngô nướng 20.000 đồng. Vụ việc này đã được nhóm sáng tạo nội dung 1977 Vlog khéo léo đưa vào tiểu phẩm hài của mình để châm biếm.
Ngoài việc đưa vào tác phẩm của mình những đề tài đang nóng trên mạng xã hội, tác phẩm: ” Khi gia đình có “Báo Thủ” mùa World Cup” còn là lời gửi gắm của 3 chàng trai trẻ đối với mọi người mùa bóng đá: Có làm thì mới có ăn. Mọi người đừng ham vui quá mà cuối cùng mất hết tất cả.
Hình ảnh 2 bố con trong tác phẩm mất đi đôi tay của mình sau vụ cá cược bóng đá là lời cảnh tỉnh đến tất cả mọi người, nhất là những bạn trẻ ham vui, thiếu suy nghĩ.
Sa đà vào các cuộc cá độ, không những tiền mất mà tật còn phải mang. Thậm chí nhiều gia đình tan cửa nát nhà cũng vì những vụ cá cược ăn tiền này.
Video chỉ sau ít giờ đăng tải đã thu về hàng trăm nghìn lượt xem và lượt yêu thích của khán giả. Ai cũng phải gật gù đồng ý rằng 3 chàng trai của 1977 Vlog rất sáng tạo, biết cập nhật thông tin thời sự, xã hội liên tục.
Một số bình luận của cộng đồng mạng:
- Đây đúng là lời cảnh tỉnh đối với mọi người. Video vui vẻ hài hước nhưng ý nghĩa lớn, cảm ơn 1977 Vlog
- Đừng ai như 2 bố con trong video, ham cá cược đến độ cuối cùng mất luôn đôi tay
- Video toàn những vấn đề thời sự
- Buồn cười nhất câu: Con chơi hơn trăm nghìn củ khoai, khoai tính giá Hồ Gươm.
- MV muốn nhắc nhở mọi người vui thôi đừng vui quá.
- Ghét nhất mấy trò cá cược, đến lúc tan cửa nát nhà mới vỡ lẽ. Cảm ơn 1977 Vlog đã thức tỉnh mọi người.
"Ét ô ét" nam sinh làm bài so sánh Vợ Nhặt - nhặt vợ có gì khác nhau, đọc xong câu trả lời mà "tỉnh cả người"
Nam sinh đã có màn làm bài tập Văn học chẳng giống ai.
Các ví dụ hài hước, dễ hiểu luôn để lại ấn tượng trong mỗi buổi học. Đặc biệt là môn Ngữ Văn đầy những câu chuyện, tác phẩm văn học, việc so sánh thực tế, minh họa hài hước sẽ giúp bài học trở nên thú vị, trở thành chủ đề bàn luận xôn xao của cả tiết học. Như cách so sánh của cậu học trò dưới đây, đọc xong bạn sẽ thấy Văn học thú vị cỡ nào.
Được biết, trong giờ Ngữ văn và tìm hiểu về tác phẩm Vợ nhặt, một cậu học sinh lớp 12 được thầy giáo gọi lên bảng kêu so sánh giữa tác phẩm "Vợ Nhặt" của Kim Lân và hai chữ nhặt vợ, nhìn cách so sánh mà ai cũng phải khâm phục với trí tưởng tưởng của cậu học trò.
Lý giải giống nhau và khác nhau siêu hợp lý giữa 2 từ Vợ Nhặt và nhặt vợ
Nam sinh này được yêu cầu so sánh tên tác phẩm "Vợ Nhặt" có gì khác so với từ "nhặt vợ". Cậu bạn đã ghi điểm giống nhau "đều là vợ" và khác nhau là "nhặt được vợ".
Giáo viên đưa ra ví dụ này để học trò hiểu rằng: Tác giả đã cân nhắc và đặt tên tác phẩm như thế nào. "Vợ nhặt" có sự khác biệt ý nghĩa văn học với "nhặt vợ".
Bất cứ học trò nào học cấp 3 cũng phải học qua tác phẩm "Vợ Nhặt". Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Tràng, một chàng trai nghèo. Người ta hỏi cưới vợ, nhưng Tràng ở đây lại là "nhặt vợ". Nhan đề đã thể hiện được sự khốn cùng của hoàn cảnh (thảm cảnh nạn đói năm 1945). Bên cạnh đó, nhan đề cũng bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống của nhân vật chính.
Nhiều dân học Văn đã bình luận về màn giải bài tập hài hước này:
-"Giống nhau là nhặt được vợ. Khác nhau ở chỗ 'Vợ nhặt' nhặt là danh từ thấy được giá trị của tình người khao khát hạnh phúc đôi bên. Còn 'Nhặt vợ' là động từ thấy mất giá trị của phụ nữ trong Tràng. Kiểu nhận vu vơ, ế quá nhận đại".
-"Cả lớp cùng giải cứu cậu học trò ngay thôi".
-"Hôm qua mình vừa học tác phẩm này, thầy giáo cũng hỏi câu thế này".
Nhìn lại 1 năm MXH Việt Nam cùng 1977 Vlog: Người người "đầu tư chứng khoán", không quên mỉa mai "chuyên gia tỉa nến" mặc vest nhưng đi dép lê! Thời lượng video không nhiều nhưng một số sự kiện nổi bật gần như đã được điểm danh trong nhưng câu thoại của 1977 Vlog. 1977 Vlog vốn nổi tiếng với những video phim trắng đen cùng kịch bản văn học sở hữu những lời thoại sâu sắc, hài hước, đôi khi mang đậm tính mỉa mai, châm biếm thời cuộc. Chính vì...