Cười nhạo khi mẹ chồng khuyên ở cữ, nửa tháng sau 9X lãnh đủ hậu quả
Sau khi sinh con, bà mẹ 9X không những không chịu ở cữ mà còn ăn kiêng để giảm cân, ra ngoài tụ tập với bạn bè nên sau đó chị đã phải trả giá đắt.
Người xưa có câu: “Ở cữ tốt thì vạn sự đều tốt, ở cữ không cẩn thận, diêm vương đến tìm”. Tuy có vẻ hơi cường điệu nhưng từ đó ai cũng có thể thấy được tầm quan trọng của việc ở cữ đối với phụ nữ sau sinh. Thế nhưng, giới trẻ ngày nay lại không ít người chủ quan với giai đoạn sau sinh, thậm chí cho rằng việc ở cữ là quan điểm xưa cũ, lạc hậu, không còn phù hợp. Tiểu Thẩm (sống tại Trung Quốc) là một bà mẹ như vậy.
Tiểu Thẩm năm nay 25 tuổi, cô vừa sinh mổ, cả gia đình hạnh phúc khi mẹ tròn con vuông. Sau sinh, mẹ chồng Tiểu Thẩm chăm sóc cô rất ân cần, chu đáo. Tuy nhiên, khi mẹ chồng yêu cầu Tiểu Thẩm ở cữ, cô lại tỏ ra cười nhạo, cảm thấy quan điểm đó đã lạc hậu và là việc hoàn toàn không cần thiết.
Tiểu Thẩm không chịu nghe lời mẹ chồng ở cữ cẩn thận, chỉ muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. (ảnh minh họa)
Mặc kệ mẹ chồng khuyên nhủ ra sao, Tiểu Thẩm vẫn rất cứng đầu, cô chỉ ăn những bữa ăn giảm cân, không chịu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, với hy vọng nhanh lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai. Không chỉ vậy, vì sợ ngực chảy xệ, Tiểu Thẩm còn không chịu cho con bú, thường xuyên ra ngoài ăn uống, vui chơi.
Chuyện này kéo dài chưa tới nửa tháng thì một đêm Tiểu Thẩm cảm thấy đầu óc choáng váng, tay chân bủn rủn rồi ngất xỉu tại nhà. Gia đình vội vàng đưa Tiểu Thẩm tới bệnh viện thăm khám.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện Tiểu Thẩm bị chóng mặt là do bị suy nhược cơ thể. Ngoài ra, Tiểu Thẩm thường xuyên đi ra ngoài sau sinh, không được nghỉ ngơi đầy đủ nên khả năng miễn dịch của cơ thể cũng kém đi.
Do không chịu nghe theo lời mẹ chồng, Tiểu Thẩm đã bị ngất xỉu. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi nghe những việc những việc Tiểu Thẩm làm sau sinh, bác sĩ tức giận quát mắng cô là không quan tâm tới sức khỏe của mình, đùa cợt với tính mạng. Lúc này, Tiểu Thẩm mới cảm thấy hối hận vì đã không nghe theo lời mẹ chồng ở cữ cẩn thận sau sinh.
Phụ nữ sau sinh cơ thể thường rất yếu, chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng kém đi, sức đề kháng của mẹ sẽ trở nên rất yếu, khả năng miễn dịch giảm sút khiến mẹ rất dễ ốm. Vì vậy, việc ở cữ sau sinh là rất quan trọng, giúp mẹ hồi phục lại cơ thể. Dưới đây là một số điều cần đặc biệt chú ý trong giai đoạn ở cữ:
1. Tránh ăn kiêng
Mẹ sau sinh nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh hồi phục. Ảnh minh họa
Giảm cân trong giai đoạn ở cữ là điều tối kỵ, nhiều bà mẹ sợ thân hình bị sồ xề, tăng cân sau sinh nên không muốn uống nhiều thuốc bổ, thậm chí bắt đầu ăn kiêng để giảm cân với mong muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Trên thực tế, việc này không chỉ gây hại cho cơ thể mà còn không thể cung cấp đủ sữa mẹ cho con. Vì vậy, trong thời gian ở cữ, mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn uống hợp lý để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
2. Tránh lạnh
Những người lớn tuổi trong gia đình chắc chắn sẽ thường nhắc nhở mẹ sau sinh rằng không được ăn đồ lạnh, không được đi ra gió, không được đi ra ngoài,… Thực tế là do họ sợ mẹ bị nhiễm lạnh. Bởi lẽ một khi bị nhiễm lạnh trong thời gian ở cữ thì mẹ không chỉ dễ ốm mà còn khó hồi phục sức khỏe, mắc một số bệnh khó điều trị tận gốc. Ngoài ra, ăn đồ lạnh còn dễ khiến mẹ bị tiêu chảy và một số vấn đề khác, có thể dẫn đến viêm ruột và các bệnh dạ dày trong tương lai.
3. Tập thể dục nhẹ nhàng
Mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng khi ở cữ. Ảnh minh họa
Trong thời gian ở cữ, mẹ không cần thiết phải suốt ngày nằm trên giường, thay vào đó mẹ nên kết hợp làm những việc nhẹ và nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng. Các mẹ không chịu vận động trong thời gian ở cữ không những không có lợi cho hệ tiêu hóa mà còn khiến chân tay dễ bị phù nề, đau lưng mỏi gối do nằm lâu. Ngược lại, nếu mẹ vận động quá nhiều, tập thể dục quá sức, làm việc nặng trong thời gian ở cữ thì sau này mẹ rất dễ bị đau lưng, đau chân.
Đối với những bà mẹ sinh mổ, vết mổ không dễ lành, nếu cơ thể không hồi phục tốt thì sau này rất dễ bị ốm. Do đó, việc tập luyện trong thời gian ở cữ nên tùy theo tình trạng hồi phục sức khỏe của từng người, không được vận động và tập thể dục quá sức.
Mẹ chồng lên chăm cháu, con dâu đề nghị đóng góp tiền sinh hoạt
Mẹ tôi tự nguyện lên Hà Nội chăm cháu sau khi con dâu hết thời gian ở cữ. Vậy mà vợ tôi đòi bà đóng góp sinh hoạt phí hàng tháng.
Vợ chồng tôi mới sinh con đầu lòng được 5 tháng. Sắp tới vợ tôi sẽ đi làm trở lại. Công ty cô ấy ở khu công nghiệp, cách nhà 30 km.
Ảnh: Minh họa
Công việc ở đây ổn định, vợ tôi không có ý định chuyển sang nơi khác làm. Để thuận tiện, có người hỗ trợ chăm sóc con, vợ tôi nhờ trung tâm mối giới tìm cho một giúp việc vào giờ hành chính.
Thế nhưng, cô ấy quá khó tính. Một tuần trung tâm đưa 3 giúp việc đến thử việc vẫn không hài lòng. Tôi nản, báo trung tâm chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ giúp việc.
Đúng lúc đó, mẹ tôi ở dưới quê lên chơi. Bà mang gà, vịt và rau cỏ cho hai vợ chồng đủ ăn trong một tuần. Tôi than vãn vợ sắp đi làm, không biết gửi con cho ai.
Mẹ tôi liền tự nguyện ở lại trông cháu. Bà bảo: "Công việc dưới quê cũng ít. Bố con đi xây nhà cho người ta liên miên. Mẹ ở đây vài tháng, đến Tết các con tìm được giúp việc thì mẹ về.
Tôi mừng rỡ, thông báo với vợ. Mặt cô ấy bỗng tối sầm lại, tỏ vẻ khó chịu. Vợ trách tôi không hỏi ý cô ấy trước.
"Anh với mẹ phải bàn bạc với em, xem em có đồng ý phương án đó hay không? Anh với mẹ lại tự quyết với nhau", vợ tôi cằn nhằn.
Cô ấy ra điều kiện, mẹ chồng ở lại chăm cháu phải thực hiện theo hướng dẫn của mình. Từ ăn bột giờ nào, uống sữa mấy cữ/ngày, cách thay bỉm ra sao... Ngoài ra, vợ tôi sẽ lắp thêm camera.
Vợ giải thích, bà nội cao tuổi, lại có bệnh huyết áp thấp. Cô ấy ở cơ quan, theo dõi qua camera. Ở nhà có vấn đề gì còn biết mà xử lý. Vì bệnh này lúc bình thường không sao nhưng tụt đường huyết rất dễ ngất xỉu.
Điều kiện quan trọng nhất, cô ấy đòi mẹ chồng phải đóng góp 2 triệu phí sinh hoạt và điện nước.
"Mẹ ở đây, thêm miệng ăn, điện nước tăng lên... Em mới đi làm lại, lương sẽ chưa cao. Thu nhập của anh thì ba cọc ba đồng, mẹ đóng 2 triệu coi như phụ giúp, cho mình đỡ gánh nặng", vợ tôi nói tiếp.
Cô ấy cho biết thêm, hồi mới sinh, bà ngoại lên đây ở một tháng cũng đưa 3 triệu lo cơm nước hàng ngày.
Tôi giận run người trước những câu nói khó nghe của vợ. Vợ tôi sẵn sàng chi tiền thuê giúp việc nhưng lại tính toán với mẹ chồng. Bà ở cũng là chăm cháu giúp con dâu, nào có ăn không của cô ấy.
Tối đó, chúng tôi lời qua tiếng lại căng thẳng. Đỉnh điểm, vợ tuyên bố thà bỏ tiền thuê giúp việc để điều chỉnh họ theo ý mình còn hơn nhờ bà nội giúp.
Cô ấy chê mẹ tôi cổ hủ, không biết nuôi trẻ con theo khoa học. Mấy ngày cô ấy sinh con trong viện, mẹ chồng lên trông mà như cực hình.
Mẹ tôi nghe được, giận tím mặt. Hôm sau bà đùng đùng bỏ về quê. Anh chị tôi gọi điện lên mắng không ra sao. Bố đẻ tôi thì cấm cửa hai vợ chồng bước chân về nhà.
Tình cảnh gia đình tôi lúc này rất rối ren. Bình thường với chồng con, vợ tôi vẫn tử tế. Lúc nào cô ấy cũng chăm sóc chu đáo. Chẳng hiểu sao với mẹ chồng, cô ấy như biến thành con người khác.
Giờ chỉ có nước đưa vợ về xin lỗi bố mẹ. Thế nhưng, vợ tôi nhất định không đồng ý. Vì cô ấy quan điểm mình không làm sai, tại sao phải xin lỗi.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Thím chồng, cháu dâu 'chiến tranh lạnh' vì chiếc bánh giò Người xưa có câu 'không gì khó như chiều mẹ chồng', nhưng trường hợp của tôi thì có khi phải sửa lại thành 'không gì khó như chiều thím chồng'. Ảnh minh họa. Mẹ chồng tôi hiền lành, biết điều và rất quý người. Từ ngày tôi về làm dâu, chưa một lần bà to tiếng, nặng nhẹ với tôi. Người ngoài nhìn...