Cưới ‘chồng nhí’ 2 tuổi, thiếu nữ ngoại tình với trai lạ rồi có bầu: Càng xem phim càng ‘vỡ nát tam quan’
Hủ tục tảo hôn của Trung Quốc vào những năm 1980 khiến cuộc đời của cô gái trẻ trong bộ phim ‘ Tương nữ Tiêu Tiêu’ xoay như chong chóng.
Phụ nữ hiện đại có thể làm việc, xông pha thương trường giống như nam giới, có quyền tự chủ tài chính và tự do quyết định cuộc sống của bản thân. Số phận bi thảm của Tiêu Tiêu trong Tương nữ Tiêu Tiêu ( Girl from hunan) thực ra bắt nguồn từ việc thiếu kinh tế, cộng thêm hủ tục tảo hôn lạc hậu của xã hội Trung Quốc vào những năm 1980-1990.
Tương nữ Tiêu Tiêu là bộ phim của Trung Quốc đề cập đến vấn đề tảo hôn, mà nhân vật chính trong phim chính là Tiêu Tiêu, chỉ mới 12 tuổi đã bị ép gả cho một bé trai 3 tuổi. Sau khi cưới ‘chồng nhí’, Tiêu Tiêu chăm bẵm chồng như con, ban ngày chơi cùng, đến đêm lại dỗ chồng ngủ.
Tục tảo hôn đã ghép một bé gái 12 tuổi và một cậu bé 3 tuổi thành vợ chồng
Nếu mẹ của Tiêu Tiêu không chết, cha cô không bị bệnh và không còn đủ sức nuôi cô thì Tiêu Tiêu cũng không cần phải gả cho ‘chồng trẻ con’. Cuộc sống của Tiêu Tiêu quẩn quanh việc trông trẻ cho đến 6 năm sau, lúc này, cô đã trở thành một thiếu nữ trổ mãi với nhan sắc rực rỡ.
Một ngày nọ, khi cùng ‘chồng nhí’ trú mưa trong căn nhà trống, Trong khi Tiêu Tiêu đang cởi áo để hong khô thì anh nông dân Hoa Cẩu bất ngờ xuất hiện. Hắn ta dụ chồng của Tiêu Tiêu ra ngoài chơi, còn bản thân thì đóng cửa và hãm hiếp cô gái. Ban đầu, cô còn phản kháng nhưng dưới sự dụ dỗ của Hoa Cẩu, cô chính thức ‘vào đời’ và nếm vị của ‘trái cấm’.
Hoa Cẩu xuất hiện và khiến cô gái có chồng nhí xiêu lòng
Video đang HOT
Cả hai người cuối cùng cũng phát sinh quan hệ
Tiêu Tiêu và Hoa Cẩu nghĩ rằng chỉ cần hai người không nói ra thì không ai biết chuyện, nhưng sau quá trình phát sinh quan hệ, cô đã mang thai đứa con của nhân tình. Theo quy củ của gia tộc, nếu phụ nữ có chồng nảy sinh tình huống này thì bị bán đi hoặc buộc đá dìm xuống sông. Tiêu Tiêu sợ hãi và muốn bỏ trốn cùng Hoa Cẩu, nhưng hắn lại là gã đàn ông vô trách nhiệm và đã sớm bỏ chạy một mình, gạt người tình sang một bên.
Tiêu Tiêu có bầu và thèm ăn đồ chua
Tiêu Tiêu tìm đủ mọi cách để phá thai từ đập bụng, uống nước lạnh, nuốt tro hương hay thậm chí cầu xin Phật… Tuy nhiên, việc phá thai bất thành và bị bại lộ, mẹ chồng cô vừa khóc vừa mắng vì tức giận. Nhưng bà không dám để con dâu bị dìm xuống sông vì sợ rằng phụ nữ có thai sẽ biến thành quỷ đòi mạng. Bà đành tìm người bán Tiêu Tiêu đi nhưng bọn buôn người chê phụ nữ có thai không thể làm được việc gì.
Cuối cùng, bà giữ con dâu lại, sau thời gian thai nghén, Tiêu Tiêu sinh hạ một bé trai, đứa bé này lại bị cô đem gả cho một bé gái khác. Vòng luẩn quẩn của hủ tục tảo hôn lại tiếp tục diễn ra…
Vòng luẩn quẩn lại tiếp tục tái diễn…
Sau khi xem Tương nữ Tiêu Tiêu, nhiều người nhận xét rằng chính sự ngu dốt, lạc hậu về văn hóa, lối tư duy phong kiến chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Tiêu Tiêu nói riêng và những đứa trẻ trong hủ tục tảo hôn nói chung.
Tương nữ Tiêu Tiêu thể hiện rõ bộ mặt khác của hủ tục phong kiến lạc hậu, đẩy cuộc đời của những đứa trẻ lâm vào bế tắc, ngõ cụt. Cũng nhờ vai diễn này đã giúp nữ diễn viên Na Nhân Hoa giành được giải Kim Phụng (tương đương với giải Nghiệp đoàn Diễn viên Màn ảnh của Hollywood), đồng thời bà còn được đề cử giải Kim Kê khi chỉ mới 24 tuổi.
Tìm hạnh phúc trong bóng tối!
Xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có gần 100% bà con người dân tộc. Nhưng 6/9 điểm hiện chưa có điện lưới, sóng điện thoại phập phù. Nhiều lớp học đã phải diễn ra trong ánh sáng yếu của những cây nến.
Trong lớp học ghép 2 trình độ tại điểm lẻ Trường Tiểu học Trung Lý 1. Ảnh: NTCC
Những người vượt lên thách thức
Thầy Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 1 cho biết đây là xã đặc biệt khó khăn. Dù đã bước sang thời đại 4.0 nhưng nhiều thôn bản không điện lưới, mù chữ, tảo hôn, hôn nhân cận huyết chưa được xóa bỏ hoàn toàn. Đây không chỉ là thách thức với chính quyền địa phương mà các nhà trường, thầy cô giáo cũng hàng ngày phải đối diện.
Trong số 6 điểm trường lẻ của trường chưa có điện lưới thì có tới 3 điểm trường giáo viên (GV) phải ở lại điểm trường dù cơ sở vật chất thiếu thốn, sinh hoạt bằng điện năng lượng...
Theo thầy Phạm Văn Mạnh, trường cách trung tâm xã 14km. Đường vào điểm trường có 8km trải nhựa, 6km đường đất. Vào mùa mưa, những chiếc xe máy khỏe đến mấy cũng không thể vượt qua đoạn đường này. Gặp trời mưa GV thường để lại xe và lội bộ vào trường.
Do điều kiện, môi trường sống khắc nghiệt nên việc phân công GV vào dạy học ở điểm trường Suối Hộc buộc nhà trường phải chọn những thầy giáo trẻ tuổi và có sức khỏe tốt. Họ thường ở lại điểm trường 1 - 2 tuần, thậm chí cả tháng (nếu không có việc cần) mới về nhà.
Tuy nhiên, trăn trở hơn cả với thầy Phạm Văn Mạnh, Hà Văn Luân khi dạy học tại điểm trường Suối Hộc là vấn đề không điện lưới. Từ dạy học tới cuộc sống, sinh hoạt phải phụ thuộc vào điện năng lượng mặt trời nên rất bị động.
Điểm trường Suối Hộc đã nhận được hỗ trợ 1 máy điện năng lượng. Tuy nhiên như vậy cũng chỉ đủ thắp sáng 1 - 2 bóng đèn cho lớp học vào ban ngày. Ngoài ra, không thể triển khai nhữngthiết bị dạy học máy tính, máy chiếu, màn hình tivi (nếu có).
Mùa hè, nóng như đổ lửa nhưng GV và HS phải chịu đựng. Mùa đông, nếu khép cửa tránh gió lùa thì lớp lại thiếu ánh sang. Bởi điện năng lượng mặt trời không đủ đáp ứng điện cho lớp học thắp tăng lên 4 - 5 bóng điện.
Buổi tối, trong 2 căn phòng công vụ của GV ánh sáng cũng phụ thuộc vào thời tiết và thiết bị tích điện. "Điện năng lượng thường chỉ đủ thắp 1 - 2 bóng đèn. Vào mùa hè nắng gắt, lượng điện ngoài thắp 2 bóng đèn còn có thể sử dụng thêm chiếc quạt máy nhỏ. Tivi, đài, máy tính, máy chiếu... không bao giờ GV nghĩ tới. Bởi dẫu có cũng không thể sử dụng do điện quá yếu..." - thầy Mạnh nói.
Thầy Mạnh và thầy Luân mỗi tuần chỉ đi chợ một lần hoặc mang thực phẩm tươi từ dưới xuôi lên. 2 - 3 ngày đầu tuần 2 thầy ăn thịt cá, 4 ngày cuối tuần ăn đồ khô như: Lạc, trứng,cá khô, đồ hộp. Sở dĩ "đầu tuần ăn tươi cuối tuần ăn khô" bởi chẳng thức ăn nào để được dài ngày trong điều kiện thời tiết nắng nóng, ẩm nồm.
"Nhiều khi, mua được miếng thịt lợn ngon, con cá tươi về rán, luộc... ăn chưa hết và để dành thì đã bị hỏng. Thế nhưng, chém to kho mặn mãi cũng chẳng thể nuốt nổi..." - thầy Mạnh chia sẻ.
Cô giáo Thao Thị Mỵ dạy và ở lại điểm trường Ma Hác (Trường Tiểu học Trung Lý 1) cho biết: "Gia đình em ở xa nên ở lại cuối tuần mới về, cô Mai Thị Thắng nhà gần sáng đi chiều về. Ban ngày có HS và đồng nghiệp cảm thấy rất vui nhưng tối đến còn lại mình em trong nhà công vụ rộng hơn 10m. thắp sáng bằng 2 ngọn đèn leo lét đôi khi em thấy buồn, sợ và mong thời gian trôi đi thật nhanh.
Nếu có điện, được xem tivi, nghe đài hay vào máy tính lên mạng... có lẽ cuộc sống đỡ buồn tẻ hơn. Không điện lại ở 1 mình nên cứ sẩm tối em đóng cửa cài then vì ở một mình. Đèn năng lượng lờ mờ muốn soạn bài, xem vở HS, đọc sách... em phải tăng cường thêm cây nến. Do đó, GV cắm bản cũng thường ngủ sớm hơn bởi mọi sinh hoạt thường chìm trong bóng tối".
"3 tuần nay máy tích điện năng lượng mặt trời tại điểm trường Ma Hác bị hỏng nên sinh hoạt chủ yếu dựa vào ánh nến. Sau giờ dạy học, em phải tranh thủ làm thật nhanh một số công việc như soạn bài, đọc tài liệu, xem lại vở HS, giặt quần áo, nấu nướng. 9 giờ tối là cả bản như chìm vào giấc ngủ..." - cô Mỵ nói.
Cũng theo chia sẻ của cô Mỵ, tại điểm trường Ma Hác sóng điện thoại cũng chập chờn. Cô và đồng nghiệp phải mang điện thoại để ở điểm cao nhất để "hứng" sóng và thi thoảng kiểm tra. Muốn nói chuyện, nhắn tin với gia đình, bạn bè GV phải đứng đúng điểm có sóng. Do đó, những cuộc điện thoại hỏi thăm, trao đổi, chia sẻ giữa cô Mỵ và gia đình, bạn bè cũng hạn chế.
Ước mong cho ngày mai
Thầy Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 1 cho rằng, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường bởi số điểm trường lẻ nhiều, đầu tư thiết bị chưa đồng bộ và đa số chưa có điện lưới. Trong khi đó, có hơn 300 HS từ lớp 1 - 5 đang học tại điểm trường. 6/9 điểm lẻ GV không thể ứng dụng CNTT vào dạy học vì không có điện.
Cô Thao Thị Mỵ trăn trở, năm học 2020 - 2021 đã triển khai CTGDPT mới đối với lớp 1 nhưng đến nay chưa một lần GV được triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học. GV vẫn dùng hình ảnh, tranh vẽ để hỗ trợ HS mau hiểu bài. Năm học tới tiếp tục triển khai CTGDPT mới ở lớp 2, nếu tiếp tục dạy và học "chay" thì chắc chắn hiệu quả không như mong muốn.
"Cuộc sống của không có điện sinh hoạt dẫu vất vả thì GV vẫn cố gắng khắc phục vượt qua. Song nhìn cảnh học trò mướt mát mồ hôi, lớp học thiếu ánh sáng, không quạt vào mùa hè, không đèn sưởi vào mùa đông... thấy xót xa vô cùng" - cô Mỵ bày tỏ.
Thầy Phạm Văn Mạnh cho rằng, trong điều kiện điện lưới chưa thể có, thì GV tại điểm trường lẻ đều mong muốn được hỗ trợ thêm thiết bị điện năng lượng mặt trời. Như vậy, các lớp học sẽ đảm bảo ánh sáng, trời nóng có thể sử dụng quạt, GV có thể đổi mới, ứng dụng CNTT vào dạy học...
Đầy dẫy những khó khăn thách thức trong cuộc sống, nhưng những thầy cô giáo đã và đang dạy học tại các điểm trường không điện, không sóng điện thoại... vẫn lặng thầm, kiên trì bám trụ trường, lớp. Dẫu hoàn cảnh sống, điều kiện dạy học còn thiếu thốn nhưng với họ được cống hiến và tận cùng với nghề giáo chính là hạnh phúc.
168 triệu trẻ em trên toàn cầu nghỉ học gần một năm Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) mới đây công bố dữ liệu cho thấy hơn 168 triệu trẻ em trên thế giới phải nghỉ học hoàn toàn trong gần một năm do đại dịch Covid-19. Sáng kiến "Lớp học trong đại dịch". Khoảng 214 triệu trẻ em đã bỏ lỡ 3/4 thời gian học trực tiếp. Bài phân tích về báo cáo...