Cưới chạy bầu – “Vé vào cổng” cho hôn nhân?
Thời gian gần đây, hình ảnh cô dâu xinh đẹp vác bụng bầu “vượt mặt” trong ngày cưới liên tục được chia sẻ lên mạng xã hội. Thậm chí, có trường hợp cô dâu còn “vượt cạn” ngay trước giờ lên xe hoa về nhà chồng. Chính điều này đã tạo nên những ý kiến trái chiều trong cư dân mạng.
Ảnh minh họa
“Tậu trâu, tậu cả nghé”
Trước đây, chuyện những cặp đôi “ăn cơm trước kẻng” dẫn tới việc ngày cưới cô dâu phải “đeo ba lô ngược” thường là nỗi xấu hổ của gia đình hai bên. Nhưng, thời gian gần đây, chuyện “tậu trâu” phải “có nghé” không còn là chuyện xưa nay hiếm, thậm chí trở thành “ vé vào cổng” hợp lệ cho một cuộc hôn nhân. Vì thế, hình ảnh các cô dâu ôm bụng bầu trong ngày cưới dần trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
Còn nhớ cách đây không lâu, dư luận xôn xao trước câu chuyện cô dâu “vượt cạn” ngay trong ngày cưới ở Nghệ An. Theo đó, gần đến giờ đón dâu, thì cô dâu đau bụng chuyển dạ. Cả đoàn không đi rước dâu nữa mà đi “rước bà đẻ”. Câu chuyện hi hữu này nhận được không ít lời bình luận dí dỏm và hài hước từ người dùng mạng.
Trước thực trạng này, PV báo đã có cuộc trò chuyện với những cô dâu “đeo ba lô ngược” trong ngày cưới.
Chị Linh Trang (SN 1992, Vĩnh Phúc), một cô dâu vừa trải qua giai đoạn cưới xin đầy “giông bão” thổ lộ: “Tôi có bầu được 6 tháng mới làm đám cưới. Ngày ăn hỏi, tôi rất ngượng ngùng, vì trên nhà trai việc cưới xin vẫn còn nhiều thủ tục. Khi đó, tôi có nghe được một số lời đàm tiếu từ gia đình anh. Có người còn nói: “Bác sĩ bảo mới cưới, chứ xa xôi như vậy ai muốn đi”.
Ngày cưới, tôi mặc váy cô dâu khi cái thai đã nhô lên rõ mồn một. Nhiều bạn bè đến dự đám cưới còn xoa bụng trêu đùa. Đã vậy, trong hôn lễ, MC còn đọc to: “Chúc cho đôi vợ chồng trẻ sớm sinh quý tử” làm cả hội trường bật cười”.
Còn chị Đặng Thị Hương (SN 1994, Thường Tín, Hà Nội) kể: “Ngày mới yêu nhau, bố mẹ anh thường bóng gió, phải “tậu trâu, tậu cả nghé” thì mới yên tâm. Vì thế, khi biết tin tôi có bầu, nhà chồng vui mừng lắm. Nhưng đi xem ngày thì phải 4 tháng sau mới cưới được. Vậy nên, khi cái thai bước sang tháng thứ 7 tôi mới lên xe hoa về nhà chồng. Vì bố mẹ chồng chào đón nên tôi không ngại ai nói gì. Chỉ có điều, bố mẹ tôi lại mang tiếng vì có đứa con gái không biết giữ gìn.
Chuyện đi chụp ảnh cưới cũng thế, cô dâu không được xinh đẹp như những bạn khác, việc đi lại khó khăn hơn rất nhiều. Chụp ảnh chỉnh sửa bao nhiêu cũng không đẹp lên được. Hai vợ chồng tôi thường trêu đùa, sau này con lớn sẽ đi chụp lại ảnh cưới”.
Video đang HOT
“Thử súng phòng đạn điếc” là cụm từ được sử dụng cho những trường hợp như của chị Trang, Hương. Và chuyện “kiểm tra” khả năng sinh sản của người yêu trước khi đi đến hôn nhân không còn là việc chỉ các chàng trai mới làm. Nhiều cô gái cũng có nhu cầu kiểm tra “máy móc” và khả năng duy trì nòi giống của người yêu trước khi cưới.
Chị Vân Anh (SN 1993, Hà Nội) chia sẻ: “Ngày nay tỉ lệ vô sinh khá nhiều. Nhiều anh chàng nhìn bề ngoài thì rất “ngon lành” nhưng đến khi kết hôn thì mấy năm không làm cho bụng vợ to lên được. Mình với người yêu cứ “test” trước và cả hai quyết định, nếu có bầu sẽ cưới, còn chưa “dính” thì đám cưới cứ “treo” tạm ở đấy”.
Quy trình ngược liệu có phù hợp?
Con cái là ước muốn của hầu hết các cặp vợ chồng, nên lo lắng đến khả năng sinh nở của đôi bên trước khi cưới cũng hoàn toàn dễ hiểu.
Trong văn hóa của người Việt, cưới hỏi được coi là nghi lễ truyền thống quan trọng nhất của đời người. Đám cưới là để thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội, họ hàng, gia đình về một cuộc hôn nhân. Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì vậy “quy trình ngược” này của nhiều cặp đôi vấp phải sự không đồng tình của nhiều người.
Bà Trần Lan Vân (Đông Anh, Hà Nội) thẳng thắn chia sẻ: “Nếu sau này con trai tôi dắt về nhà một cô gái đã có thai và xin cưới, tôi sẽ phản đối. Theo tôi, để con dâu giữ được hình tượng cũng như sự tôn trọng từ nhà chồng thì hãy sống biết giữ mình. Rất nhiều người vì không được nhà chồng ủng hộ nên sau ngày cưới, cuộc sống vô cùng ngột ngạt”.
Cũng theo bà Vân, giới trẻ đừng nhân danh tình yêu để đòi hỏi tất cả. Bởi, sau đó còn rất nhiều hệ lụy mà người trẻ sẽ không thể gánh được trách nhiệm. Cũng đã có rất nhiều trường hợp con gái sau khi đã “dâng hiến” và tạo ra kết quả thì chàng trai liền quay lưng, buông những lời xúc phạm và đòi chia tay. Cũng có tình huống cái thai chỉ là cớ để cô dâu trói chân người yêu. Khi đó, hôn nhân chỉ là một cuộc tình ngang trái, đầy tai ương và dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Chị Nguyễn Phương Thảo (Hà Nội) cho rằng: “Việc có bầu khi chưa sẵn sàng làm mẹ, làm vợ thì người con gái đó sẽ rơi vào trạng thái lo lắng, điều này gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của thai nhi. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều đám cưới mà cô dâu chú rể mặt búng ra sữa, chỉ vì nhỡ nhàng nên mới “cưới chạy”. Vẫn biết thời nay suy nghĩ thoáng, nhưng cũng cần phải nhìn lại rất nhiều yếu tố, nếu không con gái sẽ là người chịu thiệt thòi nhất”.
Theo Phunutoday
Cô dâu vác bụng bầu trong ngày cưới: "Vé vào cổng" cho hôn nhân?
Cô dâu xinh đẹp vác bụng bầu "vượt mặt" trong ngày cưới liên tục được chia sẻ lên mạng xã hội. Chính điều này đã tạo nên những ý kiến trái chiều trong cư dân mạng.
" Tậu trâu, tậu cả nghé"
Trước đây, chuyện những cặp đôi "ăn cơm trước kẻng" dẫn tới việc ngày cưới cô dâu phải "đeo ba lô ngược" thường là nỗi xấu hổ của gia đình hai bên. Nhưng, thời gian gần đây, chuyện "tậu trâu" phải "có nghé" không còn là chuyện xưa nay hiếm, thậm chí trở thành "vé vào cổng" hợp lệ cho một cuộc hôn nhân.
Vì thế, hình ảnh các cô dâu ôm bụng bầu trong ngày cưới dần trở thành "chuyện thường ngày ở huyện".
Còn nhớ cách đây không lâu, dư luận xôn xao trước câu chuyện cô dâu "vượt cạn" ngay trong ngày cưới ở Nghệ An.
Theo đó, gần đến giờ đón dâu, thì cô dâu đau bụng chuyển dạ. Cả đoàn không đi rước dâu nữa mà đi "rước bà đẻ". Câu chuyện hi hữu này nhận được không ít lời bình luận dí dỏm và hài hước từ người dùng mạng.
Trước thực trạng này, PV đã có cuộc trò chuyện với những cô dâu "đeo ba lô ngược" trong ngày cưới. Chị Linh Trang (SN 1992, Vĩnh Phúc), một cô dâu vừa trải qua giai đoạn cưới xin đầy "giông bão" thổ lộ: "Tôi có bầu được 6 tháng mới làm đám cưới. Ngày ăn hỏi, tôi rất ngượng ngùng, vì trên nhà trai việc cưới xin vẫn còn nhiều thủ tục. Khi đó, tôi có nghe được một số lời đàm tiếu từ gia đình anh.
Có người còn nói: "Bác sĩ bảo mới cưới, chứ xa xôi như vậy ai muốn đi". Ngày cưới, tôi mặc váy cô dâu khi cái thai đã nhô lên rõ mồn một. Nhiều bạn bè đến dự đám cưới còn xoa bụng trêu đùa. Đã vậy, trong hôn lễ, MC còn đọc to: "Chúc cho đôi vợ chồng trẻ sớm sinh quý tử" làm cả hội trường bật cười".
Còn chị Đặng Thị Hương (SN 1994, Thường Tín, Hà Nội) kể: "Ngày mới yêu nhau, bố mẹ anh thường bóng gió, phải "tậu trâu, tậu cả nghé" thì mới yên tâm. Vì thế, khi biết tin tôi có bầu, nhà chồng vui mừng lắm. Nhưng đi xem ngày thì phải 4 tháng sau mới cưới được.
Vậy nên, khi cái thai bước sang tháng thứ 7 tôi mới lên xe hoa về nhà chồng. Vì bố mẹ chồng chào đón nên tôi không ngại ai nói gì. Chỉ có điều, bố mẹ tôi lại mang tiếng vì có đứa con gái không biết giữ gìn.
Chuyện đi chụp ảnh cưới cũng thế, cô dâu không được xinh đẹp như những bạn khác, việc đi lại khó khăn hơn rất nhiều. Chụp ảnh chỉnh sửa bao nhiêu cũng không đẹp lên được. Hai vợ chồng tôi thường trêu đùa, sau này con lớn sẽ đi chụp lại ảnh cưới".
"Thử súng phòng đạn điếc" là cụm từ được sử dụng cho những trường hợp như của chị Trang, Hương. Và chuyện "kiểm tra" khả năng sinh sản của người yêu trước khi đi đến hôn nhân không còn là việc chỉ các chàng trai mới làm. Nhiều cô gái cũng có nhu cầu kiểm tra "máy móc" và khả năng duy trì nòi giống của người yêu trước khi cưới.
Chị Vân Anh (SN 1993, Hà Nội) chia sẻ: "Ngày nay tỉ lệ vô sinh khá nhiều. Nhiều anh chàng nhìn bề ngoài thì rất "ngon lành" nhưng đến khi kết hôn thì mấy năm không làm cho bụng vợ to lên được. Mình với người yêu cứ "test" trước và cả hai quyết định, nếu có bầu sẽ cưới, còn chưa "dính" thì đám cưới cứ "treo" tạm ở đấy".
Quy trình ngược liệu có phù hợp?
Con cái là ước muốn của hầu hết các cặp vợ chồng, nên lo lắng đến khả năng sinh nở của đôi bên trước khi cưới cũng hoàn toàn dễ hiểu. Trong văn hóa của người Việt, cưới hỏi được coi là nghi lễ truyền thống quan trọng nhất của đời người.
Đám cưới là để thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội, họ hàng, gia đình về một cuộc hôn nhân. Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì vậy "quy trình ngược" này của nhiều cặp đôi vấp phải sự không đồng tình của nhiều người.
Bà Trần Lan Vân (Đông Anh, Hà Nội) thẳng thắn chia sẻ: "Nếu sau này con trai tôi dắt về nhà một cô gái đã có thai và xin cưới, tôi sẽ phản đối.
Theo tôi, để con dâu giữ được hình tượng cũng như sự tôn trọng từ nhà chồng thì hãy sống biết giữ mình. Rất nhiều người vì không được nhà chồng ủng hộ nên sau ngày cưới, cuộc sống vô cùng ngột ngạt".
Cũng theo bà Vân, giới trẻ đừng nhân danh tình yêu để đòi hỏi tất cả. Bởi, sau đó còn rất nhiều hệ lụy mà người trẻ sẽ không thể gánh được trách nhiệm.
Cũng đã có rất nhiều trường hợp con gái sau khi đã "dâng hiến" và tạo ra kết quả thì chàng trai liền quay lưng, buông những lời xúc phạm và đòi chia tay.
Cũng có tình huống cái thai chỉ là cớ để cô dâu trói chân người yêu. Khi đó, hôn nhân chỉ là một cuộc tình ngang trái, đầy tai ương và dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Theo Nguoiduatin
Tình yêu bị bế tắc với người phụ nữ hơn 22 tuổi Tôi phân vân cực độ, lo về tương lai sau này của cô ấy, lo cho 2 nhóc nhà cô sẽ sốc khi nghe tin bố mẹ chúng bỏ nhau. Tôi là cô gái 16 tuổi, đang có mối quan hệ tình cảm với một người phụ nữ hơn 22 tuổi, trớ trêu hơn cô ấy đang dạy tại trường nơi tôi theo...