Cuộc xung đột nào có thể kết thúc trong năm 2025?
Thế giới đều mong mỏi các cuộc xung đột kéo dài sẽ sớm kết thúc trong năm 2025. Tuy nhiên, đây không phải triển vọng dễ dàng đạt được.
Pháo binh Ukraine trên chiến trường Donetsk (Ảnh: Reuters).
Các cuộc xung đột tại Ukraine và dải Gaza có khả năng sẽ đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n trong năm 2025. Dù vậy, viễn cảnh về một nền hòa bình lâu dài vẫn còn tương đối mù mờ do quan điểm của các bên quá khác biệt. Tương lai nội chiến Syria cũng vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Nội chiến Syria
Sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, nhiều người đã nghĩ đến viễn cảnh nội chiến Syria có thể kết thúc sau hơn một thập niên.
Tuy vậy, triển vọng hòa bình tại Syria vẫn còn tương đối mong manh. Trên thực tế, lực lượng chính phủ của Tổng thống Assad chỉ là một trong số nhiều phe phái tham chiến.
Lực lượng chiếm ưu thế hiện nay là Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) – nhóm vũ trang dẫn đầu cuộc tấ.n côn.g của phe đối lập vừa qua. Bên cạnh đó, chính trường (và chiến trường) Syria còn có sự tham gia của Quân đội Quốc gia Syria (SNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, lực lượng người Kurd kiểm soát Đông Bắc Syria và hàng loạt nhóm vũ trang khác.
Trong những tháng tới, các phe phái đối lập tại Syria sẽ bước vào giai đoạn cạnh tranh quyền lực gay gắt. Thêm vào đó, các lực lượng trung thành với ông Assad vẫn luôn âm ỉ tìm cách quay trở lại bàn cờ chính trị.
Quyền lực chính trị dường như sẽ thuộc về phe phái nào sở hữu nhiều vũ khí nhất và có nguồn tài chính dồi dào nhất.
Đây không phải bài học xa lạ đối với mọi phe phái tại Syria. Trong nhiều năm qua, HTS đã độc quyền kiểm soát các khoản thuế quan đối với người và hàng hóa xuất nhập cảnh qua biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ. Chính khoản tiề.n này góp phần giúp HTS duy trì chính quyền ở các khu vực chiếm đóng và chuẩn bị lực lượng cho cuộc tổng tấ.n côn.g vừa qua.
Bên cạnh đó, không thể bỏ qua ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến cục diện chính trị Syria. Nhiều khả năng Iran và Hezbollah sẽ tìm cách lấy lại ảnh hưởng tại Syria, lần này là qua biện pháp chính trị. Sau khi Mỹ lật đổ chính quyền của cựu Tổng thống Saddam Hussein tại Iraq năm 2003, Iran đã bơm tiề.n tài trợ các đảng phái chính trị tại Iraq, cũng như các nhóm dân quân người Shia.
Trong nhiều năm qua, lực lượng vũ trang Iran (đặc biệt là lực lượng Quds) cũng đã thiết lập quan hệ sâu sắc với giới chính trị – an ninh Syria. Iran cũng vẫn có thể sử dụng con đường qua Iraq để liên lạc với các đồng minh của mình.
Chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia hỗ trợ lớn nhất cho phe đối lập Syria – cũng là nhân tố cần tính đến. Thổ Nhĩ Kỳ có thể thúc đẩy các đồng minh tấ.n côn.g vùng lãnh thổ tự trị của người Kurd tại Syria, vốn bị Ankara coi là có liên hệ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
Trên thực tế, đồng thời với cuộc tấ.n côn.g nhằm vào quân chính phủ Syria, lực lượng đối lập thân Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã đán.h chiếm thành phố Manbij từ tay người Kurd. Giao tranh giữa hai lực lượng này ở vùng ven Manbij vẫn đang diễn ra, khiến triển vọng hòa bình toàn vẹn tại Syria càng thêm mù mờ.
Hai máy bay bị quân đội chính phủ Syria bỏ lại khi rút lui (Ảnh: Reuters).
Xung đột Israel – Hamas – Hezbollah
Cũng tại Trung Đông, cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas tại Palestine cũng đứng trước khả năng bước sang giai đoạn mới trong năm 2025.
Sau hàng loạt cuộc gặp tại Cairo (Ai Cập) và Doha (Qatar), ngày 16/12/2024, Times of Israel cho biết cả Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và giới lãnh đạo Hamas đã đạt tới “mức độ sẵn sàng chưa từng có” cho một thỏa thuận đổi các con tin người Israel bị Hamas bắ.t có.c lấy ngừng bắ.n ở dải Gaza.
Dù tiềm lực quân sự và năng lực quản trị của Hamas đã chịu tổn hại đáng kể sau các đợt tấ.n côn.g của Israel, ngày càng rõ ràng rằng Hamas khó có thể bị đán.h bại hoàn toàn. Nhiều quan chức an ninh cấp cao Israel – bao gồm cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant – đã lên tiếng cho rằng quân đội Israel không thể đạt thêm các mục tiêu khác tại Gaza.
Tuy nhiên, một thỏa thuận ngừng bắ.n giữa hai bên không thể bảo đảm về một nền hòa bình lâu dài, nhất là hai bên khó đạt được đồng thuận về tương lai của dải Gaza. Israel tuyên bố muốn lật đổ chính quyền Hamas để lực lượng này không còn là mối đ.e dọ.a – điều mà Hamas chắc chắn không thể chấp nhận.
Cả hai bên vẫn đang t.ố cá.o đối phương là nguyên nhân khiến thỏa thuận ngừng bắ.n vẫn chưa được hiện thực hóa. Hamas cáo buộc Israel đưa ra điều kiện mới, trong khi ông Netanyahu tuyên bố Hamas từ bỏ những thỏa thuận mà hai bên đã đạt được.
Ở phía Bắc, dường như thỏa thuận ngừng bắ.n giữa Israel và phong trào Hezbollah tại Li Băng đang phát huy hiệu quả. Theo thỏa thuận, trong vòng 60 ngày đầu tiên, Israel sẽ rút quân khỏi Li Băng và Hezbollah sẽ đưa các chiến binh về phía Bắc sông Litani.
Tuy nhiên, hai bên vẫn phải đối mặt với những thách thức trong dài hạn. Quân đội Li Băng – lực lượng sẽ đóng ở phía Nam sông Litani để bảo đảm lệnh ngừng bắ.n – khó có thể so sánh với Hezbollah về khả năng tác chiến. Israel và Li Băng cũng sẽ phải trải qua những vòng đàm phán khó khăn để phân định biên giới.
Cảnh đổ nát tại một con phố ở Gaza do xung đột (Ảnh: Reuters).
Xung đột Nga – Ukraine
Ngày càng có nhiều tiếng nói tại Kiev, Moscow và phương Tây về triển vọng ngừng bắ.n vào năm 2025.
Trong cuộc gặp với các nhà ngoại giao Ukraine tại Kiev cuối tháng 12/2024, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định nước này cần làm mọi cách để có được hòa bình công bằng, hợp lý vào năm tới.
“Chúng ta cần một nền hòa bình công bằng, hợp lý, từng người trong số các bạn phải hướng tới mục đích đó. Năm tới sẽ có ý nghĩa quyết định với nhiệm vụ này”, ông Zelensky nói, theo tuyên bố được đăng tải trên trang web của Tổng thống Ukraine.
Bên cạnh đó, giới chức Ukraine cũng đã bắt đầu cẩn trọng nhắc đến khả năng kết thúc chiến sự mà không giành lại được toàn bộ lãnh thổ theo biên giới năm 1991 – bao gồm cả bán đảo Crimea và vùng Donbas.
Với việc ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, Ukraine càng có lý do để hướng đến hòa bình. Ông Trump đã tuyên bố sẽ cắt giảm các khoản viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine sau khi trở lại Nhà Trắng.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 26/12 cũng khẳng định Nga sẵn sàng xem xét đề xuất đăng cai các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine của Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
“Chúng tôi không phản đối. Tại sao lại như vậy? Do Slovakia giữ lập trường trung lập”, ông Putin nói.
Theo bản đán.h giá được đưa ra cuối tháng 12/2024 của Quỹ Tiề.n tệ Quốc tế (IMF), tổ chức này đề ra hai kịch bản: Kịch bản đầu tiên cho rằng cuộc xung đột sẽ kết thúc vào cuối năm 2025, trong khi kịch bản xấu hơn cho rằng chiến sự có thể kéo dài tới năm 2026.
Đài RBC-Ukraine nhận định trong thời gian tới, Nga sẽ vẫn tiếp tục tìm cách giành thêm lãnh thổ. Trong khi đó, Ukraine đang ở thế bất lợi và khó có thể giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Tuy vậy, nhiều nhân tố quyết định triển vọng hòa bình vẫn chưa rõ ràng. Bất chấp các tuyên bố từ giới chính trị gia, chưa rõ hai bên đã thực sự sẵn sàng đàm phán hay chưa. Cũng chưa rõ liệu Kiev sẽ nhận được sự đảm bảo an ninh thế nào sau khi chiến sự kết thúc.
“Lệnh ngừng bắ.n nhiều khả năng có thể đến trong năm 2025 nhưng một thỏa thuận hòa bình chính thức là khả năng khó xảy ra”, ông Charles Kupchan, chuyên gia tại tổ chức nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), nhận xét.
Theo ông Kupchan, hai bên khó có thể đạt được đồng thuận trong các vấn đề như quan hệ đồng minh của Ukraine hay địa vị các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng.
“Kết quả sẽ là một cuộc xung đột bị đóng băng thay vì hòa bình bền vững – có thể giống như tình hình trên bán đảo Triều Tiên”, ông Kupchan nói.
Vị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyền
Trước khi trở thành Tổng thống Syria vào năm 2000 khi mới 34 tuổ.i, ông Bashar al-Assad trải qua một cuộc sống bình thường dù xuất thân từ gia tộc chính trị lớn của nước này.
Ông Bashar al-Assad (trước) tại tang lễ cha mình năm 2000. ẢNH: AFP
Sinh ngày 11.9.1965, ông Bashar al-Assad là con trai thứ ba trong gia đình gồm 5 người con của cố lãnh đạo Hafez al-Assad, Tổng thống Syria từ năm 1971 sau một cuộc chính biến.
Là con thứ trong gia đình, ông chưa từng nghĩ mình sẽ trở thành tổng thống. Thế nhưng, mọi chuyện đảo lộn khi anh trai Bassel al-Assad, người được cha dồn sức bồi dưỡng làm người kế nghiệp, đã thiệ.t mạn.g trong một vụ ta.i nạ.n giao thông vào năm 1994, theo AFP hôm 8.12.
Được đào tạo làm bác sĩ nhãn khoa
Tổng thống Syria xuất thân từ gia tộc Assad, thuộc nhóm thiểu số Alawite của Syria vốn chiếm khoảng 10% dân số nước này. Đây là gia tộc đóng vai trò chủ đạo trên chính trường Syria từ thập niên 1960.
Ông Assad được nuôi dạy và lớn lên ở thủ đô, tốt nghiệp ngành nhãn khoa Đại học Damascus năm 1988. Sau khi ra trường, ông làm bác sĩ ở một bệnh viện quân y của thủ đô Syria trước khi chuyển đến London (Anh) tiếp tục theo ngành y vào năm 1992.
Tại đây, ông gặp người vợ tương lai là bà Asma, người Anh gốc Syria và theo đạo Hồi dòng Sunni. Bà Asma làm việc cho Tập đoàn tài chính JP Morgan. Bà từng được Tạp chí Vogue mệnh danh là "bông hồng sa mạc".
Năm 1994, người anh Bassel qua đời trong một vụ ta.i nạ.n giao thông. Ông Assad buộc phải hủy bỏ việc học và rời London quay về nước. Khi quay về, ông tham gia các khóa học về quân sự ở một học viện quân đội và được cha mình đích thân dạy về chính trị.
Theo thời gian, ông được thăng lên cấp đại tá của lực lượng tinh nhuệ Vệ binh Cộng hòa, còn được gọi là Vệ binh của tổng thống với khoảng 25.000 người.
Ông cũng được giao trách nhiệm dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng trước khi trở thành Chủ tịch Hiệp hội Máy tính Syria, tổ chức do người anh quá cố thành lập vào năm 1989.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào tháng 3.2003. ẢNH: AFP
Trở thành tổng thống
Ngày 10.6.2000, cha của ông Assad là Tổng thống Hafez al-Assad qua đời. Ngay sau đó, quốc hội nhanh chóng thông qua tu chính hiến pháp với nội dung hạ thấp độ tuổ.i tối thiểu để trở thành tổng thống từ 40 xuống còn 34, bằng với tuổ.i của ông Assad.
Ngày 18.6 cùng năm, ông Assad được bầu làm Tổng thư ký đảng cầm quyền Baʿath. Hai ngày sau, đại hội đảng cầm quyền đề cử ông là ứng viên tổng thống và được quốc hội thông qua. Ngày 10.7, ông được bầu làm tổng thống kế tiếp của Syria, bắt đầu nhiệm kỳ 7 năm.
Trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, ông thường lái ô tô đi làm, hoặc cùng vợ ăn tối ở các nhà hàng của Damascus.
Ông cũng nới lỏng một số hạn chế được thực thi trong nhiệm kỳ trước đó và được xem là nhà cải cách trẻ tuổ.i của Syria. Ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2007.
Tuy nhiên, trong thời gian nhậm chức, ông Assad bị phản đối vì thái độ cứng rắn trước phong trào của giới trí thức và học giả, trong nỗ lực kêu gọi cải cách xã hội Syria.
Những đội quân nước ngoài nào đang có mặt ở Syria và tại sao lại ở đó?
Nội chiến bùng nổ
Năm 2010, phong trào Mùa xuân Ả Rập bắt đầu trỗi dậy tại các nước Ả Rập, với các cuộc diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiề.n lệ. Khi phong trào này lan đến Syria vào tháng 3.2011, các cuộc biểu tình ôn hòa diễn ra trên khắp đường phố yêu cầu chính phủ phải thực hiện các thay đổi. Những cuộc tấ.n côn.g nhằm vào quân đội chính phủ cũng xảy ra.
Đến giữa năm 2012, cuộc xung đột ở Syria bùng nổ thành nội chiến. Suốt những năm sau đó, Tổng thống Assad được cho dựa vào liên minh với Nga, Iran và phong trào Hezbollah ở Li Băng để duy trì quyền lực.
Trong thời gian qua, ông Assad vẫn khẳng định nguồn gốc của nội chiến xuất phát từ bàn tay thao túng của nước ngoài.
Ngày 26.5.2021, ông Assad tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 khi nhận được 95,1% số phiếu ủng hộ.
Ngày 8.12, lực lượng quân sự đối lập tại Syria tuyên bố kiểm soát thủ đô, nói rằng Damascus đã được "tự do". Phe đối lập cũng tuyên bố Tổng thống Bashar al-Assad đã rời Damascus. Đến nay vẫn chưa thấy Tổng thống Assad lộ diện hoặc đưa ra tuyên bố trong lúc lực lượng đối lập có mặt ở thủ đô Damascus.
Tối 8.12, Bộ Ngoại giao Nga xác nhận ông Assad đã rời khỏi Syria sau khi thông tin về việc chuyển giao quyền lực trong hòa bình. Thủ tướng Syria thì cho biết đã mất liên lạc với ông Assad.
Vì sao chiến sự Syria bất ngờ bùng phát trở lại vào thời điểm này? Cuộc nội chiến ở Syria, vốn tạm lắng trong vài năm qua, lại bất ngờ bùng phát mạnh trở lại, vào thời điểm thế giới đang đối mặt nguy cơ bùng nổ Thế chiến III. Xung đột bùng phát dữ dội tại Aleppo, Syria hôm 29/11 (Ảnh: Reuters). Cuộc chiến ở Syria, kéo dài hơn 13 năm qua, đang thu hút sự chú...