Cuộc trở lại ngoạn mục của phim khoa học viễn tưởng
Kéo theo đó là sự trở lại của thể loại phim khoa học viễn tưởng tưởng chừng như đã đi vào lối mòn từ đầu những năm 2000.
Khởi đầu của dòng phim khoa học viễn tưởng
Ngay từ thuở sơ khai của kỷ nguyên điện ảnh, khoa học viễn tưởng đã là 1 đề tài được các nhà làm phim đặc biệt quan tâm vì đặc thù trong việc sáng tạo hình ảnh và truyền tải tư duy. Những bộ phim như Metropolis (1927), 2001: A Space Odyssey, Planet of the Apes (1968), Star Wars (1977), Blade Runner (1982) hay serie huyển thoại Star Trek đều có những vị trí trang trọng trong lịch sử điện ảnh.
Metropolis – những ngày đầu của phim KHVT
Thập kỷ 80-90 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong phong cách làm phim viễn tưởng của các đạo diễn Hollywood. Với việc kỹ xảo hình ảnh phát triển với tốc độ chóng mặt, việc hiện thực hóa trí tưởng tượng không còn là một điều khó khăn và quá tốn kém. Những bộ phim bom tấn với kỹ xảo đỉnh cao liên tục ra mắt như serie Alien của đạo diễn thiên tài Ridley Scott hay serie Terminator của đạo diễn chuyên trị các bộ phim hành động viễn tưởng James Cameron.
Những bộ phim ra đời trong kỷ nguyên này thường có tính đột phá cao, kết hợp khéo léo yếu tố giả tưởng và hành động đem đến những siêu phẩm thỏa mãn được nhiều đối tượng khán giả và gây tiếng vang lớn cả về chuyên môn lẫn doanh thu trên thị trường.
Terminator 2 – một tượng đài
Sau khi lên đến đỉnh điểm vào đầu những năm 90 mà cột mốc là Terminator 2: Judgment Day, bộ phim luôn nằm trong list phim yêu thích nhất của bất kì người hâm mộ điện ảnh nào trên toàn thế giới, dòng phim khoa học viễn tưởng đúng nghĩa bắt đầu có chiều hướng đi xuống. Mặc dù vẫn còn đó những tác phẩm được đánh giá cao như Dark City (1998) hay Donnie Darko (2001) (tuy nhiên cả 2 phim này đều không có doanh thu khả quan tại thời điểm ra mắt)…nhưng nhìn chung các nhà làm phim Hollywood đã bắt đầu bỏ quên những yếu tố cốt yếu nhất của 1 bộ phim khoa học viễn tưởng, đó là tính khai sáng, nêu ra và giải quyết những mệnh đề đặt ở thì tương lai mà chưa từng có ai đưa ra trước đó.
Lối mòn và sự xuống dốc của dòng phim khoa học viễn tưởng.
Video đang HOT
Các bộ phim dán nhãn khoa học viễn tưởng vẫn lần lượt ra đời với ngày một nhiều những cảnh hành động, những kỹ xảo lấp lánh tân kì phủ bên ngoài những câu chuyện rập khuôn, vô hồn, thiếu sức sống và lai tạp đủ các thể loại như: Mission to the Mars (2000), Red Planet (2000), The Core (2003)…Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa các bộ phim ra đời trong thời kì này đều dở tệ, nhưng nó đã đi chệch ra khỏi khuôn mẫu của một bộ phim khoa học viễn tưởng cổ điển và mang quá nhiều yếu tố ngoại lai.
Sunshine – kẻ không gặp thời
Ngay cả khi bộ Trilogy mới của serie được coi như kim chỉ nam cho các fan của dòng phim viễn tưởng Star wars ra đời cũng bị đánh giá khá tệ sau 2 phần Episode I (1999) và II (2002), có vẻ như một số nhà làm phim Hollywood đang gặp vấn đề trong việc vừa tìm ra hướng đi mới cho thể loại phim đang dần vào lối mòn, vừa thỏa mãn thị hiếu của khán giả.
Tiêu biểu của việc không nắm bắt được thị hiếu là bộ phim Sunshine (2007), vốn được đánh giá không đến nỗi nào, có những yếu tố cần thiết để làm nên một bộ phim viễn tưởng ăn khách: bối cảnh ngoài vụ trụ trên những con tàu không gian rộng lớn, kỹ xảo tinh tế mang hiệu ứng thị giác cao. Tuy nhiên, chính vì không nắm bắt được nhu cầu của khán giả, vốn đã ngán ngẩm với những bộ phim mang đề tài tương tự từ những năm đầu 2000 nên bộ phim đã thất bại nặng nề.
Những cuộc trở lại ngoạn mục
Thật bất ngờ là chỉ sau đó 2 năm, với sự đột phá của công nghệ 3D thông qua siêu bom tấn Avatar của đạo diễn James Cameron cùng sự trở lại của tượng đài Star Trek 2009, có vẻ như dòng phim khoa học viễn tưởng đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực.
Avatar – mở đầu kỷ nguyên mới
Sự hài hòa giữa hình ảnh, âm thanh, tính khai sáng và chất hành động được vận dụng nhuần nhuyễn tạo nên 2 trong số những siêu phẩm ăn khách, được đánh giá cao nhất thập kỷ 2000. Như đã tìm lại được nguồn cảm hứng của mình, các nhà làm phim Hollywood bắt đầu cho ra mắt những sản phẩm chất lượng thỏa mãn nhu cầu của người xem như: Rise of the Planet of the Apes (2011), Promethues (2012), Star Trek: Into Darkness (2013)…Đặc biệt, Promethues vốn được coi như 1 tác phẩm trung thành với thể loại phim khoa học viễn tưởng cổ điển với rất nhiều những giả thuyết khai tâm nhưng vẫn có doanh thu rất khả quan, điều đó chứng tỏ khán giả vẫn chưa quay lưng với dòng phim có quá trình phát triển dài hơi này.
Phim Gravity với tựa Việt: Cuộc chiến không trọng lực đã ra mắt tại các rạp chiếu trên toàn quốc. Đây là một bộ phim viễn tưởng hiện đang được khán giả cũng như các nhà chuyên môn trên toàn thế giới đánh giá rất cao, thậm chí được coi là ứng cử viên nặng kí cho nhiều hạng mục quan trọng tại lễ trao giải Oscar 2014.
Theo Vietnamnet
10 nhân vật phim Hollywood lắm tiền nhiều của
Hai siêu anh hùng Iron Man, Batman cũng lọt top với gia sản kếch xù.
1. Adrian Veidt (do Matthew Goode thủ vai) trong Watchmen (2009) đứng đầu danh sách trùm tài phiệt với 74 tỷ USD. Adrian Veidt hay Ozymandias thực chất không hẳn là nhân vật xấu, ông ta giành được thắng lợi là nhờ trí thông minh siêu việt của mình. Veidt đã ngừng hoạt động anh hùng cải trang để điều hành hoạt động kinh doanh riêng và được coi là một trong những người thông minh nhất của thế giới Watchmen.
2. Đứng thứ 2 là nhân vật Richie Rich của Macaulay Culkin trong Rihie Rih (1994) với 70 tỷ USD. Richie là cậu bé 10 tuổi giàu nhất thế giới, vì bố mẹ đột nhiên mất tích nên Richie phải thừa kế gia tài kếch xù, đứng ra điều hành công ty, đồng thời cùng đám bạn mới chống lại âm mưu chiếm đoạt tài sản của đám kẻ xấu.
3. Người Dơi Bruce Wayne (Christian Bale đóng) trong series về Batman lọt top 3 với tài sản trị giá 30,4 tỷ USD. Trưởng thành trong một gia đình cực giàu, vỏ bọc của Người Dơi là một quý ông bảnh bao thuộc tầng lớp thượng lưu với đủ xe đẹp nhà sang và các loại vũ khí tối tân nhất được cải tiến không ngừng.
4. Lex Luthor Kevin Spacey đóng trong Superman Returns cũng có gia sản lên tới 29,3 tỷ USD. Đáng tiếc đây lại là một nhân vật phản diện luôn đối đầu với Siêu nhân, một nhà khoa học điên cuồng có IQ trên 200 nên rất giỏi bày mưu tính kế nhằm tiêu diệt Siêu nhân. Lex Luthor cái gì cũng có thể mua được, chế tạo được, ngoại trừ tóc cho mình.
5. Nhân vật Dr Eldon Tyrell (Joe Turkel đóng) trong phim viễn tưởng kinh điển Blade Runner (1982) không chỉ là một ông chủ lớn của khối tài sản 25 tỷ USD mà còn là một nhà khoa học thiên tài, đáng tiếc cuối cùng lại bị người máy do chính mình chế tạo ra giết chết.
6. Nhân vật ngoài hành tinh xấu xí Jabba The Hut trong Star Wars: Episode VI - Return of the Jedi (1983) là tên trùm tội phạm lõi đời khét tiếng, buôn bán nô lệ và chất gây nghiện xuyên khắp dải ngân hà.
7. Bộ phim cổ điển của dòng khoa học viễn tưởng Metropolis (1927) là một minh chứng khác cho sự vạn năng của đồng tiền và những ông chủ lắm tiền thường được giao vai kẻ thủ ác trong phim như thế nào. Joh Fredersen (Alfred Abel đóng) là kẻ thống trị tối cao với 22 tỷ USD trong phim, chế tạo người máy xinh đẹp máu lạnh để thay thế con người, gây nên bạo động để lấy cớ trấn áp.
8. Siêu anh hùng Iron Man (Robert Downey Jr. đóng) cùng sánh vai với Batman nhờ tài sản 19,7 tỷ USD. Tỷ phú công nghệ Tony Stark có thể dùng tiền để chế tạo cho mình bộ giáp siêu việt và không ngừng cải tiến vũ khí cho nó, biến anh từ một người phàm trở thành siêu anh hùng. Cả nước Mỹ chắc chỉ có Batman mới đọ được về độ giàu mà giỏi của Iron Man.
9. Johnny Depp hóa thân thành Willy Wonka, ông chủ của nhà máy sôcôla dưới lòng đất với đủ loại bánh kẹo ngon mắt và các loài quái vật - động vật làm nhân viên trong Charlie and the Chocolate Factory (2005). Với nhà máy tầm cỡ như vầy, Willy Wonka cũng được đứng thứ 9, tài sản trị giá 19,5 tỷ USD.
10. Trong loạt phim hài Austin Powers, nhân vật phản diện Dr. Evil của Mike Myers có thể coi là kẻ ác điển hình đúng như cái tên của mình, luôn lập mưu hành hạ điệp viên Austin Powers và cả đám bộ hạ tội nghiệp. Dr. Evil đã ác còn lắm tiền, nắm giữ cả tập đoàn trị giá 15,9 tỷ USD, có thói quen thi thoảng lại giơ ngón út làm duyên.
Theo iOne
Lỗi ngớ ngẩn trong các siêu phẩm viễn tưởng Được đầu tư cả nghìn tỷ đồng nhưng các siêu phẩm của Hollywood vẫn có những "hạt sạn" to đùng khiến khán giả chẳng thể "nuốt trôi". Jurassic Park Bom tấn của thập niên 90 Jurassic Park tưởng chừng là siêu phẩm không tỳ vết, nhưng nếu để ý kỹ, khán giả có thể thấy bộ phim đầy "sạn". Điển hình nhất là...