Cuộc thi ứng dụng vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất
Ngày 26-2, tại Nhà điều hành, ĐHQG TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế Vi mạch ( ICDREC) tổ chức khai mạc vòng chung kết Cuộc thi ứng dụng vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất ( VMAC).
Các đội thi dự vòng chung kết tại cuộc thi.
Đây là cuộc thi được triển khai trên cơ sở sau khi ICDREC đã thiết kế và chạy thử thành công con chip SG8V1, sản phẩm đánh dấu sự thành công trong lĩnh vực công nghệ, khi SG8V1 hoàn toàn là “Made in Việt Nam”. Nếu như trước đây, với các thiết bị như giám sát hành trình, điện kế điện tử, máy đo huyết áp, máy điều hòa… các con chip xử lý cho các thiết bị đều phải nhập khẩu, thì đến nay, với SG8V1 những vấn đề này đã giải quyết thành công.
Video đang HOT
Theo các kết quả kiểm định, SG8V1 cho phép tăng tốc xử lý lên gấp nhiều lần. Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC cho biết, mua một triệu con chip ngoại với giá 75.000 đồng/con, thì đã mất 75 tỷ đồng, trong khi đó, giá thành SG8V1 chỉ là 40.000 đồng/con, chỉ tốn 40 tỷ đồng, giảm được 35 tỷ đồng.
Với sự thành công của SG8V1, ICDREC đã tổ chức cuộc thi này với mong muốn phát huy tiềm lực nghiên cứu và ứng dụng trong nước, sử dụng các vi điều khiển do Việt Nam thiết kế để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao phục vụ xã hội; ghi nhận các ý kiến phản biện về vi điều khiển và trình biên dịch Việt Nam từ các chuyên gia, lực lượng nghiên cứu trong nước tiến đến hoàn thiện dần và phát triển các phiên bản tiếp theo; quảng bá MCU SG8V1 và trình biên dịch SG8V1-ASM/C ra thị trường trong nước bằng các sản phẩm ứng dụng cụ thể.
Qua hơn một năm phát động, Ban tổ chức đã nhận được 58 đề tài dự thi của các đội đến từ các DN, trường ĐH, CĐ trên khắp cả nước. Qua các khâu tuyển chọn, 14 đội đã lọt vào vòng chung kết. Cũng theo ông Hoàng, các đề tài vào vòng chung kết đều đưa ra những ý tưởng mới lạ, có tính ứng dụng cao trên sản phẩm, tương đương ứng dụng vi điều khiển SG8V1. Điển hình như: Thiết kế chế tạo bộ điều khiển tự động dùng cho máy bay không người lái cỡ nhỏ, Thiết bị kiểm soát phiếu giữ xe điện tử cầm tay, Thiết bị hỗ trợ phát âm cho người bị câm…
Theo NDĐT
Làm chủ "bộ óc" SG- 8V1
Với các thiết bị như giám sát hành trình, điện kế điện tử, máy đo huyết áp, máy điều hòa... thì "bộ óc" của các thiết bị này hoàn toàn ngoại nhập. Hay nói cách khác, dù các thiết bị có nội địa hóa, nhưng con chíp xử lý bên trong các thiết bị trên đều của các hãng công nghệ nước ngoài. Nhưng qua 2014 sẽ khác, với con chip SG- 8V1 vừa được Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) - ĐH Quốc Gia TPHCM chạy thử thành công hơn cả mong đợi, sẽ mở ra cánh cửa mới...
Chip SG-8V1 trở thành "bộ óc" xử lý khi được đưa vào máy giặt.
Hiện trong các thiết bị nói trên, chip PIC của Microchip, chip 8051 của Intel... vốn "độc quyền" trên thị trường, nhất là thị trường nội địa của ta mà nguyên nhân chính do trước đây ta chưa chế tạo thành công loại chip này.
Nhưng với SG-8V1, sản phẩm đặt hàng của Sở KH-CN TPHCM từ năm 2008, ICDREC đã hoàn thành sản phẩm vào những ngày cuối cùng của năm 2013. SG-8V1 cho phép tăng tốc độ xử lý lên nhiều lần và dung lượng bộ nhớ chương trình (nơi lưu giữ mã lệnh) cũng tăng so với yêu cầu ban đầu của dự án. Khi đặt hàng con chip này, Sở KHCN TPHCM đã kỳ vọng nó sẽ tạo ra ưu thế vượt trội về mặt kỹ thuật và giá thành rẻ hơn so với các chip cùng loại của các hãng trên thế giới. Điều này sẽ rõ hơn khi trong vài ngày tới, khi hội đồng khoa học thẩm định của Sở KH-CN TPHCM sẽ có những kết luận cụ thể, chi tiết hơn, là cơ sở khoa học tiên quyết của thành công.
Chip SG-8V1 nhỏ hơn chiếc sim điện thoại.
Bài toán đầu ra cũng được đặt ra. Bình quân giá thị trường của dòng chip 8 bit hiện nay khoảng 75.000 đồng/chip cho lô hàng trên 5.000 con chip, nhưng với SG-8V1 chỉ tầm 40.000 đồng/chip cho lô hàng trên 1.000 con. Riêng phân khúc sản phẩm giám sát hành trình cho ô tô và xe máy, ICDREC "chiếm lĩnh" 30.000 chip/năm, sản phẩm phổ dụng như điện kế điện tử cũng khoảng 300.000 chip/năm. Tính chung cho thị trường nhiều loại thiết bị dân dụng sử dụng vi xử lý 8 bit, tầm 1 triệu con chip/năm. Đến đây, bài toán ngoại - nội đã khá rõ ràng: khi mua 1 triệu con chip ngoại với giá 75.000 đồng/con tốn khoảng 75 tỷ đồng; trong khi đó so với SG-8V1 chỉ 40.000 đồng/con chip thì tốn 40 tỷ đồng, tức giảm được 35 tỷ đồng...
Có thể khẳng định rằng, SG-8V1 là sản phẩm có hàm lượng chất xám tích lũy cao, giá trị gia tăng lớn, góp phần tiết kiệm cho đất nước một lượng ngoại tệ rất lớn và quan trọng hơn, còn là sản phẩm đầu vào cho nhà máy chip mà thành phố đang gấp rút các công tác chuẩn bị cho việc đầu tư, xây dựng. Ở một góc nhìn khác còn cho thấy, Ban chỉ đạo chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TPHCM đang xây dựng các lộ trình cần thiết để ứng dụng SG-8V1 vào một số sản phẩm phổ dụng với sự phối hợp của các công ty công nghiệp thuộc thành phố... Thêm khẳng định, "bộ óc" SG-8V1 là sản phẩm đầy tiềm năng, khát khao sử dụng, ứng dụng công nghệ của chính mình làm chủ luôn là điểm đến chính đáng và điều này cũng dự báo, 2014 là năm bùng phát những ứng dụng vi mạch do chính chúng ta tạo ra và làm chủ công nghệ...
Theo SGGP
TPHCM: Khai giảng khóa đào tạo đầu tiên về vi mạch Sáng 27/12, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) - ĐHQG TPHCM tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo đầu tiên về thiết kế vi mạch tương tự (Analog 1). Ảnh VGP/Mạnh Hùng Đây là khóa đào tạo thiết kế vi mạch tương tự (Analog 1) đầu tiên nằm trong Dự án đào tạo thuôc Chương trình...