Cuộc thi kỳ lạ nhảy từ cầu cao lao xuống sông vẫn hút người tham dự
Cuộc thi nhảy từ cầu cao hơn 24 mét lao xuống sông Neretva, thành phố Mostar, Bosna và Hercegovina có truyền thống lâu đời được tổ chức thường xuyên suốt nhiều thập kỷ qua hút hàng ngàn người tham dự mỗi năm.
Chiếc cầu cổ bắc qua sông Neretva ở Bosna và Hercegovina là nơi diễn ra cuộc thi có tuổi đời kéo dài vài thế kỷ
Mostar là một thành phố phía Nam của nước Bosnia và Herzegovina, đây là một điểm cực kì hấp dẫn du khách ở Châu Âu. Người ta tìm đến Mostar vì nơi đây sở hữu phong cảnh đẹp như các câu chuyện trong cổ tích Châu Âu, bình dị, yên bình dễ khiến du khách say đắm.
Một trong những địa danh nổi tiếng nhất ở Bosnia và Herzegovina là cầu Stari Most nối hai phần của thành phố Mostar.
Chiếc cầu cổ bắc qua sông Neretva được xây dựng từ thế kỷ 15-16, là một trong những biểu tượng nổi tiếng của thành phố Mostar, Bosna và Hercegovina, và đế quốc Ottoman.
Trong chiến tranh Bosnia 1991-1995, chiếc cầu bị phá hủy, sau đó được xây dựng lại vào năm 2004. Tại đây diễn ra cuộc thi nhảy từ cầu cao hơn 24 mét lao xuống sông có truyền thống hàng trăm năm.
Năm nay, cuộc thi nhảy từ cầu cao xuống dòng sông Neretva vẫn thu hút nhiều người tham dự tại thành phố phía Nam đất nước đẹp như tranh vẽ.
Cuộc thi thường niên có tuổi đời hàng thế kỷ là một điểm thu hút khách du lịch lớn cho địa phương. Ngoài tinh thần thi đấu giữa các thí sinh, việc nhảy lao xuống từ cây cầu cũng là một nghi thức truyền thống dành cho giới trẻ địa phương.
Lorens Listo, thành viên ban tổ chức cuộc thi đồng thời là người nắm giữ chiến thắng suốt 13 năm, cho biết năm nay số lượng người tham dự, đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong cuộc thi không giảm vì rất nhiều nam thanh niên khao khát được thể hiện trong cuộc thi.
Tuy nhiên, điểm khác với mọi năm là không có hàng dài người ùn ùn kéo về thị trấn để theo dõi các thí sinh tranh tài.
Thí sinh là nam giới trổ tài kỹ thuật nhảy, lặn trong cuộc thi
Harun Bojagoric, 17 tuổi, người ở Mostar, nằm trong số những thí sinh tham dự trong cuộc thi cho biết đây là lần đầu tiên anh dự thi. Anh nói: “Tôi khá lo lắng nhưng hi vọng có thể lọt vào vòng hai của cuộc thi”.
Kết quả cuối cùng dựa trên điểm số do Ban Giám khảo cuộc thi chấm theo các tiêu chí về kỹ thuật nhảy, khả năng lặn, khả năng làm nước tung cao … Ước tính, từ cầu rơi xuống sông mất khoảng vài giây.
Kỳ lạ vùng đất đâm nhau đến chảy máu để tưới cho tốt đất (Phần 1)
Người Sumba tin rằng, máu của chiến binh rơi trong lễ hội là những giọt máu thiêng, tạo nên sự phồn sinh của đất mẹ.
Sumba là một hòn đảo nhỏ của Indonesia với dân số khoảng 650.000 người. Sumba được biết đến với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước lâu đời với nhiều nét đặc sắc. Không giống các hòn đảo khác ở Indonesia, ngựa đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa của người Sumba. Sự giàu có và vị trí xã hội của mỗi gia đình thể hiện qua số gia súc nhất là bầy ngựa họ sở hữu.
Nói đến Sumba, người ta sẽ nhắc đến lễ hội Pasola đầy ấn tượng. Đó là một trò chơi chiến đấu mang tính cộng đồng được tổ chức mỗi năm một lần nhằm chào mừng mùa gặt mới.
Thời gian và hình thức lễ hội cụ thể đều do thầy cúng (rato) quyết định. Thông thường Posala được tổ chức vào giữa tháng 2 và tháng 3 hàng năm, ứng với tháng chay wula podu trong phong tục địa phương. Lúc này, loài sâu biển nyale sinh trưởng đông đúc quanh đảo, được người dân tin là dấu hiệu của mùa màng bội thu.
Pasola xuất phát từ sola hoặc hola có nghĩa là chiếc lao gỗ. Theo niềm tin người Sumba, việc các chiến binh trong lễ hội phóng lao vào nhau thể hiện sự tôn kính đối với Đấng Marapu - tổ tiên người Sumba cư trú trên thượng giới.
Trong quan niệm của người dân Sumba, lễ hội Pasola rất quan trọng. Đó là dịp họ cùng nhau tạo nên sự cân bằng giữa vật chất và tinh thần, là dịp gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sống của nhau, đồng thời thể hiện của tín ngưỡng phồn thực cổ xưa đã có ở Sumba từ nhiều thế kỷ trước.
Pasola là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Sumba được tổ chức hàng năm. Đây là cuộc chiến đẫm máu giữa 2 bộ tộc láng giềng. Những người đàn ông tham gia trận chiến cưỡi trên lưng ngựa, ném những ngọn giáo về phía đối thủ để máu chảy xuống đất.
Nổi tiếng với nền nông nghiệp lúa nước lâu đời, phần lớn diện tích đảo Sumba được bao phủ bởi những cánh đồng lúa. Máu đỏ tưới xuống đất sẽ làm cho mùa màng bội thu, người dân đảo Sumba bao đời nay vẫn giữ niềm tin như thế.
Cà Phê Đắng
Bé gái 11 tuổi lao xuống sông đâm mù mắt cá sấu cứu bạn khỏi "tử thần" Nghe thấy tiếng la hét của cô bạn phía xa, Rebecca Munkombwe lao ra phía con cá sấu... Sự hung dữ và nguy hiểm của cá sấu khiến người lớn phải dè chừng, ấy là không nói đến chuyện đối diện để "chiến" nhau với chúng. Thế mà một cô bé 11 tuổi người Zimbabwe đã làm một chuyện phi thường. Cô bé...