Tại sao dơi sống sót khi mang virus chế.t người?
Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, dơi có một khả năng kỳ lạ khi mang theo các loại virus chế.t người nhưng bằng cách nào đó vẫn sống sót.
Bộ gen của dơi tiết lộ “siêu năng lực” chống lại những mầm bệnh chế.t người nó mang trong mình. Ành: Getty Images.
Đại dịch Covid-19 khiến chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, dơi có một khả năng kỳ lạ khi mang theo các loại virus chế.t người nhưng bằng cách nào đó vẫn sống sót.
Có rất nhiều điều chúng ta chưa biết về khả năng kháng virus và các khả năng khác của dơi như tuổ.i thọ cực cao. Phải có trình tự bộ gen chi tiết mới có thể cung cấp một số manh mối giải mã bí ẩn này.
Nhà nghiên cứu tiến hóa và bảo tồn sinh vật học Liliana Davalos, Đại học Stony Brook, Mỹ cho biết: “Nhờ một loạt các phân tích thống kê phức tạp, chúng tôi đã bắt đầu khám phá những siêu năng lực của loài dơi, bao gồm cả khả năng chịu đựng và vượt qua virus di truyền RNA”.
Bằng cách so sánh bộ gen của sáu loài dơi với bộ gen của động vật có vú khác, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hệ thống miễn dịch của dơi hoạt động theo cách độc nhất vô nhị. Việc tìm hiểu rõ cách chúng chống lại virus có thể giúp chúng ta làm điều tương tự.
Những “siêu năng lực” chống lại virus này đã cho phép dơi phát triển mạnh ở nhiều môi trường trên thế giới. Hiện tại chúng chiếm 20% tổng số các loài động vật có vú còn sống, với hơn 1.400 loài dơi được xác định.
Và mặc dù mang nhiều mầm bệnh, chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của chúng ta. Ít nhất 500 loài thực vật phụ thuộc vào sự thụ phấn của dơi như chuối, xoài và cây thùa (agave). Một số loài thực vật phụ thuộc vào phân của chúng. Dơi còn giữ vai trò kiểm soát côn trùng gây hại như muỗi vì đó là nguồn thức ăn của chúng.
Video đang HOT
Hiểu được sức đề kháng và cách dơi chống lại hiệu quả mầm virus luôn mang trong mình, có thể giúp chúng ta tồn tại an toàn hơn.
Dơi đã mất một chủng gen của động vật có vú liên quan đến hệ thống miễn dịch. Ảnh: Brock và Sherri Fenton.
Giáo sư, Tiến sĩ Davalos và các đồng nghiệp đã giải trình tự và so sánh bộ gen của sáu loài dơi khác nhau bao gồm loài dơi ăn côn trùng, dơi ăn muỗi, dơi ăn quả và dơi ăn tạp.
Sau đó, họ so sánh chúng với 42 bộ gen động vật có vú khác, cho phép họ tìm ra các bộ phận khác biệt ở loài dơi, và do đó xác định các mã hóa di truyền độc đáo của loài dơi.
Trước đây, các nhà khoa học phát hiện dơi có sự tiến hóa mạnh mẽ các gen liên quan đến thính giác, chúng có khả năng định vị bằng tiếng vang. Và giờ đây, nhóm nghiên cứu phát hiện ra dơi đã mất một chủng gen của động vật có vú liên quan đến hệ thống miễn dịch. Trong đó, bao gồm một số gen kích thích miễn dịch liên quan đến các bệnh miễn dịch ở người.
Thay đổi trong một nhóm gen miễn dịch khác gọi là APOBEC cũng đã được nhìn thấy ở dơi. Những gen này đã bị mất, mở rộng hoặc nhân đôi trên các loài dơi khác nhau. Chúng tạo ra các enzyme liên quan đến việc ngăn chặn khả năng đưa gen của virus vào bộ gen của vật chủ, một phần quan trọng trong khả năng sao chép của virus.
“Càng ngày, chúng ta càng thấy sự sao chép và mất gen là quan trọng trong quá trình phát triển các tính năng và chức năng mới trên Cây sự sống (Tree of Life)”, Giáo sư, Tiến sĩ Dávalos giải thích.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy những đoạn gen cũ của virus cổ đại được đưa vào bộ gen của dơi và sau đó được truyền qua nhiều thế hệ.
Con người cũng có những virus cổ đại này và chúng cung cấp một hồ sơ về nhiễm virus thông qua lịch sử tiến hóa của chúng ta, giống như một bộ nhớ di truyền.
Bộ gen của dơi có các virus cổ đại này đa dạng hơn con người và chúng tiết lộ dơi đã sống sót với các loại virus mà trước đây được cho là chỉ lây nhiễm cho chim.
Kết hợp lại với nhau, những phát hiện này hỗ trợ bằng chứng ngày càng tăng rằng dơi có thể chịu đựng và sống sót sau khi nhiễm virus tốt hơn hầu hết các động vật có vú, bởi vì hệ thống miễn dịch của chúng hoạt động khác biệt.
Các nhà nghiên cứu viết trong bài báo của họ vừa công bố trên tạp chí Nature: “Bộ gen dơi chất lượng của chúng tôi cung cấp các nguồn lực cần thiết để khám phá và xác thực cơ sở của sự thích nghi trong gen của dơi và mở ra các con đường nghiên cứu mới liên quan trực tiếp đến sức khỏe và bệnh tật của con người”.
Có lẽ một ngày nào đó dơi sẽ chia sẻ “siêu năng lực” chống virus của chúng với chúng ta, cũng như cách chúng đã truyền mầm bệnh cho con người vậy.
Phát hiện xác hươu hai đầu trong rừng Minesota, Mỹ
Tháng 5/2016, một người đàn ông ở Minesota đang hái nấm trong rừng gần sông Mississipi thì vấp phải một vật lạ. Ấn trong bụi cây dưới chân là một sinh vật trông giống hươu con mới sinh, với hai cái đầu trên cùng một cơ thể.
. Ảnh: Gino D'Angelo và các cộng sự/ Đại học Georgia
Đây là trường hợp hai hươu con song sinh dính liền cơ thể đầu tiên, có đủ hai đầu, hai tim và các đốm trên lông phát triển đầy đủ.
Đó thực ra là một cặp hươu cái có cơ thể dính liền nhau, từ đầu đến đuôi dài khoảng 23 inch (60cm). Những đốm trắng, có lẽ mới xuất hiện trên mình cho biết chúng thuộc về loài hươu đuôi trắng. Khi được tìm thấy, hai con hươu sơ sinh nằm không, cơ thể vừa mới chế.t khô và không thấy có dấu hiệu nào của hươu mẹ gần đó.
Người hái nấm biết rằng đây là một điều hết sức đặc biệt cho nên đã gửi đôi hươu tới Văn phòng Tài nguyên Thiên nhiên Minesota. Tới nay, một nghiên cứu mới công bố trên số tháng 4 của Tạp chí The American Midland Naturalist đã đưa ra lý giải về sự đặc biệt của đôi hươu. Theo nghiên cứu này, đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận tìm thấy hươu đuôi trắng hai đầu sinh ra đủ ngày đủ tháng.
"Đây quả là một ca kinh ngạc và cực kỳ hiếm", Gino D'Angelo - tác giả nghiên cứu trên và là giáo sư trợ lý chuyên về hệ sinh thái và quản lý giống hươu-nai tại đại học Georgia, trả lời phỏng vấn với The Independent. "Chúng tôi thậm chí còn không thể tính được trường hợp này hiếm đến thế nào"
. Ảnh: Gino D'Angelo và các cộng sự/ Đại học Georgia
Bản chụp CT trên đôi hươu cho thấy từ một cột sống chung phát triển ra hai cổ và đầu riêng biệt. Bản khám nghiệm t.ử th.i cho thấy tình trạng của các cơ quan nội tạng, bao gồm hai quả tim ở trong cùng một màng
Trong nghiên cứu mới, D'Angelo và các đồng nghiệp đã thực hiện chụp CT và cộng hưởng từ (MRI) trên cặp hươu, sau đó khám nghiệm t.ử th.i toàn phần. Bản chụp cộng hưởng từ cho thấy cặp hươu có chung một cột sống, nửa trên cột sống tách ra hai cổ và đầu riêng biệt. Trong quá trình khám nghiệm, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thấy chúng có hai quả tim ở trong cùng một màng bao. Chúng cũng có hai cuống họng và dạ dày tuyến (khoang đầu tiên của dạ dày, nơi thức ăn được tiêu hóa một phần để chuyển lên nhai lại), với một trong hai dạ dày có hình dạng túi thắt lại ở phần đuôi.
"Kết quả giải phẫu cho thấy cặp hươu non này sẽ không thể sống sót", D'Angelo cho biết. "Chúng được đặt trong rừng, cho thấy hươu mẹ đã cố gắng chăm sóc sau khi sinh. Bản năng làm mẹ của loài hươu là rất lớn."
D'Angelo nghi ngờ rằng cặp hươu đã chế.t yểu trước khi ra đời, song vẫn chỉ là phỏng đoán ban đầu. Theo các nghiên cứu mới, hầu hết hươu đuôi trắng cái sẽ sinh đôi, nhưng trường hợp hai hươu con dính liền vào nhau như vậy quả là cực hiếm. Một báo cáo ra đời vào năm 2008 cũng cho thấy, duy chỉ có năm 1671 là người ta phát hiện được 19 ca động vật có vú hoang dã sinh đôi dính liền thân, trong đó có 2 ca là hươu đuôi trắng. Trong cả hai trường hợp này, cả hươu mẹ lẫn con đều chế.t từ khi hươu con còn nằm trong tử cung.
Thế Hải
Theo Khoa học và Phát triển
Rùng mình những truyền thuyết về ma cà rồng Ma cà rồng có cơ thể mềm, không xương, đôi mắt phát sáng. Nếu nó có thể sống sót sau 40 ngày ma cà rồng sẽ phát triển và rất khó bị tiê.u diệ.t. Ma cà rồng nổi tiếng nhất mọi thời đại là Bá tước Dracula và nữ bá tước Elizabeth Bathory (1560-1614). Nữ bá tước Bathory bị buộ.c tộ.i tra tấn...