Cuộc thảm sát đẫm máu đầu tiên trong lịch sử Mỹ thời nằm dưới ách cai trị của người Anh
Vào một đêm buốt giá ở Boston vào tháng 5. năm 1770, cuộc xô xát giữa người dân thuộc địa Mỹ với một lính gác người Anh đã nhanh chóng trở thành cuộc thảm sát đẫm máu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Cuộc thảm sát đẫm máu đầu tiên trong lịch sử Mỹ bắt đầu bằng một cuộc ném tuyết tại Boston
Vào lúc 8 giờ tối ngày 5.3.1770, dưới trận mưa tuyết nặng trên khắp các đường phố ở Boston, Massachusetts, binh nhì Anh Hugh White đứng gác gần tòa chính quyền thuộc địa trên phố King, thì bất ngờ bị một nhóm nam thanh niên thuộc địa bước tới khiêu khích.
Có rất nhiều ghi nhận khác nhau về cuộc chạm trán trên, từ những lời lăng mạ và chửi bới đến cả việc thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Và rồi tiếng chuông từ một nhà thờ chợt vang lên và toàn bộ người dân Boston đổ ào ra khắp các con phố.
Rồi ai đó đã bất ngờ ném một quả bóng tuyết về phía binh nhì White, kéo theo sau là hàng loạt quả bóng tuyết, khối băng và vỏ hàu bị ném tới tấp về phía tòa nhà Hải quan. Bất lực trong việc kiểm soát tình hình hỗn loạn, người lính Anh tội nghiệp này buộc phải gọi chi viện.
Vì sao ẩu đả?
Người Mỹ sống trong 13 bang thuộc địa đang ngày càng bất mãn với sự cai trị của thực dân Anh. Từ năm 1763 đến 1767, Quốc hội Anh đã thông qua một loạt các đạo luật như Đạo luật Đường, Đạo luật Tem và Đạo luật Townshend, nhằm áp thuế và hạn chế việc kinh doanh các loại hàng hóa thiết yếu ở các bang thuộc địa tại Mỹ. Người Anh cũng đã thông qua Đạo luật tiền tệ, ngăn không cho các thuộc địa tạo ra đơn vị tiền tệ của riêng mình.
Những điều này đã khiến người dân thuộc địa rất tức giận, đặc biệt là khi họ không có đại diện dân cử trong Quốc hội Anh. Nhiều năm qua, nhiều nhân vật có địa vị và ảnh hưởng tại các vùng thuộc địa ở Mỹ, như Benjamin Franklin, Patrick Henry, George Washington và Samuel Adams đã lên tiếng chống lại những đạo luật ngày càng hà khắc của Anh lên người dân Mỹ. Dù cuối cùng đã bãi bỏ Đạo luật Tem, nhưng chính quyền Anh sau đó lại ban hành một đạo luật mới, tuyên bố nắm quyền lực tuyệt đối với nền luật pháp ở các bang thuộc địa tại Mỹ.
Người dân thuộc địa Mỹ ngày càng bất mãn với những đạo luật kìm kẹp của chính quyền Anh, trong đó có Đạo luật Tem
Căng thẳng trở nên leo thang ở Boston vào đầu năm 1770. Hơn 2.000 lính Anh đã chiếm thành phố của gần 16.000 cư dân thuộc địa và cố gắng áp đặt các Đạo luật tem và Đạo luật Townshend tại đây. Để phản kháng, người dân thuộc địa đã tấn công và phá hoại cửa hàng của những thương nhân có mối quan hệ thân với chính quyền Anh .
Vào ngày 22.2.1770, khi người dân Mỹ dùng gạch đá tấn công vào một cửa hàng thân chính quyền, binh sĩ Ebenezer Richardson sống gần đó đã cố gắng giải tán đám đông bằng cách bắn súng qua cửa sổ nhà anh ta. Phát súng của Richardson đã bắn trúng và giết chết một cậu bé 11 tuổi tên Christopher Seider và khiến những người dân Mỹ càng thêm giận dữ.
Video đang HOT
Và cuộc ném bóng tuyết vào đêm ngày 5.3.1770 chính là đỉnh điểm cho những xung đột dai dẳng giữa người dân Boston và những người lính Anh đang cai trị trên chính mảnh đất nơi họ sinh cơ lập nghiệp.
Bạo lực leo thang
Bất đắc dĩ phải trở thành một bao tuyết, Binh nhì White đã phải tức tốc cầu viện Đại úy Thomas Preston và một số binh lính được cử đến trấn an tình hình. Tuy nhiên, tình hình bạo lực vẫn không hề suy giảm, thậm chí nhiều người Mỹ còn mang cả gậy gộc đến xáp lá cà với binh lính. Nhận thấy tình hình đang trở nên ngoài tầm kiểm soát, những người lính Anh đã quyết định nổ súng.
Khi khói súng tan, 5 người dân thường được tìm thấy đã chết hoặc đang thoi thóp. Họ gồm Crispus Attucks, Patrick Carr, Samuel Gray, Samuel Maverick, và James Caldwell. Ngoài ra còn có ba người khác bị thương. Cái chết của 5 người đàn ông này cho đến nay vẫn được một số nhà sử học xem là các trường hợp tử vong đầu tiên trong Cách mạng Mỹ.
Bức phù điêu về cuộc thảm sát Boston của họa sĩ Paul Revere
Các binh sĩ Anh đã bị đưa ra xét xử, và hai nhà ái quốc John Adams và Josiah Quincy đã đồng ý làm luật sư biện hộ cho các binh sĩ này nhằm thể hiện sự ủng hộ hệ thống tư pháp thuộc địa. Khi phiên tòa kết thúc vào tháng 12/1770, hai lính Anh bị kết tội ngộ sát và ngón tay cái của họ đã bị khắc chữ “M” để trừng phạt tội giết người (Murder.)
Giọt nước tràn ly
Các cuộc cách mạng thường bùng nổ không chỉ bởi súng ống, quân đội hay người dân, mà còn bởi ngôn từ, sự tẩy chay và thậm chí là những quả bóng tuyết. Có thể lập luận rằng người dân thuộc Mỹ đã bắt đầu một cuộc cách mạng chống lại Anh từ lâu , nhưng những quả bóng tuyết trong đêm đẫm máu tại Boston mới thực sự làm giọt nước tràn ly.
Đài tưởng niệm vụ thảm sát Boston đặt tại công viên Boston Common, thành phố Boston
“Những Đứa con của Tự do” (Sons of Liberty) – một nhóm ái quốc được thành lập năm 1765 để phản đối Đạo luật Tem (Stamp Act) – đã xem Thảm sát Boston là cuộc chiến đấu giành tự do của người Mỹ và là lý do chính đáng để quân Anh phải rút khỏi Boston. Paul Revere đã tạo nên một bức điêu khắc vụ việc, mô tả những người lính Anh xếp hàng thành một đội quân để ngăn chặn những người đại diện cho cuộc nổi dậy thuộc địa. Bản sao của bức điêu khắc đã xuất hiện khắp thuộc địa và giúp tăng cường sự căm ghét của người Mỹ trước ách cai trị của Anh.
Và đến ngày 16.12.1773, ngay tại Boston, một nhóm các cư dân thuộc địa cải trang thành người da đỏ Mohawk đã đột nhập lên ba chiếc tàu Anh và đổ 342 kiện chè xuống biển. Cách mạng Mỹ chính thức bùng nổ từ đây.
Theo danviet.vn
Đằng sau một gia đình hạnh phúc là cặp anh em cùng lập mưu sát hại 6 con ruột, động cơ giết người thật khó dung thứ
Chính sự ích kỷ và ngu dốt mới chính là con dao cắt đứt sợi dây tình cảm giữa Sarah Barrass và lũ trẻ, từ đó dẫn đến động cơ giết con của cô ta.
Trong con mắt của những người xung quanh, Sarah Barrass là một bà mẹ đơn thân hết mực yêu thương con cái. Thế nhưng, đằng sau vai diễn hoàn hảo đó, cô ta lại là con quỷ dữ đội lốt người. Chỉ vì sự ích kỷ của bản thân và lối suy nghĩ lệch lạc, bà mẹ người Anh 35 tuổi này đã cùng với người tình bí ẩn lên kế hoạch giết con một cách dã man. Thật đau lòng là chỉ 4 trong 6 đứa trẻ đó mới may mắn thoát chết.
Âm mưu thất bại lột trần tội ác của đôi tình nhân
Chân dung cặp đôi sát nhân loạn luân.
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ thảm sát vào hồi cuối tháng 5 vừa qua.
Sarah luôn nói với các con rằng bố của chúng đã qua đời trong chiến tranh. Tuy nhiên, sự thật là người đàn ông đó vẫn sống và không ai khác chính là Brandon Machin. Người đàn ông 39 tuổi này là anh trai cùng mẹ khác cha với Sarah và cũng là người đóng vai bác trai hết lòng yêu thương em gái và các cháu trong suốt thời gian dài.
Vì không muốn rời xa các con và phải chứng kiến cảnh chúng sinh sống ở trung tâm bảo trợ xã hội mà không có mẹ ở bên, Sarah và Brandon đã cùng nhau lên hoạch giết con. Cặp đôi dự định sẽ cho 6 đứa trẻ uống thuốc điều trị tăng động giảm chú ý quá liều rồi lên Facebook thông báo rằng, chúng qua đời vì ốm.
Tối ngày 23/5 vừa qua, sau khi thu thập một lượng lớn thuốc điều trị tăng động giảm chú ý từ khắp nơi, Sarah đã ép 6 đứa trẻ uống. Tuy nhiên, do thuốc không có tác dụng nên cô ta thay đổi kế hoạch, đồng thời gọi điện thông báo cho Brandon sang hỗ trợ. Cũng ngay trong đêm hôm đó, bà mẹ 6 con đã lên mạng tìm kiếm các cách giết người.
Ngay sáng hôm sau, Brandon có mặt tại nhà của Sarah để cùng giết hai đứa con lớn 13 và 14 tuổi trước tiên. Cậu em Tristan bị mẹ thắt cổ bằng đai váy trong khi cậu anh Blake bị bố dùng tay không bóp cổ cho tới chết. Xong xuôi, cặp đôi còn bịt chặt túi nilon đen vào đầu hai đứa trẻ.
Tristan (trái) và Blake đều bị chết vì nghẹt thở.
Với 4 đứa trẻ còn lại, Sarah và Brandon dự định sẽ dìm từng bé vào bồn tắm cho tới khi chết đuối. Thế nhưng, khi chưa kịp hoàn thành kế hoạch man rợ này, một trong số đó đã kịp chạy thoát. Sau tình huống bất ngờ, Sarah chủ động gọi điện báo với cảnh sát, đồng thời đổ hết tội lỗi sang cho Brandon.
Khi cảnh sát tới hiện trường, Sarah nói dối rằng hai cậu con trai lớn không có nhà. Tuy nhiên, một đứa trẻ đã ra hiệu với cảnh sát để thông báo rằng, hai anh mình đã chết. Từ đây, cảnh sát bắt đầu đặt ra nghi vấn về vụ án.
"Tôi cho chúng sự sống thì cũng có thể lấy nó đi"
Qua điều tra, Brandon khai ý định giết con là do Sarah khởi xướng ra. Trong cuộc trao đổi với anh ta, Sarah đã nói như sau: "Phải giết lũ trẻ thôi. Tôi thà giết chúng rồi tự sát còn hơn là để chúng sống trong trung tâm bảo trợ xã hội. Tôi cho chúng sự sống thì cũng có thể lấy nó đi.".
Tòa án cho biết, động cơ khiến Sarah và Brandon ra tay sát hại các con là vì họ buộc tội cậu bé Tristan đã tấn công tình dục một đứa em nhỏ của mình. Lo sợ hành vi xấu đó có thể khiến tổ chức xã hội sờ gáy đến và đem lũ trẻ đi, cặp đôi mới nghĩ quẫn đến như vậy.
Cuộc tình vi phạm luân thường đạo lý của hai anh em
Vốn là anh em cùng mẹ khác cha nhưng Sarah và Brandon vẫn bất chấp điều này và nảy sinh tình cảm với nhau. Năm 14 tuổi, Brandon được một trung tâm bảo trợ xã hội nhận nuôi. Sau khi ra khỏi đó, anh ta gặp lại Sarah và cuộc tình loạn luân bắt đầu từ đó.
Về phía Sarah, cô ta cũng có một tuổi thơ không mấy êm đềm. Không được bố mẹ quan tâm chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí sau này còn bị lạm dụng tình dục và đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội đã khiến Sarah như biến thành một con người khác.
Mặc dù vậy, tòa án và xã hội cũng không thể chấp nhận lý do này mà tha thứ cho tội ác của cặp đôi loạn luân. Trong phiên xét xử cuối cùng, cả Sarah và Brandon đều phải nhận bản án chung thân cho hành vi của mình. Điều đó cũng có nghĩa, cả hai sẽ phải thừa hưởng nốt phần đời còn lại sau song sắt nhà tù.
Giờ đây, 4 đứa trẻ đã được chăm sóc và nuôi dạy tại trung tâm bảo trợ xã hội. Phải chấp nhận sự thật rằng bố mẹ chúng là kẻ sát nhân quả là một ký ức kinh hoàng. Thậm chí, một đứa trẻ trong số đó còn lo sợ sau này chúng sẽ trở thành kẻ sát nhân giống như bố mẹ mình.
Theo Helino
Ủy ban châu Âu bắt đầu một vụ kiện pháp lý chống lại Anh Động thái này có thể sẽ dẫn đến việc Anh bị kiện ra tòa án cao nhất của EU. Ngày 14/11, Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi động một vụ kiện pháp lý chống lại Anh vì đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hiệp ước EU. EC đã gửi thư thông báo chính thức tới Vương quốc Anh rằng...