Cuộc thăm dò Trung Quốc hay Mỹ nên lãnh đạo thế giới cho ra kết quả bất ngờ
Mỹ bỏ xa Trung Quốc với cách biệt lớn trong cuộc thăm dò Washington hay Bắc Kinh nên nắm vai trò lãnh đạo thế giới được Pew thực hiện ở 25 quốc gia.
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Pew và kết quả mới được công bố gần đây.
Theo đó, các nước châu Á thích Mỹ lãnh đạo toàn cầu hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Cụ thể, khi được hỏi Trung Quốc hay Mỹ, nước nào đứng đầu sẽ tốt hơn cho thế giới, 73% người châu Á tham gia khảo sát tới từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia, Australia ủng hộ Mỹ. Con số này với Trung Quốc chỉ vỏn vẹn 12%.
25 quốc gia khác, trong đó có Đức, Canada và Brazil chọn Mỹ với tỷ lệ áp đảo 63%. Trung Quốc tiếp tục bị bỏ xa với chỉ 19% ủng hộ. Kết quả khảo sát này được trình bày bởi Bruce Stokes- Giám đốc kinh tế toàn cầu của Pew Research, tại một Sự kiện Asia Society ở New York, Mỹ.
Người Mỹ và người Trung Quốc không tham gia khảo sát.
Bảng kết quả khảo sát từ 25 quốc gia. (Đồ hoạ: Pew)
Video đang HOT
Theo cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd, hiện là chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, kết quả này phản ánh thực tế rằng các nước châu Á sẽ ưu tiên Mỹ bất chấp việc Trung Quốc là đối tác kinh tế thống trị ở hầu khắp các quốc gia Đông Á.
Nghiên cứu của Pew cũng cho thấy cộng đồng quốc tế đánh giá cao sự thay đổi về tầm quan trọng của Trung Quốc đối với thế giới so với 10 năm trước. 70% số người được hỏi tin rằng Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng hơn trong thế giới hiện nay so với 1 thập niên trước trong khi con số này với Mỹ là 31%.
Tuy nhiên, theo ông Stokes, bản thân những người tin rằng Trung Quốc đang nắm giữ vai trò lớn hơn so với 10 năm trước cũng không rõ đây là điều tốt hay xấu.
Trong các nước tham gia khảo sát, Indonesia là nước có tỷ lệ ủng hộ việc Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới mạnh mẽ nhất, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức 22% tổng số người Indonesia được hỏi. 43% người dân ở quốc gia vạn đảo tham gia kháo sát ưa chuộng Mỹ hơn. Trong khi đó, tỷ lệ này đối với Nhật Bản là 81% cho Mỹ và 8% cho Trung Quốc.
Argentina và Tunisia là hai nước duy nhất thể hiện “thích” Trung Quốc lãnh đạo thế giới hơn Mỹ. 35% người Argentina được hỏi chọn Trung Quốc, nhỉnh hơn 2% so với những người chọn Mỹ trong khi các thông số này với người Tunisia lần lượt là 64% và 26%.
(Nguồn: SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Pháp: Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Macron tiếp tục suy giảm
Hai cuộc thăm dò mới đây cho thấy, tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Macron trong tháng 9 này tiếp tục suy giảm, tại thời điểm mà chính phủ của ông đang long đong trước sự ra đi của hàng loạt Bộ trưởng cấp cao và scandal đánh người của cận vệ Tổng thống.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters
Theo cuộc thăm dò của IFOP được đăng trên tờ Journal du Dimanche, trong tháng 9/2018, chỉ có 29% số người Pháp được hỏi cho biết "hài lòng" với sự lãnh đạo của ông Macron
Con số này thấp hơn 5 điểm so với tháng 8/2019, là 34% và 39% của 2 tháng trước. Tương tự, một cuộc thăm dò khác do hãng Opinionway tổ chức cho kênh truyền hình LCI cũng cho kết quả là chỉ có 28% người Pháp hài lòng với ông Macron, giảm 7 điểm so với kết quả của hãng này 2 tháng trước.
Đây đều là các chỉ số tín nhiệm thấp nhất đối với Tổng thống Pháp Macron từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 5/2017. Ở thời điểm mới lên làm Tổng thống Pháp, ông Macron nhận được sự ủng hộ của khoảng 66% cử tri Pháp. Hiện nhiều người, bao gồm những người ở tầng lớp thấp có mức thu nhập trung bình đều cho rằng những chính sách cải tổ của ông Macron phần lớn chỉ có lợi cho giới nhà giàu.
Ông cũng bị chỉ trích khi tuần trước ông này có nói với một người thất nghiệp rằng ông ấy có thể dễ dàng tìm được việc nếu cố gắng một chút.
Lý giải cho sự mất uy tín của cá nhân Tổng thống Macron cũng như các thành viên trong chính phủ Pháp, các nhà phân tích cho rằng ông Macron bị đánh giá tiêu cực trong tháng 9 do các cải cách quan trọng mà chính quyền Pháp đưa ra không nhận được sự đồng thuận trong dân chúng Pháp, như việc thu thuế thu nhập cá nhân ngay từ trước khi trả lương.
Tân Bộ trưởng Môi trường mới của Pháp Francois de Rugy nói với kênh BFM rằng: "Tôi không coi trọng các cuộc thăm dò này. Mỗi lần chúng ta cải cách, sẽ có người phản đối. Hoặc là chúng ta dừng lại để chờ tỷ lệ ủng hộ hồi phục, hoặc chúng ta tiếp tục tiến lên trong khi lắng nghe người dân".
Chính quyền Pháp cũng bị ảnh hưởng bởi vụ việc Bộ trưởng Môi trường Nicolas Hulot bất ngờ từ chức đầu tháng 9. Mới đây, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerard Collomb cũng nói rằng ông sẽ ra tranh cử Tổng thống vào năm 2020 với tư cách là Thị trưởng thành phố Lyon.
Hoàng Việt (Theo Reuters)
Theo congluan
Lần đầu phát hiện hồ nước lỏng 20km trên sao Hỏa, hứa hẹn có sự sống Các nhà khoa học lần đầu phát hiện hồ nước rộng 20km trên sao Hỏa, hứa hẹn tìm thấy sự sống ngoài hành tinh. Có thể tồn tại sự sống tại hồ nước trên sao Hỏa. Theo Daily Mail, hồ nước mới phát hiện nằm dưới lớp băng ở cực nam sao Hỏa. Hồ nước rộng khoảng 20km và nằm ở độ sâu...