Cuộc sống tối tăm của gái mại dâm chuyển giới ở Trung Quốc
Giấu gia đình giới tính thật, không dám mặc theo sở thích, sợ đi ra ngoài mua sắm hay bị giới chức chèn ép là những gì người thuộc giới tính thứ ba ở Trung Quốc đang trải qua.
Ảnh bìa báo cáo dày 79 trang của Asia Catalys về cuộc sống của lao động tình dục là người chuyển giới ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Ảnh: Asia Catalys.
Xiao Tong đang đứng mời khách trên đường phố Bắc Kinh thì một người đàn ông tiến đến và lừa cô vào trong ôtô của anh ta. Người này giơ phù hiệu cảnh sát ra trước mặt Xiao và đưa cô về đồn. Lần khác cũng ở vị trí đó, cảnh sát lôi tay của Xiao rồi đấm, trước khi tháo áo ngực của cô ra để khám xét cơ thể.
“Họ hỏi những câu thật ghê tởm, kiểu như cô quan hệ tình dục như thế nào”, Xiao kể. “Tôi quay lại và hỏi ngược ‘anh có muốn thử không?’, và sau đó hắn ta đá tôi, thực sự là hắn đã đá tôi”.
Còn Xia Yu, đã nhiều năm qua cô không về thăm nhà vì sợ gia đình sẽ bị xấu hổ với giới tính thật của cô. Yang Zhou từng phải xuống khỏi tàu điện ngầm để tránh ánh nhìn xoi mói của những người lạ.
Những người bán dâm là người chuyển giới như Xia, Yang và Xiao (tên giả) nằm trong số những người bị tổn thương và bị xa lánh nhất ở đại lục ngày nay, tổ chức phi chính phủ Asia Catalyst, chuyên về sức khỏe và nhân quyền ở Trung Quốc và Đông Nam Á, cho biết trong một bản báo cáo nghiên cứu chi tiết.
Video đang HOT
Bản báo cáo dày 79 trang có tựa đề “Cuộc sống tăm tối: Cuộc khảo sát về điều kiện sống của các lao động tình dục là người chuyển giới nữ ở Bắc Kinh và Thượng Hải”. Báo cáo chỉ ra rằng những người này phải chịu đựng sự tẩy chay của xã hội, khiến họ dễ bị lạm dụng khi rơi vào tay các nhân viên thực thi pháp luật.
Định kiến là trở ngại khiến người chuyển giới không thể sống thật với chính mình trong cuộc sống thường ngày. Một số là người chuyển giới chia sẻ với Asia Catalyst rằng họ sợ phải dùng phương tiện giao thông công cộng, hay mặc những gì mình muốn, hoặc thậm chí ra khỏi nhà để đi mua sắm.
“Hãy tưởng tượng, họ bị cười nhạo khi dùng nhà vệ sinh công cộng, bị đuổi khỏi nhà, hay thậm chí tồi tệ hơn là việc tự tiêm hormone nguy hiểm do không bác sĩ nào chịu tiếp nhận”, Zheng Huang, giám đốc tổ chức AIDS Shanghai Xinsheng, cho hay.
Theo Reuters, Asia Catalyst, phối hợp cùng hai tổ chức phi lợi nhuận khác, tiến hành phỏng vấn 70 người hành nghề bán dâm ở Bắc Kinh và Thượng Hải, trong khoảng thời gian từ giữa tháng 12/2013 đến tháng 9/2014. Tất cả những người được phỏng vấn đều mang giới tính sinh học là nam (sinh ra trong hình hài của nam giới), nhưng lại có bản dạng giới tính nữ và hành nghề như nữ giới.
Ở Trung Quốc, người chuyển giới không bị xem vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, quốc gia này thiếu điều luật chống kỳ thị phân biệt và những nguồn y tế cơ bản khiến nhiều họ cảm thấy bị kẹt dưới nấc thang cuối cùng của xã hội.
Tình trạng trên lại hoàn toàn khác với Thái Lan. Tuần trước, nước này đưa vào dự thảo hiến pháp mới việc lần đầu tiên công nhận “giới tính thứ ba”. Động thái đó giúp cộng đồng những người chuyển giới có thêm quyền lực và đảm bảo cho họ được đối xử công bằng hơn về mặt pháp lý. Tuy nhiên, Thái Lan lại không công nhận kết hôn đồng giới.
Người Trung Quốc nói chung khó chấp nhận chuyển đổi giới tính. Định kiến xã hội buộc nhiều người chuyển giới phải che giấu cuộc sống của mình, và không muốn để gia đình biết. 97 % người được hỏi nói rằng họ rời xa quê hương. Nhóm hành nghề mại dâm là người chuyển giới rất đa dạng, bao gồm cả đồng tính nam, người chuyển giới và người đã qua phẫu thuật thay đổi giới tính.
Bản báo cáo còn tiết lộ “số phần trăm đáng kể” những phụ nữ chuyển giới ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện hành nghề mại dâm.
“Một số người bán dâm vì cần tiền. Họ kể với chúng tôi rằng họ kiếm được nhiều hơn sau khi ăn mặc như phụ nữ”, SCMP dẫn lời Shen Tingting, giám đốc chương trình luật sư của Asia Catalyst, nói. “Tuy nhiên tất cả họ đều có những động cơ khác nhau”.
Nhiều người không thể tìm được công việc khác, trong khi một thành viên tham gia cuộc khảo sát tin rằng nghề mại dâm sẽ giúp cô tìm được bạn trai.
Bình Minh
Theo VNE
Nga cấm người chuyển giới lái xe
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, chính phủ Nga đã thông qua luật cấm người chuyển giới lái xe.
Nước Nga mới đây đã ban hành một lệnh cấm mới nhằm vào cộng đồng LGBT bao gồm người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới. Theo đó, luật pháp Nga cấm những người "rối loạn giới tính" lái xe hơi.
Luật cấm mới đã được ký để thông qua vào hôm 29/12/2014. Sau đó, đến ngày 4/1/2015, luật cấm mới được công bố trên toàn nước Nga. Theo luật cấm mới, những người thích bài bạc hoặc trộm cắp như một biểu hiện bệnh lý không đủ điều kiện để lái xe tại Nga.
Ngoài ra, Radio Free Europe cho biết, những người "rối loạn giới tính" hay "rối loạn xu hướng tình dục" theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không được phép lái xe tại Nga. Nói rõ hơn, những người "theo chủ nghĩa chuyển giới", "mong muốn sống và được chấp nhận với giới tính trái ngược" và "thích mặc quần áo của người khác giới như một khuynh hướng tình dục" sẽ bị cấm lái xe tại Nga. Không dừng ở đó, luật cấm mới còn áp dụng cho những người có xu hướng "ác-thống dâm", "theo chủ nghĩa sùng bái đồ vật", "thích xem phim ảnh khiêu dâm", "phô dâm" và "ấu dâm".
BBC cho biết, chính phủ Nga "đang thắt chặt việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của người lái xe. Nguyên nhân là tại Nga xảy ra quá nhiều tai nạn giao thông". Trong năm 2012, đã có gần 28.000 người tử vong vì tai nạn xe hơi tại Nga.
Các thành viên của Hiệp hội luật sư Nga bảo vệ nhân quyền đặt trụ sở tại thủ đô Moscow gọi luật cấm mới là "vô đạo đức" và "phân biệt đối xử" đối với nhiều người. Trong khi đó, Hiệp hội tài xế chuyên nghiệp (PDU) tại Nga lại ủng hộ luật cấm mới. Ông Alexander Kotov, chủ tịch hiệp hội PDU khẳng định: "Tại Nga, có quá nhiều người chết vì tai nạn giao thông. Tôi tin việc nâng cao yêu cầu về tình trạng sức khỏe của người lái là hoàn toàn hợp lý".
Ông Shawn Gaylord đến từ Hiệp hội ưu tiên nhân quyền đưa ra ý kiến trái ngược. "Cấm mọi người lái xe dựa trên giới tính hoặc biểu hiện tình dục thực sự là kỳ quặc. Đây là một ví dụ khác cho thấy chính phủ Nga đi ngược lại nhân quyền cơ bản của người dân", ông Gaylord cho biết.
"Luật cấm mới đã từ chối quyền tự do cơ bản của con người. Luật cấm sẽ ngăn người chuyển giới tìm kiếm các dịch vụ sức khỏe tinh thần vì sợ bị phát hiện và không được quyền lái xe nữa. Ngoài ra, luật cấm còn khiến người chuyển giới có nguy cơ bị quấy rối, ngược đãi hoặc phân biệt đối xử", ông Gaylord phát biểu thêm.
Theo Autopro
10 trận "động đất" của làng thời trang năm 2014 Trước thời khắc chuyển giao năm mới, cùng điểm lại những sự kiện thời trang đình đám và nổi bật nhất trong năm 2014. 1. Jean Paul Gaultier chia tay thời trang ứng dụng Nhà thiết kế kỳ cựu Jean Paul Gaultier đã nói lời chia tay thời trang ứng dụng Ready to wear sau 38 năm hoạt động tại Tuần lễ thời...