Cuộc sống thường ngày trên tàu sân bay Mỹ
Ngoài thời gian làm nhiệm vụ, các sĩ quan thoải mái đi cắt tóc, uống cà phê Starbucks, tập thể hình trong tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ.
Trong 7 tháng qua, tàu sân bay Harry S. Truman đã tham gia nhiệm vụ không kích chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria. Sau nhiều tháng thực hiện nhiệm vụ, với kết quả là hơn 2.000 cuộc không kích, hàng không mẫu hạm cập cảng ở đảo Crete, Hy Lạp hôm 21/6 để các sĩ quan nghỉ ngơi. Nhưng kể cả khi tham gia chiến dịch, các tàu sân bay vẫn cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích thường thấy ở trên đất liền. Trong ảnh, các sĩ quan xếp hàng tại quầy cà phê StarBucks trên tàu sân bay ở phía đông Địa Trung Hải.
Các thủy thủ cắt tóc tại tiệm. Với khả năng chở hơn 5.000 thủy thủ và có thể thực hiện nhiệm vụ trong nhiều tháng, các hàng không mẫu hạm cho phép Mỹ thể hiện sức mạnh quân sự ở bất cứ nơi nào trên địa cầu.
Thủy thủ tại một cửa hàng.
Nơi tập thể hình của thủy thủ trên tàu.
Phi công Higgins điều khiển chiến đấu cơ F/A-18 của hải quân Mỹ chuẩn bị làm nhiệm vụ.
Higgins leo lên chiến đấu cơ.
Video đang HOT
Các thủy thủ gắn đạn pháo vào chiến đấu cơ F/A-18 trước một nhiệm vụ.
Máy bay chiến đấu F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay Truman.
Một thủy thủ làm việc trong phòng giặt đồ.
Các thủy thủ phân loại thư từ.
Thủy thủ lấy thức ăn.
Những chiếc mũ treo trên đầu một con vật, cạnh bảng phi tiêu.
Trọng Giáp
Ảnh: Reuters
Theo VNE
Tàu sân bay Mỹ - quả đấm thép giáng vào IS
Các phi cơ trên tàu sân bay Mỹ vừa không kích vừa do thám, quấy nhiễu hệ thống liên lạc của IS, khiến bộ máy tổ chức này rơi vào hỗn loạn và suy yếu.
Nhân viên trên boong tàu sân bay Truman đưa chiến đấu cơ F/A-18 vào máy phóng. Ảnh: NPR
Không khí trên boong tàu sâu bay USS Harry S. Truman của Mỹ ở Địa Trung Hải dường như lúc nào cũng nhộn nhịp. Con tàu này vừa mới được hải quân Mỹ tung ra để tham gia nhiệm vụ diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria.
Một mệnh lệnh lớn phát ra từ loa phóng thanh: "Khởi động tàu chở dầu". Trong lúc đó, những chiến đấu cơ hiện đại F/A-18 Hornet liên tục xuất kích từ boong tàu, theo NPR.
Mọi giao tiếp trên boong đều được thể hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu. Màu sắc bộ đồng phục cho thấy nhiệm vụ của từng nhóm. Màu tím dành cho đội tiếp nhiên liệu, màu đỏ là của tổ quân khí tiếp tế đạn dược, còn màu vàng dành cho đội hoa tiêu chỉ dẫn phi công.
Mang theo hơn 70 tiêm kích và máy bay hỗ trợ, triển khai từ 80 đến 85 lượt bay tới Iraq và Syria mỗi ngày, USS Harry S. Truman làm việc triền miên không nghỉ trên Địa Trung Hải để giáng những đòn nặng nề vào phiến quân IS.
"Ngoài kia là một tình huống hỗn loạn có kiểm soát", Chad Clark, người điều phối hoạt động boong tàu nói. Ông so sánh nhiệm vụ mình làm giống với công việc của một tiền vệ bóng bầu dục.
"Bạn phải phối hợp mọi thứ trên boong, chỉ huy các đồng đội thực hiện vai trò của họ", Clark nói. "Bạn là người điều phối tấn công, ra chỉ thị, hướng dẫn họ phải đi đâu và làm gì".
Đội phụ trách vũ khí trên tàu chuẩn bị đạn dược cho một lần xuất kích. Ảnh: NPR
Mỹ cùng các đồng minh gần hai năm qua triển khai chiến dịch tấn công IS ở Iraq và Syria. Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã phá hủy nhiều sào huyệt của tổ chức Hồi giáo cực đoan này. Tuy nhiên, nhóm vẫn duy trì hiện diện, mở rộng lãnh thổ chiếm đóng tại nhiều khu vực khác nhau. Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định chiến dịch đạt một số thành công nhất định nhưng các nhà phê bình trong nước lại nói Washington vẫn cần mạnh tay hơn nữa.
Từ tháng 12 năm ngoái, các chiến đấu cơ xuất kích từ tàu Truman đã thả hơn 1.400 quả bom xuống những mục tiêu IS.
Mỹ và đồng minh đến nay tiến hành hơn 10.000 đợt không kích nhằm vào IS từ các căn cứ ở Trung Đông. Ngoài những phi cơ trên tàu Truman, chiến đấu cơ và máy bay ném bom Mỹ còn được điều động từ những căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Truman có hạm đội gần 5.500 thành viên. Rất nhiều người trong số này phải làm việc 16 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần.
Theo kế hoạch, Truman giờ này đang yên vị ở quê nhà tại Norfolk, bangVirginia để bảo dưỡng định kỳ, nhưng hải quân Mỹ hồi đầu tháng 5 thông báo sẽ tăng thời gian triển khai con tàu. Vì thế, Truman sẽ tiếp tục là nơi phát động các cuộc không kích chống IS ở Iraq và Syria tới khi tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đến thế chỗ. Tàu Eisenhower vừa vượt qua eo biển Gibraltar để tới Địa Trung Hải hôm 13/6.
Tướng David Little, chỉ huy phi đội chiến đấu cơ, cho biết việc điều động Truman tới Địa Trung Hải nhằm mục đích phát đi một tín hiệu rõ ràng tới các bên liên quan.
"Việc con tàu hiện diện ở đây rất quan trọng", ông nói. "Nó cho các đối tác trong liên minh của chúng ta thấy rằng ta có sự linh hoạt và cơ động đủ để triển khai quân ở bất kỳ nơi đầu cần đến chúng ta và có khả năng vừa hoạt động ở Địa Trung Hải cũng như những địa điểm khác".
"Chúng tôi đã giành lại khoảng 45% khu vực có dân cư sinh sống từng nằm dưới sự kiểm soát của IS ở Iraq", chuẩn đô đốc Bret Batchelder, chỉ huy nhóm chiến đấu tàu sân bay Truman, cho hay. "Vâng, tôi cảm thấy như chúng tôi đang dần hoàn thành công việc".
Nhân viên thủy thủ đoàn làm sạch đường băng chuẩn bị cho lần xuất kích tiếp theo. Ảnh: NPR
Trung tá Jim McDonald được mệnh danh là "Siêu Thần công" bởi ông là người chịu trách nhiệm về vũ khí trên tàu. Ông cho biết các chiến đấu cơ tàu Truman đã ném nhiều bom thông minh dẫn đường bằng GPS hoặc laser xuống những mục tiêu IS hơn tất cả các lần triển khai tàu sân bay trước đây của Mỹ.
Ông tiết lộ rất ít thông tin về mục tiêu cụ thể, chỉ nhấn mạnh rằng sẽ tấn công "bất cứ thứ gì có thể làm tổn thương họ về cá nhân, tinh thần lẫn tiền bạc".
Nhưng cuộc chiến chống IS không chỉ tiến hành bằng bom thông minh. Bên cạnh chiến đấu cơ, nhà chứa máy bay phía dưới boong tàu Truman còn có cả trực thăng Seahawk và tiêm kích tác chiến điện tử EA-18G Growler.
Kali Billings, sĩ quan hải quân Mỹ, cho biết nhiệm vụ chính của cô là điều khiển tiêm kích Growler làm nhiễu đường truyền liên lạc mà IS sử dụng, hỗ trợ không kích. Máy bay Growler và EA-6B Prowler của Thủy quân Lục chiến còn có khả năng theo dõi sóng radio cũng như những kết nối điện tử của IS, cản trở những tên thủ lĩnh truyền mệnh lệnh xuống dưới.
"Chúng tôi cố gắng gia tăng mức độ nguy hiểm cho máy bay chiến đấu, sau đó chúng tôi có thể thao túng các khu vực xung quanh bằng cách kiểm soát hay ngăn chặn chúng liên lạc với nhau, từ đó kích động hỗn loạn", Billings nhấn mạnh.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Mỹ tấn công mục tiêu IS từ tàu sân bay ở Địa Trung Hải Mỹ vừa triển khai chiến đấu cơ không kích các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo tự xưng từ một tàu sân bay ở Địa Trung Hải, lần đầu tiên thực hiện cuộc tấn công kiểu này kể từ khi chiến tranh Iraq bắt đầu năm 2003. Tàu sân bay USS Truman của Mỹ. Ảnh: USNavy Các chiến đấu cơ hôm nay xuất...