Cuộc sống sẽ thay đổi thế nào sau đại dịch
Xu Yuting, 18 tuổi, tỉnh Chiết Giang, bắt đầu học trực tuyến từ tháng hai. Bây giờ, khi trường học mở cửa, cô vẫn học một số môn online.
Trong thời gian học trực tuyến, cô đã “cày xới” các bài học, làm bài tập, bài kiểm tra… trên ứng dụng DingTalk thay vì đến lớp. Thời điểm này rất nhạy cảm với học sinh trung học như Yuting, bởi chỉ vài tháng tới cô và các bạn sẽ bước vào kỳ thi đại học. Thay vì được chỉ bảo từ thầy cô cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm thi, giờ đây, cô lĩnh hội điều này qua những buổi livestream.
Một giáo viên đứng lớp dạy tiếng Anh online tại Trung Quốc.
Việc vẫn để học sinh học tại nhà đặt ra áp lực lớn về một kỳ thi đại học không giống những năm trước đây. Một số khu vực của Trung Quốc, như Vân Nam và Quảng Tây, đã lên kế hoạch mở cửa trở lại vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4. Thậm chí, ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hải, 144 trường trung học và trường trung cấp dạy nghề đã mở cửa trở lại.
Dù mong muốn trở lại lớp học lập tức, Yuting thừa nhận thời gian tới, khi mọi thứ trở lại bình thường, các khóa học trực tuyến sẽ vẫn là một phần trong thói quen học tập của cô. “Thật tuyệt khi có sự kết hợp giữa việc học trực tiếp và trực tuyến trong tương lai. Nếu sau này chỉ giới hạn một phương pháp thì thật nhàm chán”, Yuting chia sẻ.
Chị gái của Yuting, Xu Qing Qing, 24 tuổi, một giáo viên mẫu giáo, không làm việc nhiều khi dịch bệnh bùng phát do đặc thù học sinh của cô vẫn còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên, cô vẫn sử dụng các công cụ trực tuyến để theo dõi sự tiến bộ của học sinh thông qua phụ huynh, cũng như làm việc từ xa với đồng nghiệp bằng các công cụ hỗ trợ tương tự.
Qing tin rằng, số hóa giáo dục sẽ cải thiện hiệu quả công việc của một giáo viên như cô. “Các công cụ đang thay đổi cách nghĩ truyền thống rằng, một cuộc họp chỉ có thể xảy ra khi mọi người tập trung ở một địa điểm thực tế”, Qing nói. “Cá nhân tôi hy vọng trường sẽ tiếp tục sử dụng những phần mềm hỗ trợ như hiện tại khi dịch bệnh kết thúc”.
XYLink, một công ty chuyên cung cấp giải pháp hội nghị truyền hình qua dữ liệu đám mây có trụ sở tại Bắc Kinh, đang trông cậy vào những người dùng như chị em nhà Xu để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa khi đại dịch kết thúc. Doanh nghiệp này chứng kiến sự gia tăng nhu cầu họp và làm việc trực tuyến từ cơ quan, tổ chức, trường học, ngân hàng, bệnh viện… với số lượng người dùng trên 10 triệu trong đợt dịch bùng phát.
“Một số lượng đáng kể người dùng sẽ vẫn giữ lại ứng dụng bởi nhu cầu làm việc của họ trong tương lai không mất đi, nhất là với những ai thấy ưu điểm của chúng trong công việc”, Zhou Pan, Phó chủ tịch mảng thị trường của XYLink, nhận định.
Theo App Annie, phần mềm giáo dục trực tuyến và làm việc từ xa là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi lớn nhất trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Hầu hết ứng dụng dạng này đều có lượng tải về trong 10 ngày đầu tháng 2 gấp đôi cả năm ngoái. Nhiều phần mềm phổ biến thậm chí có lượng tải lớn hơn, như Dingtalk của Alibaba tăng 35% trong tháng 2, WeChat Work của Tencent tăng 171%, Lark của Bytedance tăng 650%. Welink của Huawei, Tencent Meetings hay Knock của Pinduoduo cũng tăng hàng chục phần trăm.
Video đang HOT
Dù việc áp dụng công cụ trực tuyến có thể giảm dần trong thời kỳ hậu Covid-19, các chuyên gia cho rằng nó đã giúp mọi người có cái nhìn thoáng qua về cách học tập và làm việc trong tương lai. “Cách làm việc từ xa có thể duy trì. Dù giảm sút, lượng người dùng ứng dụng phục vụ nhu cầu này vẫn cao hơn nhiều so với trước khi đại dịch xảy ra”, Frank Yang, nhà phân tích cao cấp tại Analysys, dự đoán.
Trong khi đó, Zhang Xinhong, Giám đốc nghiên cứu về nền kinh tế chia sẻ tại Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc, cho rằng sự chấp nhận rộng rãi của hình thức làm việc và học tập trực tuyến có thể đẩy nhanh quá trình số hóa doanh nghiệp, số hóa trường học cũng như hiện thực hóa tham vọng sử dụng công nghệ để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mới mà chính phủ đưa ra trước đó. “Làm việc từ xa, thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến và các dịch vụ online giờ đây sẽ trở thành lựa chọn mới cho nhiều công ty hơn trong hoàn cảnh mới”, Xinhong nhận định.
Cũng theo Xinhong, việc phát triển công nghệ cao, từ các tuyến đường sắt cao tốc mới đến hệ thống quản lý giao thông thông minh, tất cả sẽ được củng cố nhờ vào sự thúc đẩy phát triển 5G.
Tuy vậy, việc chuyển hẳn sang hình thức trực tuyến vẫn là chặng đường dài. Bởi thực tế những thử nghiệm về ứng dụng học tập và làm việc từ xa vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.
Theo số liệu mới nhất từ Trung tâm Thông tin Mạng Internet Trung Quốc, nước này có số lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới với 854 triệu người, nhưng 541 triệu trong đó vẫn chưa tiếp cận hình thức học tập và làm việc từ xa.
Tháng 6 năm ngoái, khi Trung Quốc bắt đầu đẩy nhanh giáo dục trực tuyến, có 232 triệu người dùng e-learning. Tuy nhiên, không ít trong số đó thừa nhận không được tiếp cận đầy đủ các tài nguyên trực tuyến. Một số học sinh ở Hồ Bắc – tâm dịch Covid-19 – cho biết đã phải leo lên núi cao hoặc nơi không bị che khuất để dò tìm sóng Internet.
Tương tự, ngay cả khi cơ sở hạ tầng công nghệ được phát triển, không phải tất cả các chủ doanh nghiệp đều chấp nhận ý tưởng cho nhân viên của họ làm việc từ xa. Thậm chí, một số công ty đang hối thúc nhân viên trở lại văn phòng do hiệu quả công việc sụt giảm khi xử lý việc tại nhà.
Theo Moe Vela, Giám đốc TransparentBusiness, một công ty có trụ sở tại Mỹ, cho biết, họ không có kinh nghiệm quản lý nhân viên từ xa, do đó ý thức nhân viên thấp hơn, khiến hiệu quả công việc thấp hơn hẳn. “Giới hạn của làm việc từ xa là quản lý hiệu quả công việc qua máy tính. Điều này không phù hợp để thúc đẩy các ngành nghề mang tính đặc thù, chẳng hạn thợ sửa điện nước hoặc những thứ liên quan đến sản xuất”, Vela giải thích.
Bảo Lâm
DingTalk là ứng dụng gì mà khiến giới trẻ Trung Quốc đua nhau đánh giá 1 sao trên các app store?
DingTalk có lẽ là một trong số rất ít những ứng dụng bị chê bai thậm tệ chỉ vì làm quá tốt công việc của mình.
Ứng dụng năng suất từ gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba từ lâu đã có một mối quan hệ yêu đương xen lẫn hận thù với giới lao động Trung Quốc; một số người còn gọi nó là "bản sao độc tài của Slack". Trong vài tuần gần đây, ứng dụng này đã bị "dội bom" đánh giá bởi một nhóm người dùng mới, sau khi Alibaba tinh chỉnh nó để thử nghiệm cho việc triển khai học trực tuyến tại Trung Quốc. Hầu hết các trường học và công ty ở nước này đã hoạt động trong không gian ảo từ nhiều tuần qua vì ảnh hưởng bởi đợt bùng dịch virus Corona hồi tháng 1, sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch, buộc chính phủ phải đặt nhiều thành phố dưới tình trạng cách ly nghiêm ngặt.
Những tính năng mới của DingTalk dành cho trường học bao gồm live-stream lớp học với nhiều nhất 300 học sinh, cùng với kiểm tra và chấm điểm trực tuyến. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 50 triệu học sinh tại Trung Quốc đăng ký sử dụng ứng dụng này. Nhiều trong số những học sinh này đã "dội bom" các cửa hàng ứng dụng với một loạt đánh giá 1 sao dành cho DingTalk. Họ phàn nàn rằng ứng dụng của Alibaba đã phá hoại kỳ nghỉ kéo dài của mình khi cho phép các giáo viên có thể giám sát học sinh từ xa. " Tôi thực sự không nói nên lời, thầy cô yêu cầu chúng tôi phải đăng nhập mỗi ngày và giao một núi bài về nhà" - một người dùng nói như vậy trên Weibo.
Tuy nhiên, điểm xếp hạng của DingTalk trong tháng qua đã tăng cao trở lại nhờ một loạt các đánh giá 5 sao, trong đó nhiều người nói rằng ứng dụng này sẽ giúp rèn luyện học sinh trở thành những người lao động tốt trong tương lai.
" Tôi có thể thấy những học sinh nào đã đọc thông báo của mình và 'Ding' (nhắc nhở) những em chưa quen dùng ứng dụng..." - một giáo viên tiểu học ở Trung Quốc nói. " Tôi hiểu tại sao giới quản lý lại thích sử dụng tính năng nhắn tin 'Ding' rồi - là nhân viên, chúng ta phải trả lời sếp thật nhanh chứ".
Giao diện DingTalk trên di động
DingTalk khác Slack ra sao?
Xuất hiện vào năm 2014, ứng dụng này - vốn được gọi là "Ding Ding" trong tiếng Trung Quốc vì âm thanh nó phát ra khi có tin nhắn - là một phần trong những nỗ lực của Alibaba nhằm cạnh tranh với đối thủ Tencent, chủ sở hữu của ứng dụng nhắn tin WeChat, trong môi trường doanh nghiệp. Dù DingTalk có nhiều tính năng tương tự Slack, bao gồm trao đổi theo nhóm, gọi âm thanh và video, cũng như chia sẻ tập tin, nó còn bao gồm một loạt các tính năng giám sát mà ứng dụng Mỹ không có.
Chức năng nhắn tin Ding cho phép giới quản lý nhắc nhở các nhân viên cụ thể - những tin nhắn kiểu này sẽ có một logo hình đinh bấm màu xanh dương. Các tin nhắn Ding có thể được gửi đến các nhân viên không chỉ trong ứng dụng, mà còn thông qua các cuộc gọi và tin nhắn tự động trên điện thoại. Sau đó, nhà quản lý sẽ nhận được thông báo về tình trạng đã đọc/chưa đọc, khiến các nhân viên không thể trốn tránh việc trả lời một khi đã lỡ đọc tin nhắn trong lúc nghỉ vì hệ thống sẽ tự động đánh dấu là "đã đọc". Một nhà quản lý doanh nghiệp có thể gửi tối đa 10.000 tin nhắn "Ding" mỗi ngày trong ứng dụng.
Trong khi đó, chức năng báo giờ ra/vào của DingTalk, một trong những tính năng được sử dụng nhiều nhất của nó, được miêu tả như một "máy đục lỗ kỹ thuật số" bởi một số người dùng. Vào buổi sáng, nó sẽ gửi lời nhắc đến người dùng về khoảng thời gian họ còn lại cho đến khi phải bắt tay vào làm việc. Nó còn theo dõi khi nào nhân viên đến công ty bằng cách ghi lại thời gian họ kết nối đến Wi-Fi của văn phòng, và khi nào họ ngắt kết nối - ví dụ như khi ra ngoài ăn trưa. Dù tính năng này còn giúp nhân viên có thể theo dõi và tính tiền lương khi làm ngoài giờ, và cũng đỡ rắc rối hơn việc quét mã điện thoại để báo giờ đến văn phòng như một vài công ty thường yêu cầu, nó còn cho phép các công ty biết các nhân viên của mình trễ giờ làm ra sao, tính đến từng phút một, và liệu một nhân viên có đang làm việc mà họ nói sẽ làm khi không ở văn phòng hay không.
DingTalk nói rằng ứng dụng không cho phép các nhà quản lý theo dõi vị trí theo thời gian thực của nhân viên một cách tự động. Tuy nhiên, khi người dùng kích hoạt các dịch vụ vị trí trên điện thoại, ứng dụng sẽ cho nhà quản lý biết liệu một nhân viên có đang ở địa điểm mà họ nói họ sẽ đến hay không - ví dụ như đi gặp bác sỹ, hoặc đi gặp khách hàng.
Ngoài khả năng báo giờ đến văn phòng, DingTalk còn có chức năng nhận dạng khuôn mặt, yêu cầu nhân viên phải cười khi quét khuôn mặt để ra hoặc vào văn phòng.
Bao nhiêu người đang dùng DingTalk?
Alibaba cho biết đã có 200 triệu người dùng cá nhân đăng ký DingTalk, và hơn 10 triệu khách hàng doanh nghiệp sử dụng ứng dụng tính đến tháng 9/2019. Để dễ so sánh thì Slack có 12 triệu người dùng mỗi ngày tính đến tháng 10 năm ngoái.
Những than phiền về ứng dụng?
Hầu hết những lời than phiền chủ yếu liên quan việc các nhà quản lý có thể dùng DingTalk để giám sát và tiếp cận các nhân viên liên tục trong ngày.
DingTalk bị đánh giá 1 sao trên PlayStore, khiến xếp hạng của nó bị ảnh hưởng nghiêm trọng
" Tôi thực sự cảm thấy DingTalk như địa ngục vậy, đặc biệt khi tưởng cuối cùng đã có chút thời gian rảnh và sẽ ngủ một giấc ngon thì lại bị đánh thức bởi mấy tin nhắn 'Ding'" - một người dùng nói trên Zhihu, website hỏi-đáp của Trung Quốc. " DingTalk là một cái còng công nghệ cao thời hiện đại, được các nhà quản lý sử dụng để đối xử với nhân viên như nô lệ" - một người khác nói.
Đối với nhiều học sinh Trung Quốc, ứng dụng này đã tước bỏ sự tự do vốn rất hạn chế mà họ có được tronng quãng thời gian nghỉ học bất ngờ này. Một số than phiền rằng chức năng báo giờ ra/vào đồng nghĩa họ không thể ngủ dậy muộn một chút, và phải tuân thủ lịch học ở trường dù cho đang ở nhà.
" Tạ ơn ứng dụng này mà cả núi bài tập về nhà đã quay lại với tôi và tôi có thể thấy những khuôn mặt khả ái của thầy cô mỗi ngày! Tôi yêu nó quá đi, DingTalk dễ thương của tôi" - một học sinh mỉa mai về ứng dụng như vậy.
Alibaba chưa đưa ra bình luận nào về các đánh giá tiêu cực - nhưng DingTalk đã ghi nhận những lời than phiền và đăng tải một đoạn video xin lỗi trong đó có đủ loại meme và lời trêu đùa, đề nghị học sinh nên đối xử với ứng dụng một cách thân thiện hơn.
Theo GenK
Chủ động kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia 2020 Thời gian nghỉ chống dịch Covid-19, ngoài việc học và làm bài tập thầy cô giao, học sinh (HS) cuối cấp cần chủ động kế hoạch ôn luyện cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020. Đây là lời khuyên của thầy giáo Trần Mạnh Tùng - giáo viên Toán, trường THPT Lương Thế Vinh khi trao đổi với phóng viên Kinh tế...