Cuộc sống mới sau phẫu thuật của người phụ nữ ‘ngực dài quá rốn’
Hơn hai năm sau khi phẫu thuật bộ ngực bất thường, chị Tuyên tự tin trở lại làm việc kiếm tiền, khiến cuộc sống của ba mẹ con đỡ túng thiếu hơn.
Giữa năm 2016 chị Hà Thị Tuyên (sinh năm 1986, người Mường, ở thôn Chiềng, xã Mỹ Thuận, Tân Sơn, Phú Thọ) mắc chứng bệnh lạ khi bộ ngực đột nhiên to và dài bất thường lúc mang bầu con thứ hai, khiến việc đi lại, mặc đồ ngày càng trở nên khó khăn. Ban đầu chị nghĩ do sinh nở nên tuyến vú phát triển là điều bình thường, nhưng càng về sau ngực càng to ra, cơ thể bắt đầu đau dữ dội. Dù mong muốn được đi khám và điều trị, vì hoàn cảnh khó khăn, chị đành chịu đau, tiếp tục nuôi con.
Từ ngày biết tin vợ mắc chứng bệnh lạ, anh H (người chồng thứ hai nhưng không có hôn thú) nói đi làm xa rồi biệt vô âm tín, thỉnh thoảng lại gọi điện thoại về hỏi thăm và gửi cho ít tiền chăm con. “Từ ngày chồng bỏ đi, tôi một mình vừa chịu sự dày vò của căn bệnh lạ, vừa phải nuôi hai con. Bệnh tật khiến tôi không thể đi làm, số tiền tích lũy không đủ để mua sữa cho con. Đồ vật trong gia đình đều phải bán hết để lấy tiền trang trải nhưng không đủ. Sống ngày nào hay ngày đó, chẳng dám nghĩ đến ngày mai”, chị Tuyên kể lại.
Chỉ đến khi không thể chịu thêm đau đớn, chị mới đánh liều xuống bệnh viện tỉnh để khám, hai con nhỏ ở nhà để mẹ chăm sóc.
Khoảng thời gian điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ vô cùng khổ sở với những cơn đau âm ỉ, ngực một bên to, bên nhỏ nhưng đều chảy dài xuống, có đến 5 đầu ty. Phần lớn thời gian chị chỉ nằm vì khi ngồi ngực sẽ chảy xuống, đè lên phần chân, đùi rất tê buốt. Bác sĩ kết luận chị Tuyên mắc phải căn bệnh phì đại tuyến vú sau sinh nở do tăng prolactin trong máu, sau thời gian theo dõi sẽ được tiến hành phẫu thuật, tạo hình cắt thu nhỏ vú.
Hình ảnh bộ ngực khi chưa phẫu thuật.
Bà Nguyễn Thị Xi (mẹ chị Tuyên) nhớ lại: “Từ ngày chồng nó bỏ đi, cuộc sống của ba mẹ con chỉ trông chờ vào bên ngoại, rồi hàng xóm ai cho gì ăn nấy. Thậm chí có cái xe máy để đưa con đi học cũng bán nốt để lấy tiền mua sữa cho đứa út. Sữa mẹ vẫn có nhưng gia đình sợ đang điều trị nên thôi”.
Sau khi câu chuyện của chị Tuyên được đăng tải, rất nhiều tấm lòng hảo tâm đã đến thăm hỏi, động viên và giúp đỡ mẹ con chị vượt qua lúc khó khăn. Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cũng tài trợ phẫu thuật tạo hình, cắt thu nhỏ vú miễn phí để chị trở lại với cuộc sống bình thường.
Video đang HOT
Hai năm sau phẫu thuật, chị Tuyên có dịp trở lại bệnh viện để thăm các bác sĩ nhưng không ai còn nhận ra “người phụ nữ có ngực dài quá rốn” ngày trước. Phẫu thuật thành công, chị thấy khỏe hơn, không phải đi khám định kỳ, nhưng ngày trái gió trở trời vết thương lại đau nhức.
“Phẫu thuật được khoảng 6 tháng tôi gửi hai con nhờ bà ngoại chăm sóc rồi xin đi làm giúp việc suốt ở Vĩnh Phúc để kiếm tiền. Đến cuối năm 2019, tôi vay mượn thêm và xây được ngôi nhà cấp 4 cho mẹ già và hai con ở”, chị Tuyên nói.
Hình ảnh chị Tuyên sau khi phẫu thuật ngực.
Nghĩ lại 5 năm trước, người phụ nữ hai con thừa nhận không nghĩ có thể sống được đến ngày hôm nay. Lúc chị lâm bệnh, ba mẹ con rơi vào tình trạng kiệt quệ, nhưng may mắn được cộng đồng ra tay giúp đỡ để nuôi con, ơn này chị chẳng bao giờ quên.
“Khi tôi đi phẫu thuật, được mọi người ủng hộ gần 100 triệu đồng để lo bỉm sữa cho con. Mẹ con tôi được như ngày hôm nay là nhờ cộng đồng giúp đỡ, cuộc sống với tôi như vậy là mãn nguyện lắm rồi”, chị Tuyên nói.
Kể về cuộc sống hiện tại, chị Tuyên cho hay con gái đầu năm nay học lớp 6, cậu con trai út được 4 tuổi, hai con ngoan ngoãn, khoẻ mạnh lại rất nghe lời bà và mẹ. Người chồng bỏ đi giờ cũng đã có gia đình mới, chị chỉ muốn tập trung đi làm để nuôi con.
Năm nay do ảnh hưởng của Covid-19, chị Tuyên buộc phải nghỉ ở nhà từ Tết, nhưng sắp tới người phụ nữ 35 tuổi dự định xuống Hà Nội xin vào một công ty làm để lấy tiền trả nợ và nuôi hai con.
Mặc áo ngực sai cách có phải là nguyên nhân gây ung thư vú?
Thường xuyên mặc áo ngực không đúng kích cỡ trong một thời gian dài có thể gây nên một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Nhiều người vẫn cho rằng, mặc áo lót sai kích cỡ có thể gây nên một số bệnh về vú, thậm chí là ung thư vú. Trên thực tế, mặc đồ lót có kích cỡ không phù hợp trong thời gian dài đúng là có thể khiến ngực bị chèn ép, gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng vẫn chưa có đủ bằng chứng chứng minh liệu nó có thể gây ung thư vú hay không.
Tạp chí chính thức của Hiệp hội nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu khẳng định không có mối liên hệ nào giữa bệnh ung thư vú và áo lót.
Một nghiên cứu khác từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng không có mối tương quan nào giữa bệnh ung thư vú với các thói quen mặc áo ngực như kích cỡ áo, thời gian mặc, kích thước, áo cũ hay mới, có gọng hay không có gọng, ...
Thực tế, mặc áo ngực không phù hợp nói chung không thể gây nên các bệnh như tăng sản tuyến vú hay ung thư vú mà nồng độ hormone cao và căng thẳng mới chính là thủ phạm gây ra những bệnh này.
Trong nhịp sống hiện đại, nhiều chị em thường xuyên phải bận rộn công việc, đi sớm về khuya, ăn uống thất thường,... đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ phì đại tuyến vú ngày nay.
Tuy vậy, cũng cần phải biết rằng mặc áo ngực không phù hợp cũng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Ví dụ như mặc áo ngực quá chật có thể gây ngứa da, thậm chí là viêm da tiếp xúc.
Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng, chất liệu sợi hóa học trong miếng đệm lót áo ngực dễ cọ sát vào núm vú, gây viêm da và các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ.
Nếu dây áo ngực quá chật cũng có thể gây chèn ép cơ cổ, các mạch máu và dây thần kinh ở vùng cổ và ngực gây ra hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ, các triệu chứng như tê bì chi trên, đau cổ, chóng mặt, buồn nôn, ...
Chức năng chính của áo ngực là nâng đỡ và bảo vệ bầu ngực vì vậy cần phải lựa chọn những loại áo vừa vặn và thoải mái. Áo lót có gọng tuy giúp làm đẹp dáng ngực nhưng có thể mang đến một số tác hại cho sức khỏe.
Khi vòng thép cọ sát và chèn ép bầu ngực dễ gây nên hiện tượng da mẩn đỏ và đau đớn. Một sốt ít nếu bị dị ứng với niken hay kim loại khác khi mặc áo ngực có gọng có thể bị viêm da tiếp xúc.
Vì vậy, đối với một số nhóm đặc biệt như trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai hay những người có tiền sử dị ứng cần cân nhắc khi lựa chọn mặc áo lót có gọng.
Ở những độ tuổi khác nhau cũng có những tiêu chí lựa chọn áo ngực khác nhau cho phù hợp. Đối với trẻ em gái vừa mới lớn, nên chọn những loại áo ngực mềm mại, rộng rãi, thoải mái, chất liệu co dãn và thấm hút mồ hôi.
Đối với phụ nữ mang thai, kích thước vòng 1 thường xuyên thay đổi và trở nên đầy đặn hơn, tốt nhất nên chọn áo ngực cúp 3/4 hoặc 4/4, có dây áo rộng, chất liệu thấm mồ hôi, bên cạnh đó các bà bầu cũng nên thường xuyên thay đổi kích cỡ áo ngực tùy theo sự thay đổi của bầu ngực.
Trong thời gian cho con bú, nên chọn loại áo cài cúc trước để tiện mặc và cho con bú.
Ngoài ra, chị em phụ nữ tốt nhất không nên mặc áo ngực quá 8 tiếng một ngày. Đặc biệt là vào buổi tối, khi đi ngủ cần cho ngực được tự do thoải mái để đảm bảo lượng bạch huyết được lưu thông bình thường.
9 bài tập phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ vú Sau phẫu thuật cắt bỏ vú, người bệnh gặp nhiều hạn chế trong cử động vai, cánh tay phía bên bị ảnh hưởng. Nhưng các bài tập có thể giúp bạn lấy lại cảm giác và cử động của cánh tay một cách hợp lý. Nếu bạn đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ vú, bạn sẽ cảm thấy đau và cứng ở...