Cuộc sống khó khăn của hai sinh viên người dân tộc
Trong óc tôi vẫn không thể nào thôi suy nghĩ đến họ…
Bữa cơm hôm ấy, tôi đã cùng gia đình và hai chị dân tộc ngồi ăn với nhau. Tôi đã tìm hiểu và biết họ là người dân tộc Cơ -Tu, hiện đang là sinh viên Cao Đẳng Lạc Việt. Họ một người là Bríu – Nhái (22 tuổi, sinh năm 1990) và một người là Coor Câm (22 tuổi, sinh năm 1990). Sau buổi cơm, tôi quyết định đi theo họ về nhà trọ để thăm nơi họ sinh hoạt.
Coor Câm (bên trái) Bríu – Nhái
Theo chân hai chị, tôi mới thấy sự bập bẹ của người miền cao về miền xuôi học tập, họ đi xe đạp rất chậm và tay lái rất yếu. Khi đến nơi, tôi mới hay họ mượn xe đi được thời gian gần một tuần. Trước đó Coor Câm đã bị tông xe vì chưa biết đi xe đạp.
Khi bước chân vào nhà tôi ngỡ ngàng vì cứ tưởng mình đang đi vào một hang động hẹp sâu, trông nó rất âm u với ánh đèn vàng mờ nhòe. Tôi không thể nào ngờ lại có một nơi dành cho sinh viên lại tồi tàn như khu ổ chuột ngay tại thành phố Đà Nẵng diễm lệ này.
Sau khi trao đổi với hai chị, tôi đã biết họ đang theo học ngành Y sĩ đa khoa. Ngồi nghe họ kể về cuộc sống, tôi và người bạn đồng hành cũng phải xót ruột. Xuất thân từ một gia đình dân tộc làm nông cuốc rãy, cả hai người đều mang trong mình sự siêng năng có thừa của con người Việt Nam nên họ đã đi bộ từ nơi mình ở đến huyện và đi xe buýt từ huyện đến TP Đà Nẵng.
Gia đình Bríu – Nhái và Coor Câm cũng như nhau, đều đông con và nhiều người. Bríu – Nhái nhà có tám anh chị em, Coor Câm nhà có sáu anh chị em, vì thế chính họ đã thấu cái nghèo của nhau nên họ giúp đỡ nhau mỗi khi túng quẫn.
Với mức học phí khoảng 3 triệu/tháng, hai con người nhỏ bé này đã có gắng nương tựa nhau để đóng học phí, và rồi đóng tiền nhà (800 ngàn/tháng). Cuộc sống của họ được bắt đầu và kết thúc chỉ vỏn vẹn có 10.000 đồng cho cả ba người (hai người họ sống chung với một người sinh viên khác). Họ khó khăn là vậy, lặn lội đường xa là thế, cái đói cái rét đang dần bao lấy họ khi cái lạnh của đông đang về.
Với họ khi đến đây – TP Đà Nẵng họ đã có ước mong: “Học cho có cái chữ để về giúp đỡ đồng bào của mình, chữa trị cho người dân trong làng xã”(Coor Câm), “Học được gì thì về giúp dân bản, tuyên truyền lại cho người khác cái đúng cái hay không chỉ về y tế mà còn về cuộc sống của người Kinh” (Bríu – Nhái).
Sau kỳ nghỉ hè, hành trang của Bríu – Nhái để trang trải tiền học phí là một cái bao tử Nhím của bà ngoại cho. Theo chị, cái này đủ khả năng chi trả cho học kỳ này. Nhưng thật ra, giá của một cái bao tử Nhím chỉ vỏn vẹn có gần 800 ngàn, vậy chỉ mới đủ trả tiền nhà. Hiện nay chị đang nhờ vả rất nhiều từ bạn bè, theo chị số nợ cứ từ đó cao dần: “Không biết đến bao giờ mới trả xong nợ cho các bạn bởi các bạn cũng nghèo và túng như mình”.
Dù biết Cao Đẳng Lạc Việt là trường tư, nhưng phải chăng ban giám hiệu nhà trường chưa thật sát sao với đời sống của sinh viên mình? Khi hỏi về chế độ mà các chị được hưởng khi học tại trường, các chị cho hay: “Làm gì có chế độ ưu đãi nào, từ khi vào học cho tới giờ chưa nghe tới chính sách đãi ngộ cho sinh viên miền cao như chúng tôi”
Vốn dĩ đã bất đồng về ngôn ngữ, họ còn ngày đêm suy nghĩ về tiền cho ngày mai sẽ thế nào, tiền trọ tháng này đâu ra để trả, tiền học phí ở đâu mà đóng? Hàng loạt câu hỏi vanh vảnh trong đầu liệu có học tốt chăng? Coor – Câm liệu có thực hiện được ước mơ nhỏ bé của mình chăng?
Video đang HOT
Theo TTVN
Bị gỗ đè, người phụ nữ cô độc chờ chết trong căn nhà rách
Những cơn đau đớn hành hạ khiến thể xác chị ngày càng gầy gò co quắp. Biết là bệnh tình rất nặng không được điều trị có thể tàn tật cả đời nhưng ngẫm đến hoàn của mình mình chị đành nuốt nước mắt nhờ người viết giấy cam đoan để về nhà điều trị.
Suốt ngày chị nhắm nghiền đôi mắt vì choáng đầu và đau nhức khắp mình. Chị ở một mình trong căn nhà tồi tàn, giờ chẳng có gì để chữa bệnh nữa rồi.
Người phụ nữ bất hạnh mà chúng tôi muốn nhắc đến là chị Nguyễn Thị Lan (49 tuổi) xóm 7, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Cả cuộc đời chị sống trong đói nghèo, khổ cực, vò võ nuôi con một mình. Cũng vì quá khó khăn nên đứa con gái duy nhất của chị phải bỏ học vào miền Nam làm công nhân. Và rồi thêm một lần nữa chị cố giấu nước mắt vào trong để cho đứa con gái yên bề gia thất tận Nha Trang nhưng cũng nghèo lắm. Còn chị một mình nơi quê nghèo, chính ngay trong căn nhà tranh xập xệ ấy chỉ còn người mẹ hiền còm cõi đau yếu hàng ngày phải vật lộn với biết bao khó khăn vất vả để mưu sinh.
Những cơn đau hành hạ khiến chị ngày càng tiều tụy, bạc nhược.
Mặc dù sức khỏe yếu nhưng ngày nào chị Lan cũng phải vào rừng chăn bò thuê, đi đốt than hoặc đi củi bán kiếm tiền mua gạo sống qua ngày. Rồi một ngày đầu tháng 9 (âm lịch) đứa con gái gọi về thông báo với mẹ đã sinh cháu trai. Những giọt nước mắt vui mừng chảy trên khuôn mắt rám nắng khắc khổ của chị. Chị thầm cảm ơn ông trời đã cho con gái mình 1 gia đình hạnh phúc chứ không phải vò võ một mình cuộc như đời của chị.
"Bữa nớ tui vào rừng để bóc vỏ gỗ keo thuê. Định đi vài chuyến gom góp ít đủ tiền mua vé xe vào Nha Trang thăm con, thăm cháu. Mỗi ngày cũng được 70.000 đồng nhưng phải vác gỗ vất vả lắm, nghĩ đến việc mình có thể gặp được con, được bồng cháu tôi cũng cố gắng xin được đi làm. Bữa nớ không biết trời xui đất khiến thế nào mà một cây gỗ keo bị người ta cưa dởđổ xuống đập vào đầu, tui chỉ kịp hét lên khi tỉnh dậy thì đã thấy mình nằm trong bệnh viện băng trắng đầy người ", chị Lan nhớ lại chuyện đi rừng bị gỗ đè.
Em gái chị Lan là chị Thảo thương chị mà không biết phải làm sao khi hoàn cảnh cũng quá chật vật.
Tại bệnh viện đa khoa huyện Hương Sơn bác sĩ kết luận chị bị chấn thương sọ não do gỗ keo đâm sâu vào đầu, mất máu nhiều. Hai tay bị gãy, vỡ xương phải bó bột điều trị lâu dài.
Là hộ nghèo của xã, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên từ ngày nhập viện chị Lan lại càng rơi vào cảnh túng quẫn. Tất cả đều dựa vào gia đình đứa em gái cũng rất nghèo khó, để chị mình có thể "cầm cự" tại bệnh viện được 10 ngày người em gái là Nguyễn Thị Thảo phải về nhà bán hết trâu bò và chạy vạy khắp nơi để cứu chị. Nằm viện được 15 ngày thấy bệnh tình của chị Lan không tiến triển tốt nên bác sĩ khuyên nên chuyển chị lên tuyến trên điều trị.
Căn nhà của chị Lan ngày càng tồi tàn, rách nát là nơi chị chống chọi với bệnh tật, cô đơn.
Khi nghe bác sĩ bảo thế, vợ chồng cô em gái lại chạy vạy khắp nơi để vay mượn tiền nhưng không biết gõ cửa nhà ai nữa vì những nơi có thể vay được chị Thảo đều đã tìm đến. Nhìn thấy chị gái ngày càng gầy yếu vì các cơn đau hành hạ cô em gái chị cũng chỉ biết nuốt nước mắt bất lực. Biết gia cảnh đứa em đã kệt quệ vì mình nên chị Lan một mực đòi về nhà nằm chờ chết?. Và cuối cùng bác sĩ yêu cầu chị Thảo phải viết giấy cam đoan "nếu có chuyện gì xảy ra thì gia đình tự phải chịu trách nhiệm" mới cho xuất viện.
Với khuôn mặt khắc khổ không kém chị gái mình, chị Nguyễn Thị Thảo nghẹn ngào: "Cho chị ấy về khi bệnh đang nặng tui có tội lắm, nhưng bấy giờ túng quẫn lắm rồi không kiếm mô ra tiền nữa...lỡ không may chị ấy tàn phế thì tui ân hận lắm".
Từ ngày trốn viện về nhà chị Lan thường bị choáng váng trên đầu do vết thương quá sâu cộng với mất máu nhiều. Đôi tay thì đau nhức nên chị Lan cứ rên rỉ suốt ngày. Ăn uống, chăm sóc lại không được đầy đủ nên ngày càng ngày chị càng gầy gò co quắp.
Mặc dù những cơn đau đang kéo dài nhưng vợ chồng chị Thảo đành phải để chị gái một mình trong căn nhà tranh xập xệ để đi rẫy chặt củi, đốt than kiếm tiền thuốc thang cho chị Lan và nuôi các con nhỏ.
"Để chị ở nhà một mình biết là nguy hiểm nhưng vợ chồng tui cũng phải làm rứa (thế) để lên rẫy nếu không 2 đứa con nhỏ không có cái ăn chị ấy cũng không có thuốc để uống", chị Thảo nuốt nước mắt kể.
Ở nhà chị Lan nằm bất động với những cơn đau hành hạ. Vết thương ở đầu thường xuyên lên cơn đau dữ đội, lúc nào đau quá chị mới ú ớ gọi hai đứa cháu nhỏ vào lấy một viên giảm đau để cầm cự. Tất cả sinh hoạt cá nhân đều phải dựa vào đứa cháu đang học lớp 2. Phải chờ đến buổi trưa và tối đêm lúc đó vợ chồng em gái đi rẫy về rồi nấu cơm mang qua.
Đã gần đến ngày tái khám nhưng vợ chồng em gái chưa kiếm đủ tiền nên chị Lan đành ở nhà chờ. Biết là đôi tay mình không chữa trị cẩn thận có thể trở thành gánh nặng cho đứa em nhưng chị cũng không biết làm cách nào?. Thôi thì đành phó mặc số phận của mình cho ông trời.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 819: Chị Nguyễn Thị Lan, xóm 7, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
ĐT: 01693.817.992 - chị Thảo em gái chị Lan
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Vợ thương binh 91 tuổi sống cô độc trong căn chòi rách Cụ bà đã 91 tuổi, trú tại xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là vợ một thương binh chống Pháp, đang sống cảnh ốm đau, cô độc trong ngôi nhà xập xệ, tồi tàn. Đau lòng! Từ thông tin của người dân, chúng tôi ngược lên huyện miền núi Hương Sơn, Hà Tĩnh tìm về nhà cụ Phạm Thị Huệ,...