Cuộc sống đảo lộn khi phụ thuộc siêu ứng dụng
Việc hàng triệu người Hàn Quốc không thể liên lạc hay thanh toán hóa đơn trong vài ngày vì KakaoTalk ’sập’ đã phơi bày hạn chế của siêu ứng dụng.
Siêu ứng dụng được xem là một trong những nhánh phát triển ứng dụng được chú ý thời gian qua và được nhiều hãng công nghệ theo đuổi. Thuật ngữ siêu ứng dụng (super app) chỉ nền tảng tất cả trong một, tích hợp nhiều tính năng, tiện ích khác nhau, từ thanh toán điện tử, nhắn tin, tìm kiếm, giao nhận, đặt xe, đi chợ hộ cho đến kết bạn, tra cứu thông tin hành chính…
Hiện hầu hết siêu ứng dụng chủ yếu tập trung tại các nước châu Á. Tính đến cuối 2021, WeChat là siêu ứng dụng phổ biến nhất với 1,25 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, chủ yếu tại Trung Quốc. Grab của Singapore đạt hơn 187 triệu người dùng tại 350 thành phố, tập trung ở Đông Nam Á. GoTo tại Indonesia, Paytm của Ấn Độ hay KakaoTalk của Hàn Quốc cũng là siêu ứng dụng thu hút từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu người dùng.
Tuy nhiên, với việc “đóng gói” tất cả các tính năng trong một ứng dụng, người dùng cũng đối mặt với phiền phức nếu chẳng may chúng gặp sự cố. KakaoTalk là cái tên mới nhất cho thấy điều đó.
Người dùng Hàn Quốc không thể gửi tin nhắn khi KakaoTalk gặp vấn đề. Ảnh: AllKpop
Ngày 15/10, một đám cháy bùng phát tại tòa nhà SK C&C, nơi hai trong số các hãng công nghệ lớn nhất Hàn Quốc là Kakao và Naver Corp đặt trung tâm dữ liệu. Sự cố khiến toàn bộ các nền tảng và hệ sinh thái của cả hai đặt tại đây đã phải dừng hoạt động vài ngày.
Đối với người dân Hàn Quốc, ứng dụng KakaoTalk được đánh giá không khác nhiều so với WeChat của Tencent tại Trung Quốc. Siêu phần mềm này có thể dùng để nhắn tin, gọi đặt xe, xem bản đồ, chơi game, theo dõi thời tiết cũng như tích hợp hệ thống thanh toán trực tuyến, dịch vụ tài chính, ngân hàng di động.
Do đó, sự cố khiến cuộc sống của những người dùng KakaoTalk lập tức đảo lộn. Họ không thể trả tiền cho các vật dụng hàng ngày tại cửa hàng tiện lợi, đặt thực phẩm và hàng tạp hóa, khó đặt taxi theo thói quen, việc xem bản đồ bị vô hiệu hóa… Theo AllKpop, một số người lái taxi cho biết mất hơn 90% thu nhập mỗi ngày trong những ngày KakaoTalk gặp trục trặc.
Số lượng người ảnh hưởng được ước tính lên đến hàng chục triệu. Theo thống kê của Kakao quý II/2022, lượng người dùng hàng tháng tại Hàn Quốc đạt 47,5 triệu người, chiếm 90% dân số nước này.
Video đang HOT
“Có cảm giác như quay lại thời mạng 2G vậy”, một người Hàn Quốc viết trên Twitter. “Tôi thấy khó chịu, nhưng buồn hơn khi chúng ta phụ thuộc vào những ứng dụng như KakaoTalk quá nhiều”, một tài khoản khác cho biết.
Các đại diện KakaoTalk cúi đầu xin lỗi sau sự cố. Ảnh: AP
Ngày 17/10, công ty cho biết đã khôi phục 12.000 trong tổng số 32.000 máy chủ tại trung tâm dữ liệu ở SK C&C. Các dịch vụ, tính năng đang dần phục hồi. Sau sự cố, CEO Kakao Namkoong Whon phải từ chức nhằm xoa dịu dư luận. Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeal mô tả ảnh hưởng của sự cố ở “quy mô rất lớn không thể bỏ qua”, đồng thời kêu gọi các bên liên quan điều tra nguyên nhân cũng như phạm vi của sự gián đoạn, lên kế hoạch ngăn các sự cố tương tự. Các luật sư cho rằng vụ tai nạn là kết quả của sự “sơ suất” và chuẩn bị không đầy đủ. Còn theo KBS, nhiều nhóm khách hàng đang chuẩn bị một vụ kiện tập thể chống lại Kakao.
CNBC đánh giá, cú sập của KakaoTalk phơi bày nhược điểm của chính sự tiện dụng của “mọi thứ trong một”. Việc phụ việc phụ thuộc vào một ứng dụng duy nhất khiến người dùng gặp nhiều phiền phức, bị động, thậm chí là hoảng loạn nếu nền tảng đó gặp vấn đề không thể truy cập.
Siêu ứng dụng tê liệt khiến hàng triệu người Hàn Quốc bị ảnh hưởng
Sự cố ngừng hoạt động kéo dài nhiều ngày của siêu ứng dụng Kakao đã khiến CEO Namkoong Whon phải từ chức nhằm xoa dịu dư luận.
Ngày 19/10, 4 ngày sau vụ hỏa hoạn tại trung tâm dữ liệu ở Pangyo, gần Seoul, ông Namkoong Whon, một trong hai CEO của Kakao tổ chức họp báo nhận trách nhiệm về sự cố và tuyên bố từ chức. Hầu hết dịch vụ của Kakao lúc này đã được khôi phục hoạt động bình thường.
"Chúng tôi đã gây ra một sự bất tiện lớn cho mọi người. Tôi biết rằng sẽ cần một thời gian dài và rất nhiều nỗ lực để lấy lại niềm tin mà Kakao đã đánh mất", CEO 50 tuổi nói.
Tuy nhiên, câu hỏi lớn vẫn còn, đó là tại sao một công ty như Kakao lại không lên kế hoạch dự phòng để khôi phục các dịch vụ nhanh hơn trong trường hợp tương tự. Vụ hỏa hoạn cũng ảnh hưởng đến Naver, một tập đoàn Internet khác ở Hàn Quốc, nhưng họ đã khắc phục nhanh hơn rất nhiều so với Kakao.
Hong Eun-taek, CEO còn lại của Kakao hiện sẽ là người duy nhất nắm quyền lãnh đạo của công ty. Tại cuộc họp báo, ông cho biết Kakao đã lên kế hoạch bồi thường cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi sự cố ngừng hoạt động và đảm bảo sẽ không có sự cố nào như thế xảy ra nữa.
Hàn Quốc hỗn loạn vì Kakao
Kakao ngừng hoạt động đã khiến cuộc sống người Hàn Quốc bất ngờ đảo lộn trong tuần qua. Hàng triệu người gặp khó khăn khi liên lạc với nhau.
Nhiều người không thể trả tiền cho các vật dụng hàng ngày tại các cửa hàng tiện lợi hoặc đặt hàng thức ăn. Du khách bị mắc kẹt vì không thể đặt taxi, trong khi tài xế trải qua nhiều ngày không có thu nhập.
Tất cả đều đến từ một nguyên nhân. Đó là đám cháy bùng phát ngày 15/10 tại tòa nhà SK C&C, nơi hai gã khổng lồ công nghệ Kakao và Naver Corp đặt trung tâm dữ liệu. Toàn bộ hệ sinh thái của Kakao đều tạm dừng hoạt động sau sự cố hy hữu này.
Khởi đầu như một ứng dụng nhắn tin hơn một thập kỷ trước, Kakao từng bước chiếm lĩnh mọi ngõ ngách ở Hàn Quốc, tạo nên một "vũ trụ" của riêng mình với các dịch vụ bao gồm ngân hàng, thanh toán trực tuyến, gọi đặt xe, bản đồ và cả game. Thống kê cho thấy, hơn 90% điện thoại ở Hàn Quốc có cài đặt ứng dụng của Kakao.
Hơn 90% điện thoại ở Hàn Quốc có cài đặt ứng dụng của Kakao. Ảnh: Bloomberg.
Sự cố ngừng hoạt động kéo dài nhiều ngày và sự tàn phá mà nó gây ra đã khuấy động tính toán của Hàn Quốc về sự phụ thuộc ngày càng tăng của đất nước vào các gã khổng lồ công nghệ.
Đại diện Kakao và một bộ trưởng trong chính phủ đã đứng ra xin lỗi. Trong khi đó, Tổng thống Yoon Suk Yeol mô tả KakaoTalk là "cơ sở hạ tầng trên toàn quốc", ra lệnh điều tra vụ việc và đưa ra lo ngại về tình trạng độc quyền.
New York Times dẫn nguồn từ hãng tin Hàn Quốc cho biết nhiều nhóm khách hàng đang chuẩn bị một vụ kiện tập thể chống lại Kakao. Các luật sư cho rằng sự cố ngừng hoạt động là hậu quả của sự "sơ suất" và chuẩn bị không đầy đủ của công ty.
Giá cổ phiếu của Kakao đã giảm mạnh tại sàn Seoul ngay trong phiên giao dịch đầu tuần nhưng đã nhanh chóng phục hồi sau đó hai ngày khi sự cố được khắc phục.
Nỗi lo về sự thao túng của siêu ứng dụng
Brian Kim, người vươn lên từ hoàn cảnh nghèo khó, bắt đầu thành lập và xây dựng Kakao vào năm 2006. 4 năm sau, ứng dụng nhắn tin Kakao Talk dần đạt được thành công và trở nên rất thịnh hành với người dân Hàn Quốc.
Sau đó, công ty bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực ngân hàng trực tuyến, mua sắm, trò chơi điện tử và gọi xe. Ngoài ra, đại dịch Covid-19 còn mang lại một sự thúc đẩy cho Kakao khi lưu lượng truy cập tăng gấp nhiều lần đến các ứng dụng của công ty.
Trong vòng chưa đầy 2 năm, 3 công ty con Kakao lần lượt được niêm yết trên sàn chứng khoán, bao gồm Kakao Games, KakaoBank và Kakao Pay. Bên cạnh đó, một số công ty khác thuộc tập đoàn này gồm Kakao Mobility và đơn vị điều hành nền tảng truyện tranh kỹ thuật số Piccoma cũng sở hữu tiềm năng rất lớn.
Từ một ứng dụng nhắn tin, Kakao Talk đã phát triển trở thành siêu ứng dụng có mặt trong mọi khía cạnh của người Hàn Quốc. Ảnh: AP.
Kakao và Naver thường được so sánh với WeChat của Trung Quốc, siêu ứng dụng đa ngành gồm các dịch vụ nhắn tin, thanh toán, chuyển phát và hơn thế nữa. Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh chóng đã khiến Kakao phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của chính phủ Hàn Quốc, với loạt cáo buộc liên quan đến gây ảnh hưởng cho các cửa hàng bán lẻ.
Tốc độ phát triển quá nhanh chóng của những gã khổng lồ mới nổi trên Internet như Kakao cũng dấy lên lo ngại về sự thao túng giống các tập đoàn gia đình (chaebol) tại Hàn Quốc.
Không chỉ bán các sản phẩm đồ điện tử, ôtô như ở thị trường nước ngoài, các chaebol bao phủ hầu khắp mọi ngóc ngách trong đời sống xã hội Hàn Quốc. Các chaebol nổi tiếng như Samsung thậm chí còn được xem là người thống trị nền kinh tế Hàn Quốc.
Đồng CEO Kakao từ chức sau khi ứng dụng chat lớn nhất Hàn Quốc ngừng hoạt động Namkoong Whon, đồng Giám đốc điều hành Kakao Corp, đã từ chức sau sự cố ứng dụng trò chuyện di động lớn nhất Hàn Quốc và các dịch vụ khác ngừng hoạt động, gây ra phản ứng dữ dội từ chính quyền và công chúng. Việc từ chức có hiệu lực vào ngày 19.10, khiến Hong Euntaek trở thành Giám đốc điều hành...