Cuộc sống của “người chuột”
Nếu không có trận mưa lũ khủng khiếp ấy, có khi người ta vẫn chưa biết, hoặc cố tình không biết tới một khoảng tối của Bắc Kinh – cuộc sống của “người chuột” dưới những căn hầm ẩm thấp, thiếu dưỡng khí và ẩn chứa đầy nguy cơ.
Một “ gian phòng chết” giữa lòng Bắc Kinh hoành tráng
“Chôn sống” trong “gian phòng chết”
Vợ chồng Đằng Trường Phong và Vương Tĩnh, 33 tuổi, là người Sơn Đông, đến Bắc Kinh kiếm việc làm từ hơn 10 năm trước. Ban đầu, họ thuê nhà ở quận Phong Đài, mở một quán nước nhỏ. Sau vì việc buôn bán cũng chẳng mấy suôn sẻ, Trường Phong đến Thạch Cảnh Sơn làm thuê, còn Vương Tĩnh xin được chân tạp vụ trong một hiệu ảnh ở Ngũ Lý. Thu nhập thấp khiến họ buộc phải thuê một gian phòng dưới hầm dân phòng trong khu này để ở. “Lần nào mưa ở đây cũng ngập, nhưng không ngờ lần này lại bị chôn vùi trong nước. Nếu không sống ở đây, cô ấy chắc chắn không chết”, Trường Phong đau lòng nói.
Vì nơi làm thuê khá xa, nên đến cuối tuần Trường Phong mới về nhà, ngày thường chỉ có Vương Tĩnh cùng đứa con 6 tuổi của họ sống trong gian phòng “chết” đó. Đầu năm 2012, em trai Vương Tĩnh, Vương Hưng cũng đến Bắc Kinh tìm việc, thỉnh thoảng ghé lại thăm chị. Theo lời kể của Vương Hưng, chiều 21-7, anh ở đó cùng chị gái. Khoảng hơn 19h, nước mưa trên mặt đất bắt đầu ào ào đổ xuống, sau đó nhanh chóng vượt qua bậu cửa, tràn vào phòng. Hai chị em đành dùng chậu tát nước ra ngoài, song mực nước mỗi lúc một cao, họ quyết định đóng chặt cửa để ngăn không cho nước vào. Sau này mới biết đó là một quyết định sai lầm.
Ngay khi thấy nước lên quá đầu gối, những người hàng xóm của Vương Tĩnh đã nhanh chóng “trốn” lên mặt đất. Vài phút sau, có người quay lại lấy đồ, đã thấy nước ngập đến ngang lưng. Nhưng có lẽ vì đóng kín cửa, tiếng mưa lại quá lớn, nên hai chị em Vương Tĩnh không hay biết tình hình. Đến khi họ ý thức được hiểm nguy, cánh cửa đã không mở ra được vì sức nặng của nước. Họ chỉ biết gào lên kêu cứu trong tuyệt vọng. Hai người hàng xóm nghe thấy tiếng kêu, đã quay lại kéo cửa giúp, nhưng cánh cửa vẫn không suy chuyển. Khi đó nước đã lên ngang ngực, họ đành lên mặt đất tìm thêm người. Tuy nhiên sau đó, không ai quay lại.
Khoảng 20h, do mực nước trong ngoài gần tương đương nên cuối cùng họ cũng mở được cánh cửa ra. Biết Vương Tĩnh không bơi được nên Vương Hưng cho chị đi trước, mình đẩy phía sau. “Vừa ra đến ngoài, tôi bị một áp lực cực mạnh hất tung người về phía sau”, Vương Hưng kể, sau này mới đoán khả năng do chập điện ở hành lang. Khi đó đã không còn thấy Vương Tĩnh đâu. Nghỉ một lát, Vương Hưng tiếp tục đi ra nhưng lại bị điện giật thêm một lần nữa, đến mức chân tay không còn cảm giác. Anh không dám đi thêm nữa, đành ngồi im trên đầu cánh cửa gỗ, chờ phép lạ.
Khoảng 22h, lực lượng cứu hỏa mới đến được hiện trường. Xe cứu hỏa không vào được vì tắc đường, mấy viên cảnh sát mang theo máy bơm tiếp cận tòa nhà. Đến 24h, máy bơm hết xăng, việc cứu hộ bị đình trệ. Cho tới khi mực nước trong hầm chỉ còn 50cm, người ta mới vào được bên trong và tìm thấy xác Vương Tĩnh. Vương Hưng may mắn sống sót sau hơn 4 tiếng ngâm trong nước.
Đầy rẫy nguy cơ
Dân cư sống trong hầm dân phòng ở tòa nhà số 16 đường Vạn Thọ phần lớn là lao động ngoại tỉnh, nhưng cũng có những trường hợp cá biệt như vợ chồng Nhiệm Vinh. Hai vợ chồng anh đều là viên chức, đã tốt nghiệp đại học, vợ anh thậm chí còn có hộ khẩu Bắc Kinh. Tuy nhiên, vì có 2 đứa con, lại muốn tiết kiệm một chút từ khoản lương tháng 4.000-5.000NDT để mua nhà nên họ buộc phải thuê phòng tại đây để sống. “Không gian lúc nào cũng ẩm ướt, người lớn còn không chịu nổi nữa là trẻ con”, Nhiệm Vinh cho biết. Đứa con gái nhỏ của anh vì sinh ra trong hầm ngầm, nên thường xuyên bị viêm hô hấp, đau ốm liên miên. Trận lụt lần này khiến đồ đạc trong nhà anh hỏng hết, gần như phải mua lại hoàn toàn. “Khoản tiết kiệm bỗng dưng sạch bách”, Nhiệm Vinh buồn phiền nói.
Gian phòng kiểu Nhiệm Vinh ở có giá thuê 300 NDT/tháng (900.000VND) rộng hơn 10m2, đủ kê 2 cái giường đơn, khéo sắp xếp cũng có thể kê thêm tủ, bàn máy tính, ti vi… Hành lang khi đó được tận dụng làm bếp, nhà tắm, nơi để các vật dụng như xô chậu, nồi niêu, quần áo bẩn. Hơn 30 hộ với hàng chục khẩu có chung 2 nhà vệ sinh. Mỗi buổi sáng, cả gian hầm luôn trong tình trạng căng thẳng với vô vàn âm thanh hỗn tạp, như lời một cư dân ở đây mô tả thì đến tiếng đi tiểu, tiếng cởi quần cũng vang sang nhà hàng xóm.
Không gian dưới đất của Bắc Kinh chia thành 2 phần, một phần là công trình dân phòng, do cơ quan dân phòng quản lý, còn phần kia là những khu nhà ở ngầm thông thường, do sở xây dựng quản lý. Những năm 1990, phần lớn những khu nhà dưới đất này để không, trở nên hoang phế, biến thành bãi rác, nơi trú ngụ của tội phạm. Sau này, để ngăn ngừa những nguy cơ về an ninh cũng như phòng cháy, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã khuyến khích khai thác sử dụng không gian này. Thêm vào đó, do lượng lao động ngoại tỉnh đổ về Bắc Kinh ngày một lớn, thị trường nhà cho thuê giá rẻ trước nhu cầu lớn đã khai thác hết công suất những căn phòng dưới đất.
Tính đến nay, trong các hầm ngầm dân phòng ở Bắc Kinh đã có tới 150.000 cư dân, và con số này ở những hầm ngầm dân dụng còn nhiều hơn gấp vài lần, ước 800.000. Điều đó có nghĩa, có khoảng 1 triệu người vẫn đang sống như bầy chuột dưới đáy Bắc Kinh phát triển, Bắc Kinh hoành tráng, Bắc Kinh rực rỡ, Bắc Kinh đang vươn lên mạnh mẽ…
Video đang HOT
Theo ANTD
APEC 2012 - Cánh cửa dẫn tới Thái Bình Dương của Nga
Sự kiện Nga chủ trì HNCC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 24 tại Vladivostok đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Đây cũng được coi là cơ hội hiếm có để Mátxcơva chứng tỏ tầm nhìn của mình về châu Á-Thái Bình Dương.
APEC 2012 là cơ hội để Nga mở cánh cửa hướng tới châu Á - Thái Bình Dương, qua đó kéo toàn bộ 21 nền kinh tế thành viên đến với hai vùng đất "ngủ đông" xưa nay của chú gấu Nga ở Viễn Đông và Siberia.
Hội nghị thường niên lần thứ 24 của APEC diễn ra từ ngày 2 - 9/9 tại Vladivostok thuộc khu Primore, vùng Viễn Đông của Liên bang Nga. Đây là lần đầu tiên HNCC APEC được tổ chức tại Nga, với tổng mức đầu tư cho công tác chuẩn bị Hội nghị vào khoảng 600 tỷ rúp.
Nước Nga "chuyển mình" cùng APEC
Tham gia APEC có 21 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trải dài từ Trung Quố, qua Chile rồi tới Mỹ. Trong hơn 20 năm qua, tổ chức này đã đề xuất nhiều ý tưởng mới về hội nhập toàn cầu trên khắp khu vực châu Á -Thái Bình Dương, nơi có 40% dân số thế giới sinh sống và ngày càng đóng vai trò là đầu máy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tổng kim ngạch nội khối chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại thế giới.
Theo dự báo của giới chuyên gia, trong tương lai những chỉ số kinh tế của khu vực sẽ còn ấn tượng hơn nữa.
Nhớ lại một vài năm trước đây, đề tài của các kỳ HNCC APEC thường chủ yếu tập trung vào đấu tranh chống khủng hoảng kinh tế. Nhưng giờ đây, các nước châu Á - Thái Bình Dương hướng đến mục đích phát triển kinh tế khu vực, khi mà trọng tâm kinh tế thế giới đang dịch chuyển dần từ Tây sang Đông.
Nắm bắt xu hướng phát triển này, Nga đã chọn chủ đề chính cho HNCC trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch APEC là hội nhập khu vực, tự do hóa thương mại và đầu tư, phát triển hệ thống giao thông-hậu cần bền vững, hợp tác đảm bảo phát triển và đổi mới công nghệ.
Ngoài ra, phát triển kinh tế xanh và đảm bảo an ninh lương thực cũng là hai chủ đề được nước chủ nhà đặc biệt quan tâm tại hội nghị lần này. Hiện các nước APEC đặt mục tiêu trong 20 năm tới phải giảm đáng kể cường độ sản xuất năng lượng, giảm bớt lượng khí thải từ các phương tiện giao thông chạy bằng xăng dầu và giúp 1,3 tỷ người trên thế giới, chủ yếu ở châu Á, thoát khỏi cảnh thiếu ăn thường xuyên hiện nay.
Nhận định về vai trò Chủ tịch APEC của Nga trong năm 2012, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu APEC của Nga, ông Pavel Kadochnikov, cho rằng đây là cơ hội rất tốt để Mátxcơva củng cố vị thế của mình trong APEC thông qua các đề án cụ thể và thành lập cơ sở hạ tầng mới trong quan hệ kinh tế đối ngoại của Nga.
"Việc Nga chủ trì diễn đàn APEC rất kịp thời vì nó trùng hợp với sự kiện Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này sẽ cho phép Nga tích cực tham gia thảo luận về hội nhập kinh tế trong khu vực và ký kết các thỏa thuận về khu vực thương mại tự do trong không gian châu Á - Thái Bình Dương", ông khẳng định.
Cũng theo ông Kadochnikov, nếu như trước đây, Nga thường chọn cách im lặng trong các vấn đề của APEC, thì từ đầu năm đến nay, nước này đã có những động thái thay đổi hoàn toàn khi quyết định tham dự hàng loạt nhóm và ủy ban của APEC, đồng thời đưa ra nhiều đề xuất tập trung vào 4 trọng tâm gồm: hội nhập kinh tế khu vực đảm bảo an ninh lương thực vận tải chuỗi cung ứng và đổi mới để phục vụ phát triển.
Trong số các đề xuất trên, hiện mới chỉ có một số ít được thảo luận và có cơ hội trở thành hiện thực trong năm nay. Tuy nhiên, không thể không kể đến một thành tích quan trọng là việc Nga đưa vào thực hiện "Thẻ đi lại cho doanh nhân APEC", cho phép các doanh nhân trong khu vực không cần xin thị thực khi xuất nhập cảnh vào Nga.
Trong phát biểu đưa ra ngay trước thời điểm các nhà lãnh đạo châu Á - Thái Bình Dương tề tựu về Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga vào cuối tuần này để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 20, giới chức Nga đã không giấu giếm tham vọng khi đứng ra đăng cai tổ chức hội nghị lần này.
"Mong muốn của chúng tôi là tận dụng tối đa vị trí địa-chính trị, địa-kinh tế và địa lý đặc biệt của mình để thúc đẩy hội nhập của 21 nền kinh tế thành viên APEC", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố.
Ông cũng khẳng định tham vọng của chính quyền Nga muốn nhân cơ hội này để khơi thông dòng chảy đầu tư vào vùng Viễn Đông, nơi hiện có rất ít dân cư sinh sống và chưa được công nghiệp hóa.
"Nga coi phát triển kinh tế - xã hội ở Siberia và Viễn Đông là hai nhiệm vụ chính trong thời gian tới, nhưng điều đó không có nghĩa là Mátxcơva sẽ chỉ chú trọng hợp tác với các nước châu Á. Nga muốn phát triển quan hệ với cả các nước phương Đông và phương Tây", Ngoại trưởng Lavov phát biểu với báo giới ngay sau phiên họp cấp bộ trưởng trong khuôn khổ tuần lễ APEC đang diễn ra ở Vladivostok.
Với tuyên bố trên, Ngoại trưởng Nga muốn dập tắt tâm lý của một bộ phận phương Tây cho rằng gần đây Mátxcơva chỉ ưu tiên phát triển quan hệ với các quốc gia châu Á mà gây tổn hại quan hệ với phương Tây.
Tâm điểm Vladivostok và Liên minh thuế quan tại APEC 2012
Trước đây, Vladivostok là một quân cảng hạn chế qua lại ở Nga và là điểm trung chuyển của tàu vận tải và các tù nhân trên đường tới vùng đông bắc nước này.
Nhưng hiện nay, Vladivostok đã trở thành địa điểm tiếp nhận đầu tư công lớn nhất trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2008-2012, đầu tư công rót vào khu vực này lên tới 22 tỷ USD, đưa Vladivostok trở thành kiểu mẫu trong chính sách phát triển Thái Bình Dương của chính quyền Mátxcơva.
Sau khi ông Putin trở lại điện Kremli vào tháng 5 vừa qua, vấn đề vùng Viễn Đông thậm chí còn được quan tâm hơn trước. Chỉ thị của Tổng thống Putin ngày 7/5 về các biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của Nga đã nhấn mạnh sự cần thiết phải can dự sâu rộng hơn vào hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội ở vùng Viễn Đông và đông Siberia.
Bên cạnh đó, Nga cũng đã thành lập Bộ Phát triển vùng Viễn Đông và bổ nhiệm ông Victor Ishaev, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Nga về hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, làm Bộ trưởng.
Không chỉ coi Vladivostok là dự án thí điểm phát triển vùng Viễn Đông, Nga còn theo đuổi sáng kiến thành lập Liên minh Thuế quan ba bên Nga-Belarus-Kazakhstan, vốn đượcc trông đợi sẽ phát triển thành Liên minh kinh tế Á - Âu trong tương lai.
Vì vậy, tại APEC 2012, Nga đã lên kế hoạch "quảng bá" sáng kiến Liên minh Thuế quan như một khối tạo dựng không gian kinh tế chung bắc cầu từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, nơi có thể giúp các thành viên APEC vươn tới châu Âu.
Tất nhiên, Liên minh Thuế quan không phải là phương tiện duy nhất mà Nga dùng để thực hiện tham vọng hướng tới toàn bộ khu vực Á-Âu. Một đề xuất khác mà Mátxcơva đang kêu gọi các thành viên APEC xem xét thông qua là đa dạng hóa các tuyến cung ứng hàng hóa, khuyến khích xây dựng tuyến đường Biển Bắc và tuyến đường sắt xuyên Siberia.
Theo đánh giá của Nga và giới chuyên gia, với thực tế châu Á - Thái Bình Dương đang nổi lên là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, thì việc mở rộng cơ sở hạ tầng hậu cần và khởi động các tuyến giao thông vận tải mới có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đáp ứng khối lượng lưu thông hàng hóa ngày càng lớn giữa các nước trong khu vực.
Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers ước tính, đầu tư 20 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng ở các tuyến hành lang Đông-Tây tại Nga có thể giúp các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đến năm 2020 tiết kiệm được khoảng 600 tỷ USD, nhờ giảm giá thành vận chuyển tới các thị trường châu Âu.
"Trong tương lai ngắn hạn, việc phát triển hai siêu dự án vận tải lớn (ở Biển Bắc và Siberia) sẽ đáp ứng lợi ích của các nước hàng xóm ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, tuyến hàng hải phương Bắc có vai trò góp phần làm thời gian vận chuyển hàng hóa từ châu Âu đến Đông Á, còn tuyến đường sắt xuyên Siberia sẽ giúp các quốc gia nằm cách xa cảng Thái Bình Dương có cơ hội tiếp cận với các nhà vận tải xuyên lục địa". chuyên gia về khu vực châu Á - Thái Bình Dương Evgeny Kanayev đánh giá.
Theo thống kế, hiện mới có 1,5% tàu thuyền di chuyển giữa châu Á và châu Âu đi qua Nga, trong khi các tuyến vận chuyển đi qua kênh đào Suez và Panama đều đã quá tải.
Thực tế này càng khẳng định thêm tiềm năng phát triển của hai dự án Biển Bắc và Siberia, khi mà tuyến đường Biển Bắc được xác định sẽ rút ngắn hơn 3 lần khoảng cách từ Yokohama đến Rotterdam.
Dẫu biết việc thực hiện các dự án đầy tham vọng trên của Nga còn cả một chặng đường dài phía trước. Nhưng hơn ai hết, Tổng thống Putin đang rất nóng lòng mở cánh cửa hướng tới châu Á - Thái Bình Dương và ngược lại cũng tạo cơ hội để các nước châu Á - Thái Bình Dương bước lên cây cầu do Nga kiến tạo thông qua Liên minh thuế quan Nga-Belarus- Kazakhstan để tiến vào lục địa già.
Theo Dantri
Tháp chọc trời ở Trung Quốc bị gọi là 'cái quần' Một tòa tháp đôi đang được xây dựng tại Trung Quốc vừa bị cư dân mạng "ưu ái" gọi là "cái quần lót dài" vì vẻ ngoài đặc biệt của nó. Cánh cổng phương Đông hay "cái quần lót dài"? Ảnh:Weibo Được mệnh danh là Cánh cổng phương Đông, tòa nhà cao 300 m được tạo thành từ khối tháp đôi chụm lại...