Cuộc sống của cộng đồng người Palestine ở các quốc gia Trung Đông

Theo dõi VGT trên

Người Palestine ở Trung Đông cấu thành một cộng đồng đa dạng với ước tính khoảng 7 triệu người.

Họ có địa vị và mức độ hội nhập khác nhau, nhưng đa số mong muốn thực hiện giải pháp hai nhà nước và được trở về quê hương.

Cuộc sống của cộng đồng người Palestine ở các quốc gia Trung Đông - Hình 1
Các em nhỏ tại trại tị nạn ở Khan Younis, Dải Gaza, ngày 28/11. Ảnh: THX/TTXVN

Người Palestine tại Trung Đông sống chủ yếu ở Israel, Dải Gaza, Bờ Tây, Jordan, Liban, Syria và Ai Cập.

Nhà nghiên cứu Kelly Petillo tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) chia sẻ với kênh DW (Đức) rằng chưa có con số chính xác về số người Palestine tại các quốc gia Trung Đông và châu Âu. Trong khi đó, Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA) tuyên bố rằng trong năm nay họ đã hỗ trợ cho khoảng 5,9 triệu người ở 58 trại tị nạn tại Jordan, Liban, Syria, Dải Gaza và Bờ Tây.

Tuy nhiên, UNRWA không hiện diện ở tất cả các nước Arab và không phải tất cả người Palestine đều là người tị nạn. UNRWA cho biết những trường hợp thường trú tại Palestine trong khoảng thời gian từ ngày 1/6/1946 đến ngày 15/5/1948 và những người mất cả nhà cửa lẫn sinh kế do cuộc xung đột năm 1948 đều đủ điều kiện đăng ký làm người tị nạn cùng con cháu của họ. UNRWA cũng cung cấp dịch vụ cho những trường hợp phải di dời do Chiến tranh Sáu ngày ở Israel năm 1967.

Trong xung đột năm 1948 xung quanh việc thành lập Israel, ước tính có khoảng 700.000 người Palestine đã bị trục xuất hoặc chạy trốn khỏi khu vực ngày nay là Israel. Người Palestine gọi sự kiện này là Nakba, tiếng Arab có nghĩa là “thảm họa”. Cho đến ngày nay, nhiều người tị nạn Palestine ở nước ngoài không có quốc tịch và vẫn yêu cầu được quay trở lại.

Ông Peter Lintl tại Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế Đức, phân tích: “Mưu cầu quyền trở về đã trở thành dấu ấn trung tâm của bản sắc Palestine”. Bên cạnh đó, bà Petillo bổ sung rằng mặc dù quyền trở về đã được đưa vào Nghị quyết 3236 của Liên hợp quốc từ năm 1974 và trong Công ước Geneva năm 1951, nhưng nó không còn đóng vai trò nổi bật trong đàm phán ở Oslo năm 1994 và “vắng mặt” trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về xung đột giữa người Palestine và Israel.

Dưới đây, kênh DW đã tổng hợp lại những địa điểm ở Trung Đông nơi có cộng đồng người Palestine đông đảo.

Liban

Theo UNRWA, tính đến tháng 7 năm nay, ước tính có khoảng 250.000 người tị nạn Palestine đang ở Liban và 80% trong số đó sống dưới mức nghèo khổ. Nhưng cũng có ước tính khác cho thấy có gần 500.000 người tị nạn Palestine tại Liban. Khó có một con số chính xác bởi Liban đã không thực hiện điều tra dân số trong gần 100 năm.

Jordan

Video đang HOT

Cuộc sống của cộng đồng người Palestine ở các quốc gia Trung Đông - Hình 2
Một trại tị nạn cho người Palestine của UNRWA tại thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 1/11. Ảnh: THX/TTXVN

Trong chiến tranh Trung Đông năm 1967, khi Israel chiếm giữ Bờ Tây và Dải Gaza, có thêm 300.000 người Palestine đã phải lưu vong, hầu hết là sang Jordan.

Jordan là quốc gia Arab duy nhất cấp quyền công dân cho người Palestine tị nạn trong thời kỳ Nakba. Khoảng 2,3 triệu người đăng ký là người tị nạn Palestine ở Jordan.

Tuy nhiên, Vua Abdullah II của Jordan gần đây vạch rõ rằng nước này sẽ không tiếp nhận thêm người tị nạn Palestine do hậu quả xung đột Israel – Hamas hiện nay.

Ai Cập

Bà Petillo nói: “Tình hình của những người tị nạn Palestine ở Ai Cập là không chắc chắn nhất. Họ sống trong tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý”. UNRWA không hiện diện tại Ai Cập. Số liệu thống kê về người tị nạn Palestine tại Ai Cập dao động từ 70.000 – 134.000 người.

Ai Cập đã không tiếp nhận người tị nạn từ Gaza trong cuộc xung đột gần đây. Ai Cập lập luận rằng một cuộc di cư hàng loạt khỏi Gaza sẽ đưa các thành viên lực lượng Hamas vào lãnh thổ của họ. Điều đó có thể gây bất ổn ở Bán đảo Sinai, nơi quân đội Ai Cập đã chiến đấu trong nhiều năm chống lại phiến quân Hồi giáo.

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sissi còn quan ngại về viễn cảnh với sự hiện diện của các chiến binh Palestine, Bán dảo Sinai “sẽ trở thành căn cứ cho các cuộc tấn công vào Israel. Khi đó, Israel có quyền tự vệ và sẽ tấn công lãnh thổ Ai Cập”.

Ông El-Sissi còn lập luận rằng nếu một nhà nước Palestine phi quân sự được thành lập từ lâu trong các cuộc đàm phán thì bây giờ sẽ không có xung đột.

Syria

UNRWA điều hành 9 trại tị nạn chính thức và 3 trại tị nạn không chính thức cho 438.000 người Palestine ở Syria. Cuộc nội chiến ở Syria trong 12 năm qua đã khiến tình hình của người tị nạn Palestine trầm trọng hơn và cơ sở hạ tầng viện trợ bị hư hại đáng kể.

Vào năm 2021, khảo sát của UNRWA cho thấy 82% những người nhận hỗ trợ tiền mặt của tổ chức này đang sống trong cảnh nghèo đói và khoảng 120.000 người tị nạn Palestine ở Syria một lần nữa phải tìm nơi ẩn náu ở các nước láng giềng.

Israel, Bờ Tây và Gaza

Theo cơ quan thống kê của chính quyền Palestine, 154.900 người Palestine vẫn ở Israel sau thảm họa Nakba năm 1948. Theo Cục Thống kê Trung ương Israel, đến năm 2020, con số này đã tăng gấp 10 lần lên hơn 1,5 triệu người, chiếm khoảng 17% dân số Israel. Có nhiều thuật ngữ khác nhau dành cho những người Palestine này như “người Arab Israel” hoặc “công dân Arab của Israel”.

So với 3 triệu người Palestine ở Bờ Tây và 2,2 triệu người Palestine ở Gaza – hầu hết trong số họ là người tị nạn được UNRWA công nhận – thì các “công dân Arab của Israel” có khác biệt về mặt pháp lý khi khoảng 1,5 triệu người có quốc tịch Israel, nhưng nhiều người sống tại Jerusalem chỉ được coi là thường trú nhân.

Giải pháp hai nhà nước trở lại bàn đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Israel-Palestine

Ý tưởng về việc hai quốc gia cùng tồn tại song song bị cản trở bởi diễn biến trên thực địa.

Tuy vậy, mọi thứ đều có thể đảo ngược.

Giải pháp hai nhà nước trở lại bàn đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Israel-Palestine - Hình 1
Bức tường bê tông bao quanh Bờ Tây tại khu vực trại tị nạn Aida ở Bethlehem, ngày 12/11. Ảnh: El Pais

Chỉ những con chó lang thang, đói khát mới có thể vượt qua trạm kiểm soát Qalandia mà không phải xếp hàng chờ đợi hai tiếng đồng hồ trước bức tường bê tông cao 9 mét của Israel. Nó giống như một vết thương, ngăn cách Đông Jerusalem với vùng đất bao quanh - Bờ Tây.

Khi ngày 13/9 năm nay đánh dấu ba thập kỷ kể từ khi Hiệp định hòa bình Oslo được ký kết, hai vùng đất của người Palestine - được dự định một trở thành thủ đô và một là lãnh thổ của nhà nước Palestine - đã bị bức tường cắt đứt trong nhiều năm. Ngày nay, chính Israel, quốc gia mà Liên hợp quốc (LHQ) gọi là "quyền lực chiếm đóng" ở Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem, mới quyết định liệu một người Palestine có thể vượt qua Qalandia để đi qua vùng đất của tổ tiên họ hay không. Trước khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10 và Israel đáp trả bằng cuộc chiến ở Gaza, giải pháp hai nhà nước, từng được tôn vinh ở Oslo, đã bị chôn vùi, hoặc lãng quên. Tuy nhiên, trong bối cảnh xung đột hiện nay, con đường chính trị nhằm thành lập một nhà nước Palestine song song tồn tại với Israel đang trở lại bàn đàm phán.

Ngày 25/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ủng hộ giải pháp hai nhà nước và ông đã nhiều lần nhắc đến giải pháp này kể từ đó, gần đây nhất là vào ngày 18/11 trên tờ Washington Post. Ngày 27/10, Hội đồng châu Âu đã thông qua đề xuất của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez về việc tổ chức một hội nghị quốc tế nhằm tìm kiếm hòa bình giữa Israel và Palestine dựa trên "công thức" hai nhà nước. Ngay cả Giáo hoàng Francis cũng tham gia vào dòng quan điểm ủng hộ giải pháp hai nhà nước.

Tại Ramallah, thủ phủ của Bờ Tây, một quan chức của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) yêu cầu giấu tên nhắc lại đánh giá của ông Craig Mokhiber, người mới từ chức Cao uỷ LHQ về nhân quyền hồi tháng 10, rằng cuộc xung đột ở Dải Gaza đang khôi phục lại giải pháp hai nhà nước, dù Mỹ và châu Âu chưa bao giờ áp đặt việc áp dụng giải pháp này lên Israel. Thủ tướng Tây Ban Nha Sánchez hôm 23/11 đã ủng hộ một nhà nước Palestine "khả thi" trong cuộc gặp với Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Jerusalem, nhưng quan chức PLO nói trên chỉ ra rằng "điều dễ dàng nhất mà Tây Ban Nha [nước giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên minh Châu Âu] có thể làm để hướng tới mục tiêu đó là công nhận nhà nước Palestine."

Vị quan chức Palestine cũng lưu ý rằng cả Tổng thống Biden và bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác hiện đang nhắc đến con đường "hai nhà nước" đều không đề cập đến điều mà theo quan điểm của ông là "điều kiện không thể thiếu" đối với một Nhà nước Palestine tồn tại: đó là "Kết thúc sự chiếm đóng của Israel".

Trở ngại thực tế

Vào năm 1947, một năm trước khi thành lập Nhà nước Israel, Liên hợp quốc đã thông qua kế hoạch phân chia quyền ủy trị của Anh đối với Palestine thành hai quốc gia. Trong sự phân chia bị người Palestine cho là bất công đó, 70% dân số Arab bản địa chỉ được cấp 45% đất đai, trong khi 30% dân số Do Thái được cấp 55%, một sự phân bổ mà các nước Arab bác bỏ, từ đó dẫn đến cuộc chiến tranh Arab - Israel đầu tiên vào năm 1948, và kết thúc là việc Israel chiếm 77% lãnh thổ. Năm 1967, sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày, Israel kiểm soát nốt phần đất còn lại được Liên hợp quốc giao cho người Palestine.

Khi ký Hiệp định Oslo năm 1993-1995, PLO đã quyết định chỉ đàm phán về 22% lãnh thổ dành cho nhà nước Palestine; và đường biên giới trước năm 1967.

Đổi lại, Israel chấp nhận thành lập chính quyền tự trị lâm thời ở Gaza và Bờ Tây, do Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA) quản lý, dự kiến tồn tại trong 5 năm nhưng cho đến nay vẫn duy trì ở Bờ Tây. Dải Gaza nằm dưới quyền điều hành của Hamas từ năm 2007. PNA chỉ giành được quyền kiểm soát một phần trong ba khu vực của lãnh thổ là A và B. Phần còn lại, chiếm 60% tổng diện tích đất đai, là Khu C, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Israel, bất chấp thực tế là Hiệp định Oslo đã quy định việc chuyển giao nó cho chính quyền Palestine.

Ông Isaías Barreada, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Complutense ở Madrid, đánh giá rằng, trong ba thập kỷ kể từ khi ký kết khuôn khổ trên, "thực tế những việc đã rồi của Israel" cho thấy rằng Hiệp định Oslo không hề dẫn đến một nhà nước Palestine, mà "đã giúp Israel hợp pháp hóa, che đậy sự chiếm đóng của mình".

Công cụ chính của chính sách này nhằm làm lu mờ giải pháp hai nhà nước là các khu định cư ở Đông Jerusalem và khu vực Bờ Tây mà Israel kiểm soát hoàn toàn. Năm 1993, khi Hiệp định Oslo được ký kết, số người định cư này vào khoảng 130.000 người. Còn ngày nay, theo Liên hợp quốc đã có gần 700.000 người. Một kế hoạch bị chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đóng băng vào tháng 7/2020 còn dự kiến ​​kết hợp các khu định cư này và những con đường được xây dựng phục vụ chúng vào lãnh thổ Israel - người Palestine bị cấm lái xe trên đó - và từ đó sáp nhập ít nhất 30% Bờ Tây.

Ignacio Álvarez-Ossorio, giáo sư nghiên cứu về Arab và Hồi giáo tại Đại học Complutense, cũng chỉ ra rằng một nhà nước Palestine trong tương lai sẽ không chỉ không có "không gian vật lý" mà còn không có "sự liên tục về lãnh thổ", liên quan đến thực tế là hai khu vực của họ không tiếp giáp nhau. Chúng giống như những hòn đảo nhỏ được bao quanh bởi khu vực nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Israel. Chính quyền Palestine (PNA) cũng thiếu một số thuộc tính cơ bản của một nhà nước: kiểm soát lãnh thổ và dân cư, biên giới được xác định rõ ràng và độc quyền sử dụng vũ lực, vốn vẫn nằm trong tay Israel.

Giải pháp hai nhà nước trở lại bàn đàm phán nhằm chấm dứt xung đột Israel-Palestine - Hình 2
Bờ Tây và Dải Gaza, hai vùng đất bị tách rời của Nhà nước Palestine tương lai. Ảnh: Invert

Theo các chuyên gia, thực tế hiện nay đã bổ sung thêm trở ngại đối với giải pháp hai nhà nước. Giáo sư Barreada cho rằng, đầu tiên là cuộc chiến ở Gaza đã phá hỏng "bất kỳ cơ hội nào để các bên ngồi lại với nhau trong 50 năm tới". Thứ hai là, "sự sẵn lòng đàm phán của các bên" sau chiến tranh đang bị "loại trừ"; giải pháp thay thế duy nhất sẽ là "điều tương tự như đã xảy ra ở Oslo; Mỹ buộc Israel phải đối thoại".

Nhưng ông Barreada cho rằng đây là khả năng "xa vời", đồng thời chỉ ra rằng từ năm 1972 đến tháng 10/2023, Washington đã sử dụng quyền phủ quyết của mình tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc "34 lần" để tránh lên án Israel vì chiếm đóng Palestine.

Cần lực lượng ôn hoà ở cả hai bên

Nhưng Nadav Tamir, người đứng đầu các vấn đề quốc tế tại Trung tâm Hòa bình và Đổi mới Peres ở Tel Aviv, lạc quan hơn. "Điều mà ngày 7/10 đã cho tất cả chúng ta thấy là bạn không thể tiếp tục xung đột nữa, rằng nó cần phải được giải quyết". Ông Tamir tin tưởng rằng "những người ôn hòa ở cả hai bên" sẽ đạt được một thỏa thuận mới và một trong những điều kiện cho việc này là "sự thay đổi chính phủ ở Israel, điều chắc chắn sẽ xảy ra sau thất bại lớn này, và các cuộc bầu cử ở Palestine trong đó một nhà lãnh đạo hợp pháp được bầu cho cả Gaza và Bờ Tây."

Tuy nhiên, quan chức PLO giấu tên chia sẻ với El Pais lại không đồng ý: "Israel chưa bao giờ công nhận giải pháp hai nhà nước hay quyền của người dân Palestine.

Đơn giản như việc hỏi một quan chức Israel xem họ có tin vào hai nhà nước hay không: họ có thể nói bất cứ điều gì họ muốn, nhưng chính sách chính thức là không có hai nhà nước, chỉ có một: Israel".

Trong khi đó, Giáo sư Barreada làm rõ rằng, bất chấp những khó khăn, "ý tưởng về hai quốc gia vẫn là một điểm tham chiếu nhưng nó đã mất đi tính thực tế vì được cho là ngày càng khó khăn". Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng "một nhà nước của riêng họ là quyền không thể xâm phạm của người Palestine, như được quy định trong Nghị quyết 3236 của Liên hợp quốc năm 1974". Ông lưu ý rằng các điều kiện thực tế gây khó khăn, nhưng "mọi thứ đều có thể đảo ngược".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Toàn cảnh vụ tai nạn trực thăng khiến cả gia đình giám đốc Siemens tử nạnToàn cảnh vụ tai nạn trực thăng khiến cả gia đình giám đốc Siemens tử nạn
20:11:26 11/04/2025
Chính quyền Tổng thống Trump liệt hàng nghìn người nhập cư là đã chếtChính quyền Tổng thống Trump liệt hàng nghìn người nhập cư là đã chết
19:40:27 12/04/2025
Sập đường hầm tàu điện ngầm ở Hàn Quốc, hơn 2.300 người sơ tán khẩnSập đường hầm tàu điện ngầm ở Hàn Quốc, hơn 2.300 người sơ tán khẩn
09:32:03 12/04/2025
Tổng thống Donald Trump để ngỏ việc miễn trừ đối với một số quốc giaTổng thống Donald Trump để ngỏ việc miễn trừ đối với một số quốc gia
22:28:38 12/04/2025
Trung Quốc công bố mức thuế cuối cùng lên hàng hoá MỹTrung Quốc công bố mức thuế cuối cùng lên hàng hoá Mỹ
19:36:48 11/04/2025
Cơ trưởng tử vong vì ngừng tim ngay sau khi đáp xuống sân bay Ấn ĐộCơ trưởng tử vong vì ngừng tim ngay sau khi đáp xuống sân bay Ấn Độ
09:33:45 12/04/2025
Lo sợ suy thoái, thế hệ Gen Z tại Mỹ đổ xô kiếm thêm tấm bằng sau đại họcLo sợ suy thoái, thế hệ Gen Z tại Mỹ đổ xô kiếm thêm tấm bằng sau đại học
09:15:01 13/04/2025
Trung Quốc sẽ dùng đất mặt trăng để in gạch xây căn cứ tại đâyTrung Quốc sẽ dùng đất mặt trăng để in gạch xây căn cứ tại đây
23:46:14 12/04/2025

Tin đang nóng

Sau "phốt" thu tiền chụp ảnh, cây gạo đang nở đẹp ở Hà Nam bị chặt: Danh tính người gây chuyệnSau "phốt" thu tiền chụp ảnh, cây gạo đang nở đẹp ở Hà Nam bị chặt: Danh tính người gây chuyện
12:55:51 13/04/2025
Diện mạo khác lạ của Tăng Thanh Hà khiến netizen ngỡ ngàng: Body "ngọc nữ" U40 sexy cỡ này!Diện mạo khác lạ của Tăng Thanh Hà khiến netizen ngỡ ngàng: Body "ngọc nữ" U40 sexy cỡ này!
14:40:01 13/04/2025
Cháy nhà trong ngõ sâu ở Hà Nội, 2 người tử vongCháy nhà trong ngõ sâu ở Hà Nội, 2 người tử vong
13:12:03 13/04/2025
Lộ bằng chứng cho thấy mối quan hệ bất hoà của 2 thành viên bị "kèn cựa" nhiều nhất BLACKPINKLộ bằng chứng cho thấy mối quan hệ bất hoà của 2 thành viên bị "kèn cựa" nhiều nhất BLACKPINK
12:14:57 13/04/2025
Điểm trừ đáng tiếc của concert 'Chị đẹp'Điểm trừ đáng tiếc của concert 'Chị đẹp'
13:18:21 13/04/2025
Doãn Hải My - vợ Văn Hậu bùng nổ visual sau màn hát tiếng Anh, khí chất tiểu thư tràn màn hìnhDoãn Hải My - vợ Văn Hậu bùng nổ visual sau màn hát tiếng Anh, khí chất tiểu thư tràn màn hình
12:43:51 13/04/2025
Kim Sae Ron liên tục bị khui bí mật tình ái một cách bất thường, liệu Kim Soo Hyun có dính líu?Kim Sae Ron liên tục bị khui bí mật tình ái một cách bất thường, liệu Kim Soo Hyun có dính líu?
12:07:42 13/04/2025
Cụ bà 71 tuổi, bán nhà, lái xe du lịch suốt 8 năm, chinh phục 360.000km: Cuộc sống hiện tại ra sao?Cụ bà 71 tuổi, bán nhà, lái xe du lịch suốt 8 năm, chinh phục 360.000km: Cuộc sống hiện tại ra sao?
13:01:45 13/04/2025

Tin mới nhất

Giáo sư kinh tế Mỹ nhận định về chiến lược thuế quan của Tổng thống Trump

Giáo sư kinh tế Mỹ nhận định về chiến lược thuế quan của Tổng thống Trump

16:23:47 13/04/2025
Vẫn giữ nguyên mức thuế chung 10% đối với hàng nhập khẩu, nhưng hàng loạt các loại thuế bổ sung khác, có mức áp dụng lên đến 50% đối với một số quốc gia, đã được bãi bỏ một cách chóng vánh.
Ukraine hé lộ 'vũ khí bí mật' làm suy yếu bom lượn của Nga

Ukraine hé lộ 'vũ khí bí mật' làm suy yếu bom lượn của Nga

16:18:41 13/04/2025
UMPK là một bộ mô-đun do Nga phát triển, có chức năng biến bom không dẫn đường truyền thống thành bom dẫn đường chính xác bằng cách gắn một bộ cánh và hệ thống dẫn đường.
Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol phải ra hầu tòa hình sự về tội danh nổi loạn

Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol phải ra hầu tòa hình sự về tội danh nổi loạn

16:18:07 13/04/2025
Theo kế hoạch, ông Cho Sung Hyun - chỉ huy Nhóm an ninh số 1 của Bộ Tư lệnh phòng vệ thủ đô và ông Kim Hyung Ki - chỉ huy Tiểu đoàn đặc nhiệm số 1 của Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt, sẽ ra làm chứng vào ngày 14/4.
Iran nêu điều kiện giảm làm giàu urani

Iran nêu điều kiện giảm làm giàu urani

15:03:44 13/04/2025
Các nguồn tin tiết lộ Iran sẵn sàng giảm làm giàu urani nếu Mỹ nhanh chóng nới lỏng các lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân, trong đó có việc cho phép Tehran tiếp cận hàng tỷ USD tài sản bị đóng băng.
Cuộc chiến trên không ở Ukraine nhìn từ vụ chiến đấu cơ F-16 thứ hai của Kiev bị bắn hạ

Cuộc chiến trên không ở Ukraine nhìn từ vụ chiến đấu cơ F-16 thứ hai của Kiev bị bắn hạ

14:44:28 13/04/2025
Việc mất chiếc F-16 Viper lần này là tổn thất thứ hai đã được xác nhận trong số lượng ít ỏi các máy bay loại này mà Ukraine nhận được từ "Liên minh F-16" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Mỹ quyết tâm tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ chủ chốt

Mỹ quyết tâm tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ chủ chốt

09:02:40 13/04/2025
Động thái trên được đánh giá là bước đi của chính quyền Tổng thống Trump nhằm giảm bớt tác động về chi phí do các biện pháp thuế quan đối với người tiêu dùng Mỹ liên quan tới nhiều sản phẩm công nghệ cao phổ biến.
Bất ngờ với thời hiệu của 'gói miễn thuế đối ứng' mới của chính quyền Tổng thống Trump

Bất ngờ với thời hiệu của 'gói miễn thuế đối ứng' mới của chính quyền Tổng thống Trump

07:47:33 13/04/2025
Tuy nhiên đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, việc miễn trừ chỉ áp dụng cho các mức thuế đáp trả mà ông Trump áp đặt mức thuế này đã tăng lên 125% trong tuần qua, theo một quan chức Nhà Trắng.
Tuyên bố mới nhất của Nhà Trắng về cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc

Tuyên bố mới nhất của Nhà Trắng về cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc

07:41:58 13/04/2025
Theo bà Leavitt, những quốc gia này đã lắng nghe cảnh báo của Tổng thống Trump rằng không nên trả đũa... và được tạm hoãn 90 ngày cùng với mức thuế đối ứng giảm đáng kể.
Quyết định của Trung Quốc đặt ra câu hỏi cấp bách với chuỗi cung ứng quốc phòng của Mỹ

Quyết định của Trung Quốc đặt ra câu hỏi cấp bách với chuỗi cung ứng quốc phòng của Mỹ

07:36:03 13/04/2025
Nếu thiếu những vật liệu này, khả năng hoạt động trong môi trường tác chiến khốc liệt nơi yếu tố tàng hình, tốc độ và nhận thức tình huống là tối quan trọng của NGAD sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mỹ và Nga lên tiếng về kết quả đàm phán hạt nhân Washington-Tehran

Mỹ và Nga lên tiếng về kết quả đàm phán hạt nhân Washington-Tehran

06:04:17 13/04/2025
Về phía Liên bang Nga, hãng tin Reuters cho biết cùng ngày, Đại sứ nước này tại các tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo) Mikhail Ulyanov mô tả kết quả đàm phán giữa Mỹ và Iran ở Muscat (Oman) về chương trình hạt nhân của Tehran là đáng khích l...
Ngành đồ chơi Mỹ 'khóc ròng' vì thuế nhập khẩu 145%

Ngành đồ chơi Mỹ 'khóc ròng' vì thuế nhập khẩu 145%

06:02:15 13/04/2025
Đối với các gia đình Mỹ, điều này có nghĩa là những món đồ chơi giá phải chăng có thể trở thành hàng xa xỉ. Đó là bởi vì gần 80% tất cả đồ chơi được bán ở Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc, theo Hiệp hội Đồ chơi Mỹ - một nhóm công nghiệp ...
Chuyên gia đánh giá về chiến lược linh hoạt của ASEAN với chính sách thuế quan của Mỹ

Chuyên gia đánh giá về chiến lược linh hoạt của ASEAN với chính sách thuế quan của Mỹ

05:59:56 13/04/2025
"Giao tiếp chân thành và hợp tác chính là chìa khóa để gìn giữ mối quan hệ cân bằng và bền vững", tuyên bố chung sau cuộc họp đặc biệt của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Timor-Leste, với sự tham dự của Tổng thư ký ASEAN, nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ chủ nhóm trẻ Con Cưng vì bạo hành trẻ em

Tạm giữ chủ nhóm trẻ Con Cưng vì bạo hành trẻ em

Pháp luật

17:32:37 13/04/2025
Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự...
"Tóm dính" Chu Thanh Huyền đưa con trai đến SVĐ cổ vũ Quang Hải, vóc dáng và thái độ khác hẳn lúc "sống ảo" trên mạng

"Tóm dính" Chu Thanh Huyền đưa con trai đến SVĐ cổ vũ Quang Hải, vóc dáng và thái độ khác hẳn lúc "sống ảo" trên mạng

Sao thể thao

16:05:28 13/04/2025
Tối 12/4, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã cùng CLB chủ quản Công an Hà Nội giành chiến thắng giòn giãn 3-1 trước đội khách Hoàng Anh Gia Lai ở vòng 18 V.League 2024/2025 trên SVĐ Hàng Đẫy.
Phim Hàn phá kỷ lục 2025 với rating tăng vọt 114%, đứng top 1 cả nước nhờ nội dung xuất sắc đến tận phút cuối

Phim Hàn phá kỷ lục 2025 với rating tăng vọt 114%, đứng top 1 cả nước nhờ nội dung xuất sắc đến tận phút cuối

Phim châu á

16:03:44 13/04/2025
Theo thống kê từ Nielsen Korea, tập cuối của Buried Hearts (tên Việt: Trái Tim Chôn Vùi) đã khép lại với tỷ suất người xem kỷ lục cao nhất từ trước đến nay của bộ phim.
Nhan sắc gây lú của Triệu Vy

Nhan sắc gây lú của Triệu Vy

Hậu trường phim

16:01:04 13/04/2025
Triệu Vy khiến khán giả bất ngờ với ngoại hình khác biệt khó nhận ra. Nữ diễn viên để mái tóc lạ lẫm, ăn mặc kín đáo khác hẳn phong cách thời thượng thường thấy.
"Gương mặt đẹp trai số 2 thế giới" bị ông trùm 18+ đòi đuổi khỏi showbiz

"Gương mặt đẹp trai số 2 thế giới" bị ông trùm 18+ đòi đuổi khỏi showbiz

Sao châu á

15:40:50 13/04/2025
Đây là gương mặt đẹp trai số 2 thế giới. Có nhiều ý kiến cho rằng nhan sắc của Khương Đào chưa xứng tầm với danh hiệu này.
Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!

Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!

Netizen

15:09:41 13/04/2025
Dù tuổi còn nhỏ, nhưng sự tinh tế, hiểu chuyện và cách cư xử đầy lễ phép của em đã khiến cộng đồng mạng không khỏi xúc động, tặng những lời khen ngợi không ngớt.
Đến Côn Đảo vào mùa hè là lựa chọn lý tưởng để tránh nóng

Đến Côn Đảo vào mùa hè là lựa chọn lý tưởng để tránh nóng

Du lịch

14:12:24 13/04/2025
Du lịch Côn Đảo mùa nào đẹp nhất trong năm? Liệu có phải mùa hè đầy nắng và gió biển, tắm nắng trên những bãi biển trong xanh trải dài tuyệt đẹp.
Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Tin nổi bật

14:10:28 13/04/2025
Tuy nhiên, khu vực cháy chủ yếu là các cây khô đổ gãy do bão, không có rừng tự nhiên, một số diện tích cháy là rừng keo của người dân trên địa bàn.
Hoa hậu Thùy Tiên kiếm được bao nhiêu tiền?

Hoa hậu Thùy Tiên kiếm được bao nhiêu tiền?

Sao việt

14:02:41 13/04/2025
Trước khi dính ồn ào, hoa hậu Thùy Tiên là một trong những gương mặt showbiz có thu nhập khiến ai nghe cũng phải khát khao.
Fan Việt được xem bom tấn siêu anh hùng 'Biệt đội sấm sét' sớm 5 ngày so với Mỹ

Fan Việt được xem bom tấn siêu anh hùng 'Biệt đội sấm sét' sớm 5 ngày so với Mỹ

Phim âu mỹ

13:20:55 13/04/2025
Dịp 30/4 tới đây, người hâm mộ điện ảnh Việt Nam sẽ được thưởng thức sớm 5 ngày bom tấn Marvel Thunderbolts* (Biệt đội sấm sét*) so với thế giới.
Nữ chủ nhà Gen Z chi 2,5 tỷ đồng phủ đen căn duplex

Nữ chủ nhà Gen Z chi 2,5 tỷ đồng phủ đen căn duplex

Sáng tạo

12:50:59 13/04/2025
Sống một mình trong căn duplex rộng 103 m2, nữ chủ nhân Gen Z chọn sắc đen làm gam màu chủ đạo, qua đó thể hiện cái tôi với điểm nhấn cầu thang xoắn giữa không gian 2 tầng.