Cuộc sống của chủ WikiLeaks trong sứ quán Ecuador
Trong đại sứ quán Ecuador tại London, Julian Assange giữ cho mình bận rộn bằng cách làm việc với máy tính, tập thể dục trên máy chạy, và nấu ăn bằng lò vi sóng.
Ông chủ Wikileaks Julian Assange trò chuyện với ông Baltasar Garzon, cố vấn pháp lý trong tòa nhà đại sứ quán Ecuador tại London. Ảnh: AP
“Điều kiện sinh hoạt trong đại sứ quán rất đơn giản, nhưng cũng đủ thoải mái”, Vaughan Smith, một cựu sĩ quan quân đội cho Assange ở nhờ trong suốt hơn một năm ông chủ của WikiLeaks bị quản thúc, cho biết.
“Chắc chắn không tồi tệ hơn ở trong phòng giam,” Smith nói với AFP. “Lý do để nói nó không tệ hơn trong tù, chính là vì anh ấy được dùng máy tính và internet. Anh ấy vẫn làm việc được, và đó là điều anh ấy quan tâm nhất”, Smith cho biết.
Video đang HOT
Assange chưa một lần rời khỏi đại sứ quán tại khu phố mua sắm trung tâm của London kể từ hôm 19/6, khi ông xin tị nạn chính trị để tránh bị dẫn độ về Thụy Điển, nơi ông sẽ bị thẩm vấn đối với cáo buộc phạm tội tình dục.
Assange cho rằng ông có thể bị chuyển giao cho phía Mỹ xét xử, bởi những thiệt hại do việc WikiLeaks công bố các bức điện tín ngoại giao cũng như các hồ sơ mật về hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan.
Ecuador hôm 16/8 cho phép hacker nổi danh được tị nạn chính trị, nhưng Anh đã từ chối cho phép Assange rút khỏi lãnh thổ Anh an toàn. Vì thế Assange phải ở lại trong khu ngoại giao của Ecuador khi các bên rơi vào tình trạng bế tắc trong ngoại giao.
Smith vào thăm Assange tuần trước. Ông cho biết Assange có một cái máy chạy nhỏ để tập thể dục, một nồi nước tắm và một chiếc lò vi sóng để hâm nóng thức ăn trong đại sứ quán.
“Các đồ nấu bếp của anh ấy hết sức đơn giản,” Smith nói, rồi bật cười to và đùa rằng Assange có lẽ không thể mua đồ ăn từ siêu thị Harrods sang trọng ngay tại góc phố gần đó.
“Tôi nghĩ rằng anh ấy tự trả cho đồ ăn của mình, và anh ấy không có đủ tiền,” Smith nói. Vị cựu sĩ quan cho biết Assange đã chia căn phòng nhỏ của mình thành một văn phòng, một khu sinh hoạt và giữ cho căn phòng sạch sẽ, gọn ghẽ hơn trước đây. “Thật sự căn phòng rất sạch và gọn đối với một hacker,” Smith cười.
“Anh ấy được tiếp khách và có thể thực hiện các công việc của mình. Anh ấy có nhiều việc cần phải làm như tiếp tục cuộc chiến pháp lý chống lại Visa và MasterCard, những rắc rối pháp lý với Thụy Điển. Anh cũng cần duy trì hoạt động của WikiLeaks”, Smith cho hay. Các công ty tín dụng đã từ chối chuyển những khoản tài trợ cho website của Assange.
Smith cho biết mối quan hệ giữa ông và Assange vẫn tốt đẹp dù cho ông có thể mất 20 nghìn bảng, số tiền ông phải dùng để bảo lãnh cho người sáng lập WikiLeaks vào năm 2010, sau khi Assange bị bắt vì những cáo buộc liên quan đến chuyện lạm dụng tình dục.
Người phát ngôn của WikiLeaks, Kristinn Hrafnsson cũng vẫn thường xuyên đến thăm Assange trong suốt hai tháng qua. Hrafnsson cho biết, phòng của Assange có ánh sáng chiếu vào qua cửa sổ. Giới truyền thông cũng đưa tin Assange nhìn vẫn khỏe mạnh khi anh xuất hiện trên ban công của đại sứ quán hôm 19/8 để nói chuyện với hàng trăm người ủng hộ.
“Anh ấy không phải là người không quen sống trong hoàn cảnh khó khăn,” Hrafnsson nói qua điện thoại từ Iceland.
Assange đã phải di chuyển hết từ thành phố này sang thành phố khác kể từ khi WikiLeaks ra đời năm 2006. Ngủ nhờ sofa nhà bạn bè được coi là chuyện cơm bữa.”Tất nhiên anh ấy vẫn có thể đi bộ quanh khuôn viên của đại sứ quán,” Hrafnsson nói và cho biết tinh thần của Assange vẫn rất tốt.
Cao Thu (Theo AFP)
Julian Assange có thể sẽ không bị dẫn độ sang Mỹ
Người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, nhiều khả năng sẽ không bị dẫn độ từ Thụy Điển sang Mỹ, nếu như tại đây ông có nguy cơ bị tuyên án tử hình hay phải ra trước tòa án quân sự.
Tòa nhà đại sứ quán Ecuador tại thủ đô London. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Thông tin này được Bộ trưởng ngoại giao Australia Bob Carr xác nhận ngày 22/8.
Nhà chức trách Anh đã quyết định dẫn độ ông Assange sang Thụy Điển, nơi ông đối mặt với các cáo buộc xâm hại tình dục, nhưng do hiện Assange đang xin tị nạn tại sứ quán Ecuador ở London, họ chưa thể thi hành bản án với ông.
Những người ủng hộ nhân vật người Australia 41 tuổi này nói nếu bị đưa sang Thụy Điển, Assange sẽ bị dẫn độ sang Mỹ để đối mặt với các cáo buộc làm gián điệp vì WikiLeaks đã đăng tải nhiều tài liệu nhạy cảm của Mỹ.
Bộ trưởng ngoại giao Australia Bob Carr nói, Australia không liên quan tới vụ việc này nhưng Stockholm đã chỉ rõ ông Assange nhiều khả năng sẽ không bị đưa sang Mỹ.
Ông Bob Carr nói với Australian Financial Review rằng: "Đây không phải là một vấn đề của ngoại giao Australia, chỉ là một vấn đề của hỗ trợ lãnh sự. Chúng tôi đang tìm kiếm các bảo đảm từ phía Thụy Điển rằng tiến trình pháp lý sẽ diễn ra công bằng. Và phía Thụy Điển nói họ không dẫn độ những ai có khả năng phải đối mặt án tử hình hay tội tình báo hay phải ra tòa án quân sự."
Cho tới giờ, Stockholm chưa nhận được yêu cầu dẫn độ nào từ Washington và cố vấn bộ tư pháp Thụy Điển, Per Hedvall, đã nói rõ để đảm bảo việc không dẫn độ sang Mỹ thì Assange cần sự bảo đảm từ Washington.
Trước giờ, ông Hedvall từ chối bình luận riêng về vụ việc và chỉ nói những nguyên tắc chung của luật pháp Thụy Điển, nhưng ngày thứ Ba (21/8), ông nói thêm rằng sự bảo đảm phải tới từ quốc gia yêu cầu dẫn độ.
Luật pháp Thụy Điển và hiệp ước nhân quyền châu Âu mà Thụy Điển là thành viên cấm việc dẫn độ một bị cáo sang nước nơi người đó có thể đối mặt án tử hình. Washington trước giờ khẳng định họ không liên quan gì tới vụ việc./.
Theo TTXVN
"Quả bom" ngoại giao mang tên Julian Assange Nước Anh sẽ thực hiện một vụ "tự sát ngoại giao", nếu xông vào Đại sứ quán Ecuador tại London để bắt người sáng lập trang tin điện tử Wikileaks - Tổng thống Ecuador Rafael Correa khuyến cáo. Nhà sáng lập trang mạng Wikileaks Julian Assange - người nổi đình nổi đám khi tiết lộ những thông tin mật gây rúng động thế...