Cuộc sống của các nạn nhân 5 năm sau vụ khủng bố Brussels
Sáng 22/3/2016, ba vụ nổ liên tiếp diễn ra tại sân bay quốc tế Brussels và ga tàu điện ngầm Maelbeek, gần trụ sở Liên minh châu Âu (EU) tai Brussels, Bi đa cướp đi sinh mạng của trên 30 người và khiến hàng trăm người khac bị thương.
Theo phong viên TTXVN tai Bi, 5 năm sau vu khung bô noi trên, cuộc sống của cac nạn nhân đã co nhiêu thay đổi.
Ba vụ nổ liên tiếp diễn ra tại sân bay quốc tế Brussels và ga tàu điện ngầm Maelbeek (Bi) đa cướp đi sinh mạng của trên 30 người và khiến hàng trăm người khac bị thương. Ảnh tư liệu: Dailymail
Vơi chị Khánh Hồng, cán bộ kỹ thuật thuộc Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), ngày 22/3 năm đo se mãi là một ký ức buồn. Khi ấy, chị Hồng là cán bộ của Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, đi họp tại trụ sở WCO nằm trong khu vực trụ sở của EU và trực tiếp có mặt trên chuyến tàu điện ngầm định mệnh ở nhà ga Maelbeek.
Mặc dù bom không nổ ở toa chị ngồi nhưng sức công pha cua qua bom khiến chị bị tức ngực, cháy xém tóc, lấm lem mặt mũi. Tuy không bi thương nhưng chị Hông bị sang chấn tâm lý, vẫn gặp ác mộng, giật mình sợ hãi nhiều tháng sau vụ việc. Nhờ sự động viên của gia đình, sự chia sẻ của bạn bè, đồng nghiệp và nỗ lực của bản thân, chị Hồng đã tìm được sự cân bằng va trở về trạng thái bình thường.
Video đang HOT
Trong khi đó, anh Ernest Djidjou, một doanh nhân người Cameroon chuyên buôn bán máy móc công nghiệp ngành mộc, lai không đươc may măn như vây. Tuy sống sót sau vụ đánh bom tàu điện ngầm Maelbeek, song vu nổ để lại trong cơ thể anh (đầu, tay, lưng) vô số hạt sắt, khiến anh phải nằm viện vài tháng và phai trải qua hang chục ca phẫu thuật.
Bảng tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố tại ga tầu điện ngầm Maelbeek. Ảnh: Hương Giang
Còn chị Karen Northshield, một người Mỹ gốc Bỉ, đã sống sót thần kỳ sau khi bom phát nổ tại sân bay quốc tế Brussels khiến chị bị thương nặng, mất một phần hông và một bên chân, mất dạ dày. Cuộc sống sau đó chỉ gắn liền với băng ca bệnh viện va bàn mổ đã đẩy chị vào trạng thái trầm cảm, phải thường xuyên dùng thuốc ngủ và luôn bi những cơn đau hành ha. Từng là nhà vô địch bơi lội và huấn luyện viên thể hình, giờ phải di chuyển trên đôi nạng sắt thực sự là một sự thay đổi không dễ dàng chấp nhận với Karen Northshield.
Đã một nửa thập kỷ trôi qua sau vụ khủng bố kinh hoàng, Karen vân phai chiu những di chứng trên cơ thê nhưng chị không từ bỏ niềm tin vào cuộc sống. Mới đây, Karen đa cho ra mắt cuốn tự truyện “Trong hơi thở của bom” kể về hành trình sinh tồn của mình. Cuốn tự truyện là nơi mà Karen gói ghém những ký ức cũ và kể về những trải ghiệm mới trên hành trình “cố gắng hiểu rõ tất cả để tìm ra một định nghĩa mới về cuộc sống”, cùng thông điệp “không được từ bỏ hy vọng”.
Cũng là nạn nhân trong vụ nổ tại sân bay Brussels, chị Béatrice Lavalette, mất ca hai chân khi ở độ tuổi 17 tuổi, tràn đầy những hoài bão của tuổi trẻ. Với Béatrice Lavalette, mỗi vết thương luôn nhắc cô nhớ về ký ức kinh hoàng sáng 22/3/2016 nhưng điều đó không ngăn cản cô “kiên trì mỗi ngày, chiến đấu để sống”. Cô gái trẻ hiện đang sinh sống ở Mỹ và luyện tập thể thao chăm chỉ mỗi ngày cùng chú ngựa của mình với mục đích được tham dự bộ môn cưỡi ngựa tại Thế vận hội Olympic dành cho người khuyết tật (Paralympic) sẽ diễn ra vào tháng 7/2021 tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản).
Ga tàu điện ngầm Maelbeek, nơi bị đánh bom khủng bố hôm 22/3/2016. Ảnh: Hương Giang
Đó là những câu chuyện còn lại mãi với thời gian dù 5 hay 10 năm sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại Bỉ. Những ký ức buồn dù vẫn còn nhưng mỗi người đều cố gắng vượt qua để tiếp tục cuộc sống theo một cách khác. Với mục tiêu cải thiện an ninh và bảo vệ mạng sống của người dân, giới chức Bỉ cũng đã có những hành động quyết liệt trong suốt 5 năm qua, giúp giảm đang kê mối đe dọa khủng bố ở quốc gia này. Cùng với đó, giới chức cũng nỗ lực đảm bảo giám sát khoảng 500 công dân nước này trở về sau thời gian tham gia thánh chiến ở nước ngoài đồng thời giúp đỡ họ từ bỏ tư tưởng cực đoan và tái hòa nhập tích cực.
Ngày 22/3/2016 đã trở thành “ngày đen tối” không chỉ với Bỉ mà với cả châu Âu, khiến cả thế giới bàng hoàng và phẫn nộ trước sự tàn bạo của khủng bố. Lễ tưởng niệm 5 năm xảy ra các vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Brussels sẽ được tổ chức trong ngày 22/3 với sự hợp tác của hai hiệp hội nạn nhân Life4Brussel và V-Europe, cũng như Sân bay Brussels Zaventem và Công ty vận tải công cộng của Brussels (STIB), trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
EU trừng phạt quan chức Myanmar, Trung Quốc
Liên minh châu Âu thông qua các lệnh trừng phạt nhằm vào cá nhân, tổ chức của Myanmar và Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Ngoại trưởng 27 nước Liên minh châu Âu (EU) phê chuẩn các lệnh cấm vận nhằm vào Trung Quốc, Myanmar sau phiên họp tại Brussels, Bỉ, hôm nay.
4 quan chức chính quyền Tân Cương cùng Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC) sẽ bị đưa vào danh sách đen, liên quan đến cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở khu tự trị này. Đây là lần đầu EU áp lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí năm 1989.
Ngoại trưởng các nước EU trong cuộc họp tại Brussels hôm 22/3. Ảnh: Reuters .
Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người thiểu số Hồi giáo đã bị giam trong các "trại cải huấn chính trị" ở Tân Cương. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ cáo buộc, khẳng định đây là những trung tâm đào tạo nghề, nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong khu vực, đồng thời giúp người Duy Ngô Nhĩ hòa nhập xã hội.
Đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh tuần trước cảnh báo lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh đồng nghĩa với "đối đầu". "Nếu ai đó nhất quyết đối đầu, chúng tôi sẽ không lùi bước bởi không còn lựa chọn nào ngoài việc làm tròn trách nhiệm với người dân trong nước", ông Trương cho hay.
EU cũng ra lệnh đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh với thống tướng Min Aung Hlaing, tư lệnh quân đội và lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar. "Thống tướng Min Aung Hlaing đã trực tiếp tham gia và chịu trách nhiệm với những quyết sách của chính quyền, vì vậy ông cũng có trách nhiệm khi cản trở nền dân chủ và thượng tôn pháp luật ở Myanmar", thông cáo của EU có đoạn viết.
Biện pháp trừng phạt tương tự cũng được áp dụng với 11 quan chức chính quyền quân sự Myanmar. Các nhà ngoại giao EU nói rằng những doanh nghiệp có liên quan đến quân đội, gồm Myanmar Economic Holdings Limited (MEHL) và Myanmar Economic Corporation (MEC), nhiều khả năng cũng bị trừng phạt nhằm ngăn các nhà đầu tư và ngân hàng EU giao dịch với họ.
Quân đội Myanmar ngày 1/2 tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính quyền dân sự, với cáo buộc xảy ra gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Hàng trăm nghìn người Myanmar xuống đường biểu tình phản đối đảo chính gần như mỗi ngày kể từ đó, kêu gọi quân đội thả bà Suu Kyi và tôn trọng kết quả bầu cử.
Ít nhất 250 người đã thiệt mạng và hơn 2.600 người bị bắt trong các hoạt động trấn áp biểu tình của lực lượng an ninh.
EU 'không thể dung thứ' bạo lực chết người ở Myanmar Ngoại trưởng Đức cho biết EU quyết định trừng phạt Myanmar do số người chết trong các cuộc biểu tình ở nước này đã tới mức "không thể dung thứ". Josep Borrell, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), cho biết khối này trong hôm nay sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối...