Cuộc sống của bệnh nhân trầm cảm sau cánh cửa bệnh viện tâm thần

Theo dõi VGT trên

Điểm đặc biệt của bệnh nhân trầm cảm là rất tỉnh táo, họ biết cách tìm kiếm và sắp xếp các cách thức để tự sát. Nếu không được phát hiện, can thiệp kịp thời, tỷ lệ tự sát thành công sẽ rất cao.

Phía sau khung cửa sắt bệnh viện tâm thần, có tiếng la hét của những bệnh nhân hưng cảm quá mức; có tiếng “năn nỉ ỉ ôi” mong được về nhà của người đã ở lại viện quá lâu.

Cũng có những bệnh nhân chỉ thu mình trong môt góc riêng trầm lắng, với khuôn mặt buồn bã và những dòng suy nghĩ tưởng như vô tận. Họ là những bệnh nhân trầm cảm.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Chỉnh, Khoa Cấp tính nam, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, bệnh trầm cảm có các dấu hiệu đặc trưng, như buồn rầu, chán nản; giảm hoặc mất hẳn hứng thú với các sở thích trước đây; cơ thể mệt mỏi bất thường; giảm tự tin; nhìn tương lai ảm đạm, bi quan; có ý định tự sát; rối loạn giấc ngủ; ăn uống kém.

Các bác sĩ dựa vào số lượng triệu chứng nhiều hay ít để chẩn đoán người bệnh thuộc thể nhẹ, vừa, hoặc nặng. Thông thường, bệnh nhân trầm cảm thể vừa và nặng phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, nếu có ý định tự sát, dù là thể bệnh nào cũng cần điều trị nội trú để được bác sĩ hỗ trợ.

Mỗi bệnh nhân trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 là một câu chuyện khác nhau. Có người vì làm ăn thất bát, có người vì thất nghiệp, người vì gia đình mâu thuẫn, người quá áp lực chuyện học hành, sự nghiệp. Có những bệnh nhi nhỏ tuổi đã phải điều trị trầm cảm bởi bố mẹ ly tán, lại có người dù cuộc sống rất viên mãn nhưng vẫn mắc trầm cảm.

Bác sĩ Chỉnh chia sẻ, điểm đặc biệt của bệnh nhân trầm cảm là họ hoàn toàn tỉnh táo, biết cách tìm kiếm và sắp xếp các cách thức để tự sát. Nếu không được phát hiện, can thiệp kịp thời, tỷ lệ tự sát thành công sẽ rất cao.

Cuộc sống của bệnh nhân trầm cảm sau cánh cửa bệnh viện tâm thần - Hình 1

Bác sĩ Chỉnh trò truyện cùng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân

Để hạn chế tối đa các rủi ro, bệnh viện luôn yêu cầu mỗi người bệnh phải có 1 người nhà theo kèm, chăm sóc. Toàn Khoa luôn trong trạng thái “cửa đóng, then cài”, tất cả dụng cụ có thể gây rủi ro như dao, kéo, dây rợ, thậm chí cả thìa inox đều được thu hồi, không cho xuất hiện trong buồng bệnh. Các loại thuốc cũng chỉ được phát theo ngày để tránh bệnh nhân uống quá liều.

Tuy nhiên, nếu ý tưởng tự sát quá lớn, bệnh nhân thường lựa chọn thời điểm ban đêm hoặc sáng sớm, khi mọi người đã ngủ say để quyên sinh bằng được. Không có trong tay vật dụng mang tính sát thương, họ chọn cởi quần áo của mình, vắt lên thanh cửa sổ để treo cổ tự vẫn, hoặc đơn giản là cột áo lên thanh sắt phía đầu giường, sau đó siết cổ bằng cách ngồi thụp xuống.

Video đang HOT

“Để ngăn chặn tình trạng này, chúng tôi chia thành các kíp đi tour kiểm tra 30 phút một lần, bất kể đêm hay ngày. Những bệnh nhân có biểu hiện bất thường, có ý định tự sát được chuyển tới gần nơi trực của bác sĩ nhất để theo dõi liên tục”, anh Chỉnh cho hay.

Các bác sĩ nắm bắt tâm lý bệnh nhân, kể cả ý định tự sát thông qua việc trò chuyện, khai thác, kết hợp với quan sát khí sắc bên ngoài.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Phạm Bích Hạnh, Khoa 3, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, không phải lúc nào bệnh nhân cũng đồng ý mở lòng để chia sẻ cùng nhân viên y tế. Trong tình huống này, bác sĩ phải khéo léo gợi chuyện, có thể mất nhiều ngày, bệnh nhân mới thấy gần gũi và có thể tâm sự.

Để điều trị trầm cảm, bệnh nhân được cho sử dụng thuốc, kết hợp liệu pháp trị liệu tâm lý nếu cần thiết. Bên cạnh đó, do người mắc trầm cảm có xu hướng chỉ ngồi trong phòng, sống cuộc sống tách biệt với mọi người, các y bác sĩ luôn cố gắng động viên, đốc thúc họ ra ngoài sinh hoạt, giao tiếp để cải thiện bệnh.

Khoa 3 là nơi điều trị các trường hợp bệnh nhân nữ và bệnh nhi, bởi vậy sau căn nguyên mắc trầm cảm cũng có thật nhiều câu chuyện đặc biệt.

Cuộc sống của bệnh nhân trầm cảm sau cánh cửa bệnh viện tâm thần - Hình 2

Bác sĩ Phạm Bích Hạnh trò chuyện cùng bệnh nhân để khai thác tâm lý

Bác sĩ Hạnh đang điều trị cho bệnh nhi Minh Tiến * (13 tuổi, Hà Nội). Bố mẹ cậu bé rất hay tranh cãi, thậm chí đã dẫn đến ly thân. Một thời gian sau, gia đình phát hiện con chỉ nhốt mình trong phòng, lúc nào cũng buồn bã, không muốn giao tiếp, không muốn đi học.

Đưa tới khám tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, gia đình “tá hỏa” khi phát hiện con đã mắc trầm cảm. Khi chia sẻ với bác sĩ Hạnh, Tiến cho biết dằn vặt bản thân, nghĩ mình học chưa tốt, chưa ngoan nên bố mẹ mới cãi vã.

Bố của Tiến tâm sự, đúng là anh chị hay tranh luận, nhiều lần tranh cãi về chuyện học của con, thậm chí cả mức học phí ngay trước mặt cậu bé. Đó có thể là lý do khiến cậu bé tự trách bản thân và buồn bã, dẫn đến bệnh trầm cảm.

Hiện tại, sau một vài tuần điều trị, Tiến đã ổn định hơn, có thể xuất viện trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, bác sĩ Hạnh cho biết, nếu căn nguyên của sự việc không được giải quyết, nếu bệnh nhi vẫn trải qua những cú sốc tương tự, bệnh rất dễ tái phát.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Chỉnh, Khoa Cấp tính nam chia sẻ thêm, đa số trường hợp trầm cảm, đặc biệt là người mắc do yếu tố nội sinh thường phải trị liệu cả đời. Khi ngừng thuốc, bệnh nhân sẽ tái phát bệnh.

Bởi vậy, ngoài việc giải quyết căn nguyên từ gia đình (nếu có) như trường hợp bệnh nhi nói trên, sự đồng hành, giám sát của gia đình trong vấn đề điều trị ngoại trú cũng vô cùng quan trọng.

* Tên bệnh nhi đã được thay đổi

Trầm cảm - sát thủ vô hình

Cổ tay trái của ông Đăng, 57 tuổi, ở Hà Nội, có một vết sẹo lồi, dấu tích để lại từ lần tự sát bất thành hồi giữa tháng 8.

Ông Đăng bị trầm cảm 24 năm, tự sát không thành ba lần. Bác sĩ Nguyễn Hữu Chỉnh, Khoa I, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, cho biết tình trạng trầm cảm của ông Đăng rất nặng, điều trị dài ngày.

Bệnh án ghi nhận người đàn ông vốn là lái xe cho một công ty vận tải tại Hà Nội. Năm 1996, công ty giải thể, ông thất nghiệp, đâm ra buồn chán, hụt hẫng, sa đà vào rượu, từ đó mắc trầm cảm. Gia đình động viên, đưa ông tới Bệnh viện Bạch Mai chữa trị. Sau hai tháng nhập viện, bệnh tình thuyên giảm, bác sĩ cho ra viện, điều trị ngoại trú.

Năm 2004, ông tái phát trầm cảm. Trong thời gian này, con trai mới sinh 27 ngày của ông mất đột ngột, ông trầm cảm nặng hơn, thường u uất. Có lần ông uống một lúc hai vốc đầy loại thuốc hàng ngày điều trị bệnh, ý đồ tự tử. Vợ ông kịp thời phát hiện, đưa tới Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu.

Lần thứ hai, ông tuyệt thực 16 ngày mặc cho người nhà thuyết phục hết lời. Cơ thể gầy gò, hốc hác, nặng hơn 30 kg, ông cứ nằm yên một chỗ cho đến khi gần ngất xỉu thì được người nhà đưa đi Bệnh viện Quân y 103 cấp cứu, ra viện sau 20 ngày điều trị.

Tháng 8, ông tự tử lần thứ ba bằng cách lấy mảnh sắt rạch cổ tay trái, được đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Sơn Tây. Ngày 1/9 ông vào Bệnh viện Tâm thần Trung ương I điều trị.

"Tôi tự nhiên cảm thấy buồn bã, ủ rũ, thui thủi một mình trong nhà, nghĩ chán đời... Tôi hay nói với vợ là 'anh sống chỉ làm gánh nặng cho em thôi'. Một khó khăn nhỏ bằng móng tay cũng nghĩ nó to ra, rồi nghĩ 'chết cho xong'", ông Đăng chia sẻ, ngày 25/9.

Bác sĩ Chỉnh cho biết ông Đăng trầm cảm ngày càng nặng do không tuân thủ uống thuốc theo toa bác sĩ khi về nhà điều trị ngoại trú. Về nguyên tắc điều trị, người bệnh trên 45 tuổi phải dùng thuốc chống trầm cảm cả đời. Thuốc chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, bệnh sẽ không bột phát nếu bệnh nhân không uống đủ thuốc.

Trầm cảm - sát thủ vô hình - Hình 1

Bác sĩ hỏi chuyện bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I. Ảnh: Văn Phong.

Ông Đăng nhập viện Tâm thần Trung ương ngày 1/9 với tay trái bó nẹp, hiện sức khỏe tâm thần đã cải thiện hơn, khí sắc trầm trên gương mặt đã giảm. Tuy nhiên, ông chưa trở về trạng thái bình thường, chưa thể ngủ, vẫn còn buồn chán, bi quan, lo âu và còn ý tưởng kết thúc cuộc sống.

"Bệnh nhân vẫn được tiếp tục theo dõi hành vi, duy trì thuốc chống trầm cảm và kiểm tra tâm lý", bác sĩ Chỉnh cho biết phác đồ điều trị.

Theo bác sĩ Tô Thanh Phương, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, biểu hiện của bệnh trầm cảm rất đa dạng. Triệu chứng chung là buồn rầu, chán nản, bi quan, tuyệt vọng kéo dài hơn hai tuần. Ngoài ra, người bệnh còn giảm các ham muốn, sở thích cá nhân, hay mệt mỏi, giảm tập trung, do dự không quyết đoán, giảm tự tin, nghĩ về tương lai ảm đạm bi quan, rối loạn ý định và hành vi, rối loạn giấc ngủ, ăn uống kém...

Bệnh trầm cảm hình thành trong thời gian dài, thường xuất phát từ 4 nhóm nguyên nhân chính: nhân cách yếu hay mạnh; vấn đề gia đình; vấn đề kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường, ví dụ làm ăn thất bại, học tập áp lực, môi trường ô nhiễm, chơi game... Người mắc các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim, cũng có thể lâm vào tình trạng u uất, buồn chán.

6 tháng đầu mắc trầm cảm là thời gian vàng để chữa khỏi bệnh. Đây là giai đoạn cấp, người bệnh có thể trở về bình thường khi được điều trị đúng phác đồ, đủ thời gian điều trị. Ngoài 6 tháng, bệnh chuyển mạn tính, quá trình điều trị dai dẳng, phức tạp hơn.

Người trầm cảm thường đến viện khám khi bệnh đã nặng do tâm lý e ngại, muốn giấu hoặc nhầm lẫn bệnh tâm thần với bệnh lý thần kinh khác. Một số ít trường hợp trầm cảm tái phát rồi trở nặng do tự ý bỏ điều trị, không tiếp tục uống thuốc, đưa đi cúng bái. Một bệnh nhân nữ, ở Thường Tín, Hà Nội, từng điều trị ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, là ví dụ. Cô gái sống với tâm trạng u uất dài ngày, gia đình cho rằng bị ma ám, đưa lên chùa cúng bái. Đến khi cô không thể ăn uống, thường xuyên nghiến răng, tự cắn môi đến chảy máu, gia đình mới đưa tới Bệnh viện Tâm thần trung ương I điều trị.

"Nếu để chậm hơn, cô gái này có thể tự sát. Sau một thời gian dài điều trị, cô ấy đã khỏi bệnh, lấy chồng rồi sinh con", bác sĩ Phương nói.

Bác sĩ Đinh Hữu Uân, phòng khám chuyên khoa tâm thần tại Hà Nội, cho biết trầm cảm khiến người bệnh mất ý chí muốn sống, không còn nghĩ tới tương lai và luôn muốn quyên sinh. 70% bệnh nhân tự sát có liên quan các bệnh lý rối loạn về tâm thần bao gồm trầm cảm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và góp phần lớn vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Bệnh có thể kéo dài hoặc tái phát, ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động và cuộc đời của một người.

Bác sĩ Uân khuyến cáo nên đến viện khám sức khỏe tâm thần khi có các dấu hiệu bất thường như bỏ ăn, không để ý đến ăn mặc hàng ngày, tính chất cảm xúc bất ổn, thường xuyên nổi nóng vô cớ, đe dọa, có xu hướng tự làm đau bản thân, chống đối gia đình và xã hội...

* Tên bệnh nhân được thay đổi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024

Tin đang nóng

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang
23:28:51 17/11/2024
Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'
23:39:23 17/11/2024
Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi
23:43:42 17/11/2024
Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt
22:21:47 17/11/2024
Phạm Quỳnh Anh lo lắng khi nhảy gợi cảm, Minh Hằng bất ngờ "bại trận"
22:18:01 17/11/2024
Ảnh hậu 10X của Kim Kê 2024 gây tranh cãi
23:19:05 17/11/2024

Tin mới nhất

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của 'Vịnh Hạ Long' trên cạn ở Thanh Hóa

Du lịch

06:50:54 18/11/2024
Được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn, Vườn Quốc gia Bến En nổi tiếng bởi cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ với 21 đảo lớn nhỏ cùng làn nước trong xanh, tĩnh lặng đang trở thành điểm đến du lịch thú vị ở Thanh Hóa.

Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?

Sao việt

06:26:59 18/11/2024
Mới đây, nhóm nghệ sĩ Ngũ Long Du Ký đã tới thăm nhà ca sĩ Tô Thanh Phương. Từ khi biết tin Tô Thanh Phương bệnh nặng, nhóm nghệ sĩ đã nhiều lần thăm hỏi anh.

Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay

Sao châu á

06:20:12 18/11/2024
Trong loạt ảnh cam thường, Ngu Thư Hân gây ấn tượng với làn da trắng sáng, visual xinh đẹp, vóc dáng thon thả và tỷ lệ cơ thể cân đối.

Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán

Thế giới

06:14:09 18/11/2024
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.

Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc

Góc tâm tình

05:58:43 18/11/2024
Cho tới hôm trước, sau khi lo giỗ đầu chồng em hoàn tất, trước mặt bao nhiêu họ hàng đằng nhà chồng, bố chồng gọi em vào và bảo thẳng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.

Cặp đôi tài phiệt bùng nổ visual gây sốt: Nhà trai là tổng tài từ phim đến đời, nhà gái đẹp nhất màn ảnh 2024

Phim châu á

05:51:13 18/11/2024
When The Phone Rings (Tạm dịch: Khi Chuông Điện Thoại Reo) hiện là một trong những dự án truyền hình được trông ngóng nhất màn ảnh Hàn dịp cuối năm.

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Người đẹp

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.