Cuộc sống cải thiện nhờ những cuốc xe công nghệ
Nhiều năm liền gắn bó với một công việc, người tài xế cần nhiều hơn một nguồn thu nhập ổn định.
Đằng sau tay lái vững vàng ấy còn là sự ủng hộ của gia đình, sự kề vai sát cánh của những người “lạ thành quen” và cả sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của nền tảng công nghệ.
Cuộc sống tốt hơn nhờ thu nhập ổn định và chương trình hỗ trợ thiết thực
Là một trong những tài xế “đời đầu” tham gia chạy xe công nghệ, anh Lê Văn Thanh Đoàn (42 tuổi, TP.HCM) cho biết cuộc sống của mình đã thay đổi rất nhiều trong suốt 6 năm qua. Trước đây, anh sở hữu một cửa hàng phụ tùng ô tô nhỏ, nguồn thu nhập từ công việc kinh doanh chỉ đủ để anh trang trải cuộc sống cho gia đình 5 người. Thời điểm đó, vì muốn có thêm thu nhập, nhờ lời giới thiệu của người bạn, anh Đoàn bén duyên với những cuốc xe công nghệ và gắn bó đến giờ.
“Mình đăng ký chạy GrabCar đơn giản vì thấy công việc này có thu nhập và sự linh động giờ giấc, nhưng sau bất ngờ vì thu nhập hằng tháng cải thiện đáng kể. Từ “nghề tay trái”, mình tập trung chạy GrabCar hẳn luôn. Khoản tiền chạy xe 6 năm đủ để mình chăm lo cho vợ con và trả góp chiếc ô tô. Hiện tại, mình đang trả góp một căn chung cư nhỏ nữa, trộm vía cuộc sống đã ổn định hơn trước nhiều”, ngồi trên chiếc xe do chính mình đứng tên, anh Đoàn hào hứng kể.
Anh Lê Văn Thanh Đoàn bên chiếc xe – người bạn, niềm tự hào đã đồng hành cùng anh suốt 6 năm làm nghề
Ngoài cải thiện thu nhập, một trong trong những động lực lớn khiến anh Đoàn quyết định gắn bó với ứng dụng này là những chính sách hỗ trợ cánh tài xế khi gặp khó khăn.
Video đang HOT
“Chúng tôi được công ty hỗ trợ bảo hiểm, phí xăng dầu, bảo trì xe cộ. Nói chung là rất ổn. Đợt dịch năm ngoái, tôi xung phong tham gia vận chuyển nhu yếu phẩm đến bệnh viện dã chiến cũng được Grab trang bị an toàn rất đảm bảo, anh em còn được tặng gói bảo hiểm nữa”.
“Mình chưa bao giờ nghĩ, những cuốc xe đây đó lại có thể trở thành chỗ dựa ổn định và mang đến cho bản thân nhiều lợi ích đến vậy. Giờ đi đâu mình cũng không ngần ngại khoe về công việc này, anh em, bạn bè ai nghe xong cũng nói “Nhất mày rồi” (cười)”, anh Đoàn vui vẻ. Kế hoạch tương lai của anh vẫn sẽ là gắn bó với công việc tài xế, thậm chí anh dự định “lên đời” xe 7 chỗ để có thể phục vụ nhu cầu của hành khách tốt hơn.
Có thêm những người “anh em nương tựa”
Có kinh nghiệm nhiều năm với nghề cầm lái, anh Nguyễn Văn Đức (TP.HCM) bén duyên công việc chạy xe công nghệ khi đã gần 50. Tuổi trung niên, làm quen với những thao tác hiện đại, anh Đức chọn cách kiên nhẫn và cho bản thân thêm một cơ hội.
“Các thao tác nhận đơn của Grab khá đơn giản. Những hôm chạy xe đêm, nhờ tính năng điều hướng nên mình cũng thuận tiện để về nhà. Đây cũng là tính năng mình tâm đắc nhất về ứng dụng này”, anh Đức chia sẻ.
Nhờ những nỗ lực miệt mài, phục vụ hành khách tận tình, anh Đức nhận được danh hiệu “Bác tài 5 sao”. Bên cạnh những hỗ trợ về mặt tài chính, những món quà, chương trình ý nghĩa cũng phần nào giúp các bác tài an tâm hơn trên từng nẻo đường. Đó là động lực để anh chăm chỉ bật app nhận cuốc mỗi ngày.
“Bản thân anh có hai lần tham gia chương trình hỗ trợ tài chính của Grab để mua điện thoại. Lần đầu tiên là để có phương tiện liên lạc hỗ trợ việc chạy xe. Sau này, khi con anh mới ra trường thì anh mua điện thoại như phần thưởng tặng cháu. Cá nhân mình rất hài lòng về những hỗ trợ này từ Grab, đây cũng là nguồn động lực lớn cho cánh tài xế an tâm mưu sinh hơn”, anh Đức tâm đắc.
Anh Nguyễn Văn Đức luôn nỗ lực hết mình trong hành trình làm tài xế công nghệ để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho hành khách
Không chỉ vậy, công việc chạy xe một phần để chủ động tài chính cho hai vợ chồng, một phần để anh được gặp gỡ, kết bạn kết bè – những người đồng đội mà anh hay gọi vui là “anh em nương tựa”.
“Anh cũng có tham gia đội nhóm, gặp sự cố thì có anh em giúp đỡ nhau. Trên xe của mình lúc nào cũng có thêm một bộ kích bình phòng trường hợp anh em cần thì sẵn sàng tiếp sức ngay. Có khi quãng đường xa cả chục cây số, phải đánh đổi bằng thời gian chạy thêm vài cuốc xe nhưng quan trọng là cái tình. Tình nghĩa anh em thì phải giữ”, anh Đức kể.
Bất kỳ người tài xế nào cũng vậy, họ đến với công việc chạy xe công nghệ trước hết vì muốn gia tăng thu nhập, nhưng để chọn gắn bó lâu dài thì cần một chất xúc tác mạnh mẽ hơn. Những chương trình, chính sách hỗ trợ không chỉ thể hiện sự quan tâm của nền tảng với đối tác, mà còn thay cho lời cam kết đồng hành, tiếp thêm động lực để họ vững vàng tay lái, mang đến những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất cho người dùng.
Giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự trung tâm dữ liệu chất lượng cao, Schneider Electric mở học viện đào tạo tiêu chuẩn quốc tế
Học viện Schneider Electric giúp các chuyên gia trung tâm dữ liệu nâng cao kỹ năng thông qua những khóa học miễn phí về sáng kiến công nghệ mới nhất, tính bền vững và hiệu quả năng lượng.
Với tư cách tập đoàn hàng đầu trong quản lý năng lượng và tự động hóa, Schneider Electric tự tìm ra giải pháp cho bài toán thiếu hụt nhân sự trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu. Học viện Schneider Electric, nền tảng đào tạo kỹ thuật số đạt chứng nhận CPD (Continuing Professional Development - Phát triển nghề nghiệp liên tục) cung cấp hơn một triệu khóa học cho hơn 650.000 người dùng trung tâm dữ liệu trên hơn 180 quốc gia.
Với 14 ngôn ngữ và có thể truy cập trực tuyến miễn phí trên toàn cầu, nền tảng phát triển chuyên nghiệp này hướng đến mục tiêu giúp các chuyên gia trong ngành nâng cao kỹ năng và cập nhật các sáng kiến về công nghệ mới nhất, phát triển bền vững và hiệu quả năng lượng.
Các cập nhật mới đối với chứng nhận Liên kết về Trung tâm Dữ liệu (Data Center Certified Associate - DCCA) thuộc Học viện Schneider Electric bao gồm các nguyên tắc cơ bản về nguồn điện, làm mát, tủ rack và an toàn vật lý cũng như hướng dẫn về cách tối ưu hóa thiết kế trung tâm dữ liệu.
Hơn nữa, chương trình đào tạo còn xác định các điểm trọng tâm trong lĩnh vực này như hướng dẫn về cách thức lựa chọn địa điểm thích hợp để tiếp cận năng lượng tái tạo, đánh giá tác động bền vững của các loại ắc quy khác nhau của UPS (bộ lưu điện), lợi ích của công nghệ Lithium-Ion, đồng thời đưa ra phân tích về chi phí vòng đời liên quan.
Quy trình đào tạo của Học viện Schneider Electric sẽ bao gồm tất cả những chỉ mục cần có quan trọng nhất để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.
Rút ngắn khoảng cách về kỹ năng trong ngành
Bằng việc khuyến khích các cá nhân nâng cao kỹ năng và liên tục phát triển chuyên môn miễn phí, Học viện Schneider Electric đang giải quyết thách thức về khoảng cách kỹ năng và tình trạng thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu.
Bà Natalya Makarochkina, Phó Tổng Giám Đốc Cấp Cao Bộ phận Secure Power cho biết: "Trong những năm gần đây, khi quá trình số hóa và ứng dụng điện toán đám mây phát triển vượt bậc thì nhu cầu về khả năng của trung tâm dữ liệu đã tăng theo cấp số nhân, đạt mức cao kỷ lục mới. Tuy nhiên, sự thiếu hụt kỹ năng của nhân sự trong lĩnh vực này vẫn là một thách thức đáng kể và có những tác động tiềm ẩn đối với các ngành liên quan."
Bà chia sẻ thêm: "Bằng cách cung các khóa đào tạo về các sáng kiến công nghệ và phát triển bền vững, chúng tôi tin rằng Học viện Schneider Electric sẽ mang lại một nguồn tài nguyên vô giá giúp thu hẹp khoảng cách về kỹ năng thông qua hoạt động trao quyền cho các hệ sinh thái kinh doanh, củng cố chuyên môn của lực lượng lao động hiện tại và nâng cao chuyên môn cho thế hệ chuyên gia tiếp theo để xây dựng các trung tâm dữ liệu của tương lai."
Việt Nam mở cửa với thế giới nhưng sẽ không phụ thuộc vào công nghệ Việt Nam là điểm đến tiềm năng của các Big Tech, nhưng chúng ta cũng cần có tầm nhìn xa, để tránh sự phụ thuộc vào các nền tảng nước ngoài. Trong vài năm trở lại đây, thế giới đang chứng kiến nhiều sự thay đổi khó lường, không tuân theo quy luật truyền thống. Đó là những thách thức đến từ sự...