Cuộc sống buồn tẻ của khủng long biệt danh ‘pháo đài di động’
Struthiosaurus austriacus, loài khủng long được đặt biệt danh “ pháo đài di động”, có cuộc sống tẻ nhạt. Chúng di chuyển chậm chạp, và có vẻ như nghễnh ngãng, theo báo cáo đăng trên chuyên san Scientific Reports.
Mô phỏng hình dạng Struthiosaurus austriacus, khủng long ‘pháo đài di động’ cách đây 80 triệu năm ở khu vực hiện giờ là Áo SCIENTIFIC REPORTS
Struthiosaurus austriacus là loài khủng long bọc giáp, được vũ trang tận răng. Cơ thể chúng mọc gai nhọn phần cổ và vai. Với bề gai góc và dữ tợn, trên thực tế chúng là loài ăn thực vật, có họ hàng với loài ankylosaur ( thằn lằn hợp nhất) nổi tiếng.
Hóa thạch 80 triệu năm tuổi của Struthiosaurus austriacus lần đầu tiên được phát hiện ở Áo và hiện thuộc bộ sưu tập của Viện Cổ sinh vật học ở Vienna từ thập niên 1800.
Trong khi họ hàng ankylosaur có chiều dài lên đến 8 m, Struthiosaurus austriacus có bề ngoài khiêm tốn hơn, với con trưởng thành dài khoảng 2,7 m.
Video đang HOT
Nhằm tìm hiểu năng lực thính giác và khả năng cân bằng của loài này, các nhà nghiên cứu phân tích nắp sọ bề ngang 50 mm của chúng và dùng máy quét CT siêu nhỏ để tạo ra hình ảnh 3D. Trong khi vô phương bảo quản mô não của khủng long, cấu trúc nắp sọ cũng có thể tiết lộ những khía cạnh cụ thể trong đời sống của chúng.
Struthiosaurus austriacus sở hữu thùy nhung tiểu não kích thước vô cùng nhỏ. Đây là bộ phận não đóng vai trò trong việc cố định mắt khi đầu, cổ hoặc cơ thể trong trạng thái di chuyển. Kết hợp thêm một số phát hiện khác, các chuyên gia kết luận chúng di chuyển rất chậm chạp.
Trên thực tế, loài này vô cùng thụ động, nhưng vẫn đủ sức tồn tại trong môi trường thù địch, theo tác giả Marco Schade, nhà cổ sinh vật học của Đại học Greifswald (Đức).
Chúng không mù và có thể thấy nếu có khủng long tấn công tìm cách tiếp cận. Bề ngoài bọc giáp đã giúp loài struthiosaurus austriacus không sợ kẻ săn mồi. Tuy nhiên, dựa trên ốc tai, có vẻ như thính lực của chúng không tốt. Đây cũng là lý do khiến các nhà nghiên cứu tin rằng loài này thường sống đơn độc vì không thể tương tác theo bầy đàn.
Các nhà nghiên cứu so sánh struthiosaurus austriacus như loài rùa hiện đại.
Khủng long nguyên vẹn bên trong quả trứng 70 triệu năm tuổi
Phát hiện gây chấn động về một phôi thai khủng long con bảo quản hoàn hảo, cuộn tròn bên trong quả trứng.
Khủng long nguyên vẹn bên trong quả trứng 70 triệu năm tuổi
Hóa thạch khoảng 70 triệu năm tuổi chưa từng có về một phôi thai khủng long con cuộn tròn hoàn hảo bên trong quả trứng phát hiện ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Nó lưu phôi thai của loài khủng long oviraptorid, có biệt danh là Baby Yingliang theo tên của bảo tàng Trung Quốc nơi đang lưu giữ hóa thạch.
Hình minh họa tái hiện sự sống cho thấy một con vật nhỏ trong tư thế quấn chặt, chân kéo lên, lưng cong, đầu có mỏ cong về phía đuôi. Hóa thạch Baby Yingliang có niên đại cuối kỷ Phấn trắng, có tuổi đời từ 72 triệu đến 66 triệu năm
Tình trạng bảo quản của phôi thai và vị trí của nó bên trong quả trứng khiến hóa thạch trở thành một phát hiện đáng chú ý.
Darla Zelenitsky, phó giáo sư khoa khoa học địa chất tại Đại học Calgary ở Canada cho biết xương khủng long con rất nhỏ và mỏng manh và hiếm khi bảo quản dưới dạng hóa thạch. Đây là một phát hiện đặc biệt may mắn.
Darla Zelenitsky đã làm việc nghiên cứu về các loài khủng long trong suốt 25 năm qua nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến con nhỏ nguyên vẹn trong quả trứng.
Quả trứng dài khoảng 17 cm, tính từ đầu đến đuôi con khủng long con dài 27 cm. Các nhà nghiên cứu tin rằng nếu được sinh ra thuận lợi, đến khi trưởng thành nó sẽ dài khoảng 2-3 mét.
Các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, Anh và Canada đã nghiên cứu Baby Yingliang và các phôi thai oviraptorid khác phát hiện ra rằng khủng long di chuyển và thay đổi tư thế trước khi trứng nở theo cách tương tự như chim non hiện tại.
Trước đây chưa từng có nghiên cứu công nhận khủng long trong trứng tương tự như ở phôi của loài chim hiện đại.
Fion Waisum Ma, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Birmingham cho biết: "Thật thú vị khi thấy phôi khủng long và phôi chim có tư thế giống nhau khi còn ở bên trong quả trứng. Điều này có thể chỉ ra những hành vi vỡ trứng tương tự".
Steve Brusatte tại Đại học Edinburgh, đồng tác giả nghiên cứu mô tả phát hiện này là "một trong những hóa thạch đẹp nhất mà tôi từng thấy", hoá thạch đại diện cho "nhiều bằng chứng cho thấy các đặc điểm của loài chim ngày nay tiến hóa từ tổ tiên khủng long của chúng".
Hành vi trước khi nở không phải là hành vi duy nhất của loài chim hiện đại thừa hưởng từ tổ tiên khủng long của chúng. Zelenitsky cho biết loài khủng long này cũng ấp trứng bằng cách ngồi lên trên trứng theo cách tương tự như các loài chim.
Vào vườn đào những hố nhỏ, nhóm người phát hiện toàn sinh vật độc, có loài gây chết người! Đây là những sinh vật gì? Một nhóm người đã cùng nhau vào một vườn trồng trái cây để đào những cái hố nhỏ vì theo chủ vườn thì bên dưới là những sinh vật rất nguy hiểm. Đầu tiên, họ đã đào lên một con rắn hoa cỏ cổ đỏ cực độc (danh pháp khoa học: Rhabdophis subminiatus). Đây là loài rắn...