Cuộc sống ‘bình thường mới’ ở Đồng Tháp
Sử dụng nylon ngăn cách, tự chế băng chuyền hàng hoá, trả tiền qua rổ nhựa… là những cách người dân Đồng Tháp, một trong những tâm dịch ở miền Tây, trở lại “bình thường mới”.
Từ ngày 1/10 Đồng Tháp nới lỏng giãn cách xã hội ở toàn tỉnh xuống Chỉ thị 15. Tuyến đường Phạm Hữu Lầu, trục đường chính từ trung tâm thành phố Cao Lãnh đi các phườngg, xã ngoại thành vắng người từ ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hôm 15/7, nay đã nhộn nhịp hơn trước.
Trong cuộc sống “bình thường mới” từ ngày 1/10, người dân Đồng Tháp được đi lại trong huyện, thị đảm bảo 5K và không được tập trung quá 10 người. Người lao động tiêm 1 mũi vaccine (ít nhất sau 10 ngày) được đi lại trong tỉnh.
Trong 14 ngày gần đây số ca mắc Covid-19 của tỉnh giảm mạnh, có ngày không có ca cộng đồng. Hôm 2/10, Đồng Tháp phát hiện 6 ca, nâng tổng số ca mắc lên 8.261. Số ca nhiễm ở tỉnh này cao thứ ba ở miền Tây và đứng thứ 6 cả nước.
Nhiều chợ truyền thống ở thành phố Cao Lãnh được đưa ra đường để đảm bảo giãn cách các quầy hàng. Tiểu thương và khách hàng ngăn cách bằng mica, mua bán không tiếp xúc với nhau.
Chợ Hòa An mới trên đường Vành Đai dành cho người dân phường Hòa Thuận và xã Hòa An mua bán. Có 8 đến 10 gian hàng mỗi ngày, tiểu thương sẽ thay phiên nhau bán vào ngày chẵn, lẻ. Chợ bán từ sáng sớm đến 9h và luôn có nhân viên ban quản lý chợ nhắc nhở người dân đi chợ thực hiện 5K.
Video đang HOT
Tiệm bánh mì Hồng Ngọc ở thành phố Cao Lãnh được bán trở lại. Tiệm sử dụng tấm nylong và băng chuyền bán hàng tự chế để ngăn cách với khách hàng.
Tại tiệm tạp hoá trên đường Lê Lợi, phường 1 chủ tiệm đã sáng tạo cách chuyển hàng cho khách không cần tiếp xúc bằng hệ thống dây kéo.
Chủ tiệm bán nông cụ mùa nước nổi ở thành phố Hồng Ngự dùng hai cây dằm (dùng bơi xuồng) tạo hàng rào ngăn cách với khách.
Phòng giao dịch khách hàng, Bưu điện tỉnh Đồng Tháp quây khu vực nhân viên bằng tấm nylon lớn để tránh tiếp xúc với khách hàng.
Slide
Tại Bến phà Mương Lớn nối huyện Hồng Ngự và thành phố Hồng Ngự, cách trả tiền vé cũng đặc biệt hơn trước. Sau khi nhận tiền nhân viên thực hiện thêm bước xịt nước sát khuẩn trước khi gộp chúng vào cọc tiền.
Trên nhiều tuyến đường xe của trạm y tế lưu động thường xuyên xuất hiện để hỗ trợ những người cần khám bệnh khẩn cấp. Xe cũng kiêm luôn nhiệm vụ lấy mẫu lưu động giải quyết những trường hợp “ nóng”.
Cô Phương Linh, giáo viên Trường THCS Kim Hồng, thành phố Cao Lãnh trong giờ dạy trực tuyến môn Toán. Dù dạy ở nhà cô vẫn mặc bộ áo dài như khi đứng lớp và cùng các học trò vượt qua những trở ngại, dần thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”.
Học sinh các cấp (trừ lớp 1, 2, 3, 4 ) ở Đồng Tháp học trực tuyến vào ngày 6/9. Đến này tỉnh vẫn chưa ấn định thời gian cụ thể để học tập trung.
Nhóm nhân công bốc vác tại xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã tiêm vaccine 1 mũi, ra đồng thu hoạch lúa.
Nhiều tỉnh kéo dài thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16
Phú Yên, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thay vì kết thúc ngày 15/8.
Chiều 14/8, ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND Phú Yên quyết định, TP Tuy Hòa, thị xã Đông Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa và huyện Tuy An giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm 10 ngày. Các địa phương còn lại là huyện Sơn Hòa, huyện Sông Hinh, huyện Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu áp dụng Chỉ thị 15.
Phú Yên phát hiện ca nhiễm đầu tiên trong đợt dịch thứ 4 từ ngày 24/6 tại TP Tuy Hòa. Dịch sau đó lan rộng ra 9 huyện, thị xã và thành phố, đến nay đã ghi nhận 2.153 ca. Trong số này, 22 người tử vong, 1.268 người đã được điều trị khỏi Covid-19. Từ ngày 23/7, tỉnh này giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại TP Tuy Hòa, hồi tháng 7. Ảnh: Thiên Lý
Chủ tịch tỉnh Phú Yên đánh giá dịch bệnh trên địa bàn tỉnh còn phức tạp khi nhiều ca dương tính được phát hiện qua sàng lọc, và một số ổ dịch chưa xác định được nguồn lây. "Thời gian tới, một số địa phương có khả năng gia tăng số ca nhiễm, do vậy tỉnh phải tiếp tục áp dụng biện pháp chống dịch quyết liệt", ông Thế nói.
Tỉnh yêu cầu các địa phương tranh thủ thời gian giãn cách xã hội để sàng lọc, tách F0 ra khỏi cộng đồng; mở rộng "vùng xanh", thu hẹp "vùng đỏ"; quản lý chặt đối với người trở về từ TP HCM và các tỉnh phía Nam để ngăn chặn Covid-19.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long , Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh đều giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm từ 10 đến 15 ngày hoặc đến khi có thông báo mới, từ ngày 15/8. Chính quyền các tỉnh yêu cầu "ai ở đâu thì ở đó".
Riêng Bến Tre, trừ hai huyện Mỏ Cày Nam và Thạnh Phú đề xuất áp dụng Chỉ thị 15 đối với các "vùng xanh" và "vùng vàng", hầu hết huyện, thành phố đều kiến nghị tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 thêm một tuần.
Lãnh đạo một số tỉnh đánh giá, thời gian qua vài địa phương, cơ sở chưa thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, còn chủ quan, mất cảnh giác, dẫn đến hiệu quả phòng, chống dịch chưa cao.
Cầu Tân An 1 và 2 trên quốc lộ 1, bắc qua sông Vàm Cỏ Tây dẫn vào trung tâm TP Tân An (Long An) vắng xe sau khi tỉnh yêu cầu người dân không ra đường, hôm 28/7. Ảnh: Hoàng Nam
Ngoài quyết liệt chống dịch, các tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương kịp thời hỗ trợ người lao động theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, duy trì các phiên chợ không đồng, hỗ trợ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, bảo đảm người dân không bị thiếu đói khi giãn cách xã hội.
Tính từ ngày 27/4, 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã ghi nhận 30.943 ca, chiếm 11,8% ca nhiễm cả nước (261.412). Trong đó, Long An cao nhất vùng với 13.885 ca, tiếp theo lần lượt là Đồng Tháp 4.739 ca, Tiền Giang 4.087 ca, Cần Thơ 2.493 ca, Vĩnh Long 1.574, Bến Tre 1.274, Trà Vinh 794...
Từ TP.HCM về quê, thai phụ vạ vật trước chốt kiểm dịch cửa ngõ Bến Tre Trên đường về quê, thai phụ cùng con nhỏ và hàng chục người dân Bến Tre ngồi vạ vật ngay cửa ngõ vào tỉnh Bến Tre. Từ rạng sáng đến khoảng 15 giờ hôm nay, họ đã 2 lần phải test nhanh Covid-19. Thai phụ Nguyễn Thị Kim Tròn biểu hiện mệt mỏi tại khu vực chốt kiểm soát dịch Covid-19 cửa ngõ...