Cuộc sống bí ẩn ở ‘vương quốc bị lãng quên’ trên dãy Himalaya
Mustang nằm ở phía tây bắc của Nepal, giáp cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc, ở độ cao trung bình 4.000m.
Nằm khuất xa trên dãy Himalaya, bao quanh là những ngọn núi cao trên 8.000m, vương quốc Lo xưa cũ sở hữu những khung cảnh đẹp ngỡ ngàng.
Mustang nằm ở phía tây bắc – vùng xa xôi và hẻo lánh nhất của Nepal, giáp cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc. Nằm khuất xa trên dãy Himalaya, bao quanh là những ngọn núi cao trên 8.000m, vương quốc Lo xưa cũ sở hữu những khung cảnh đẹp ngỡ ngàng.
Từng là một vương quốc Phật giáo độc lập, Mustang sáp nhập vào Nepal cuối thế kỷ 18, nhưng đến năm 1950 mới thực sự từ bỏ quyền độc lập.
Ở vị trí hiểm trở nên hàng ngàn năm nay, Mustang cách biệt với thế giới và gần như bị quên lãng cho đến khi được các nhà thám hiểm “tái phát hiện” vào năm 1981. Mustang có nghĩa là “đồng bằng phì nhiêu”, đây là mảnh đất của những nền văn hóa cổ xưa với những cảnh sắc kỳ thú, tuyệt đẹp. Đến nay, Mustang luôn luôn là vùng đất bí ẩn đầy hấp dẫn với mọi du khách trên thế giới.
Mustang có thể chia ra 2 vùng khí hậu và cảnh quan tự nhiên: Vùng Hạ (Lower Mustang) có nhiều mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu và vùng Thượng (Uper Mustang) kéo dài đến biên giới Tây Tạng (Trung Quốc) với địa hình đa số là cao nguyên đầy sỏi đá.
Khám phá vùng Hạ Mustang (Lower Mustang) với những mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ
Cảnh trên đường đi từ Muktinath tới Kagebi thuộc vùng Hạ
Cánh đồng lúa tuyệt đẹp nằm giữa các dãy núi ở kagbeni thuộc vùng hạ Mustang
Những cánh đồng lúa trong nắng sớm ở Kagbeni
Người đàn ông dắt bò ở Shija jhong cave
Quang cảnh núi tuyết nhìn từ Shija jhong cave
Những ngôi nhà còn nguyên nét kiến trúc Tây Tạng từ ngoại thất đến nội thất
Video đang HOT
Cảnh núi tuyết nhìn từ làng Chhoser
Bé gái ở Kagbeni
Các ngôi nhà ở đây được xây sát vào nhau để bảo vệ người dân khỏi những cơn gió mạnh thổi vào mỗi buổi chiều.
Làng Gyakar – Upper Mustang được bao quanh với những ngọn núi đầy sỏi đá.
Một con đường ở Upper Mustang chỉ có ngựa và người đi bộ mới có thể chinh phục.
Cung điện thuộc sở hữu của một người con vua ở Lo Manthang, kinh đô cổ của vương quốc Lo xưa.
Cuộc sống yên bình ở Lo Manthang. Ngày nay, chính phủ Nepal vẫn hạn chế khách du lịch với mục đích gìn giữ văn hóa, lối sống bản địa khỏi ảnh hưởng của thế giới hiện đại.
Người dân ở Lo Manthang sử dụng nguồn nước tự nhiên chảy từ trên núi làm nước sinh hoạt hàng ngày.
Cậu bé là học viên Học viện Phật giáo ở Lo Manthang
Chày cối được làm bằng đá tự nhiên âm xuống đất ở Lo Manthang.
Trekker (người tham gia hoạt động dã ngoại) nghỉ trưa tại một nhà hàng ở Ghiling.
Một chàng trai dắt ngựa ở thung lũng sông Kali Gandaki. Trong quá khứ nó là tuyến đường quan trọng trong việc buôn bán muối giữa Tây Tạng và Ấn Độ.
Cát bụi do gió mạnh tạo nên ở Upper Mustang.
Upper Mustang kéo dài đến biên giới Tây Tạng với địa hình đa số là núi đá.
Lê Tuấn Anh hiện là kiến trúc sư đang làm việc tại một tập đoàn lớn. Ngoài công việc hàng ngày anh có niềm đam mê du lịch mạo hiểm và nhiếp ảnh. Bộ ảnh và video trên được Lê Tuấn Anh thực hiện trong chuyến đi Nepal cùng 2 người bạn kéo dài 3 tuần vào tháng 11/2017 vừa qua. Vùng Thượng Mustang (Uper Mustang) là vùng cao nhất đất nước Nepal và cũng là nơi khó chinh phục nhất do địa hình hiểm trở và phải mất phí 500 USD cho 10 ngày/người, quá hạn, mỗi người phải đóng 50 USD/ngày. Anh cho biết rất ít người Việt Nam đã đến được đây.
Bhutan vào mùa xuân đẹp đến nao lòng
Bhutan mùa xuân cũng là lúc tiết trời đương độ đẹp nhất. Vương quốc nhỏ bé được mệnh danh "rồng sấm" này sẽ đưa chúng ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, bởi vẻ đẹp tuyệt mỹ giữa đại ngàn bình yên.
Khí hậu khi du lịch Bhutan mùa xuân là một trong những lý do chính thu hút du khách. Quốc gia nằm ẩn mình bên dãy Himalaya này có rất nhiều điều chờ đợi bạn đến khám phá, từ cảnh quan cho đến các lễ hội truyền thống.
Khí hậu khi du lịch Bhutan mùa xuân
Xuân cũng là mùa mà vạn vật sinh sôi nảy nở ở Bhutan. (Ảnh: Hải Piano)
Tháng 3 là lúc Bhutan dần chuyển mình sang xuân, tiết trời trở nên mát mẻ và nhiều nắng ấm hơn. Khí hâu lúc này cũng là điều kiện lý tưởng để cây cối, hoa cỏ và vạn vật sinh sôi khoe sắc. Có thể nói từ tháng 3 đến tháng 5 chính là thời điểm đẹp đẽ và huy hoàng nhất trong năm của vương quốc rồng sấm với màu sắc tươi sáng của cảnh quan.
Khách du lịch Bhutan mùa xuân sẽ được ngắm nhìn những thung lũng xanh rì trải dài, với thảm thực vật đa dạng và phong phú. Trăm hoa đâm chồi nảy lộc, từng hàng hoa đỗ quyên màu đỏ, hồng và trắng nở rộ trong rừng. Cây ăn trái thì sai trĩu trên cành, du khách ghé thăm dường như cũng cảm thấy được không khí hân hoan hòa cùng đất trời ấy. Hơn nữa, bạn còn có cơ hội chứng kiến lễ hội Paro Tsechu nổi tiếng vào dịp này.
Ngắm hoa đào nở rộ
Hoa đào Bhutan mang một sắc thái rực rỡ mà nhẹ nhàng rất riêng như người dân xứ này.
Mùa xuân cũng chính là lúc vùng đất này chứng kiến sự sinh sôi nảy nở của những bông hoa đào tuyệt đẹp. Hoa đào Bhutan như một cô gái miền sơn cước e ấp mà xinh xắn, càng nhìn lâu lại càng thấy duyên. Chúng mọc đơn giản mà tự nhiên ở ven đồi, núi, sông suối, đền tháp... Khi nở hoa lại trở thành điểm nhấn đầy nên thơ cho mùa xuân thanh bình trên cả nước.
Thỉnh thoảng du khách lại bắt gặp hình ảnh đám học trò xúng xính trong trang phục truyền thống gho, rika đùa nghịch và chạy quanh những gốc cây đầy hoa. Đâu đó là các cô cậu bé leo cây thoăn thoắt hái hoa cho nhau, chơi chán thì lại tụ tập dưới tán cây rợp bóng. Những gốc đào cổ thụ dường như cũng là minh chứng rõ nét cho phẩm chất của người dân xứ này, tuy không giàu có nhưng cuộc sống lại nhẹ nhàng, thong dong.
Mùa hoa phượng tím rợp trời
Sắc hoa phượng tím tô điểm giữa sắc trời mùa xuân.
Từ tháng 3 đến tháng 4 cũng là mùa khoe sắc rực rỡ của loài hoa phượng tím. Cung điện Punakha Dzong là điểm đến ưa thích của khách du lịch Bhutan mùa xuân, nằm ngay bên bờ sông Mo yên bình. Hàng hoa tím soi bóng xuống mặt hồ khiến chúng ta cứ ngỡ như đang lạ bước nơi tiên cảnh. Phượng tím tưởng chừng như xuất hiện khắp mọi nơi, bên vệ đường, len lỏi giữa những quả đồi hay lấp ló sau mái nhà... Giữa tu viện trắng toát bên ngọn núi cao hùng vĩ, từng vòm hoa tím biếc càng tôn thêm nét thanh cao, tráng lệ cho thành lũy xưa.
Lễ hội ở mảnh đất cố đô
Đến với lễ hội Punakha Tshechu chúng ta sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những màn múa mặt nạ đặc sắc.
Punakha từng là trung tâm chính trị của Bhutan cho đến năm 1955. Tại đây có một lễ hội rất đặc sắc là Punakha Tshechu, để tôn vinh đại sư Liên Hoa Sinh (Padmasanbhava) hay còn được gọi là Guru Rinpoche, ông là người có công truyền bá Phật giáo vào Tây Tạng và khắp vùng Himalaya. Pháo đài Punakha Dzong là địa điểm tổ chức, lễ hội cũng diễn ra theo lịch âm nên bạn cần tra trước thông tin trên website của bộ Du lịch đăng tải.
Nếu có dịp ghé thăm nơi đây vào mùa xuân, bạn có thể được hòa cùng không khí một lễ hội đặc sắc của người dân nơi đây là Punakha Tshechu. Lễ hội Bhutan này được tổ chức để tôn vinh Đức Đại sư Liên Hoa Sinh (Padmasanbhava), ông đã có công truyền bá Phật giáo đến Tây Tạng và khắp các vùng Himalaya.
Dù Punakha Tshechu là lễ hội lớn với hàng nghìn người tham gia nhưng mọi người đều rất trật tự và không quá ồn ào. Khách du lịch Bhutan đến đây sẽ được thưởng thức các điệu múa mặt nạ truyền thống hấp dẫn và nhiều hoạt động vui chơi khác với tăng sư và người dân địa phương. Tất cả các diễn viên đeo mặt nạ, mặc trang phục thổ cẩm đầy màu sắc và trình diễn màn múa độc đáo đều là các nhà sư. Và các điệu múa dù cho có ở đoạn cao trào thì cũng diễn ra hết sức thong thả như nhịp sống của người dân xứ này.
Lễ hội Paro Tshechu
Lễ hội Paro Tshechu kéo dài khoảng 3-4 ngày, thường diễn ra vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4
Ảnh: David Ducoin/Flickr
Paro Tshechu được xem là lễ hội Bhutan mùa xuân nổi tiếng. Ngoài hoạt động ca múa đặc trưng như nhiều lễ hội khác trên khắp cả nước thì Paro Tshechu còn có một điểm nhấn khác biệt vào ngày cuối cùng. Lúc này khách du lịch Bhutan sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt bức tranh Thangka khổng lồ, với độ lớn đủ sức bao phủ hết mặt tiền của một thiền viện.
Thangka (Tangka hoặc Thanka) là loại tranh vẽ/thêu được treo ở những nơi thờ Phật hoặc tự viện của Bhutan. Đề tài phổ biến của họa phẩm này là Pháp luân trong Phật giáo, nó có hình chữ nhật và thường được làm bởi lụa hoặc vải bông và có thể cuộn lại. Nhờ đó các nhà sư có thể dễ dàng mang Thangka theo như một công cụ thuyết pháp đến nơi hành lễ, từ thiền viện này đến thiền viện khác.
Thangka được xem như là biểu tượng mang phước lành. Khi chiêm ngưỡng, Phật tử không chỉ thấy vẻ trang nghiêm trên bức họa mà còn cảm nhận được sức mạnh tinh thần mà nó tỏa ra. Những bức tranh vẽ hình thần linh được các tín đồ tin rằng sẽ trở thành thần bảo hộ hoặc phù hộ, để họ vượt qua khổ nạn bệnh tật.
Bức Thangka khổng lồ được trưng bày vào ngày cuối lễ hội Paro Tshechu sẽ được mở ra trước khi mặt trời mọc, cho ánh sáng không làm tổn hại màu sắc của tranh. Khách du lịch Bhutan đến đây lúc này có thể thấy được người dân địa phương đã xếp hàng từ rất sớm để chờ đến lượt chạm tay vào tranh. Họ tin là việc chiêm ngưỡng và chạm tay sẽ giúp họ được Đức Phật bảo hộ và ban phước lành.
Thăm tu viện Taktshang
Taktshang là một trong những tu viện lớn và linh thiêng nhất Bhutan.
Đã đến du lịch Bhutan là bạn phải ghé thăm tu viện Taktshang, bởi đây được xem là một trong những nơi linh thiêng nhất cả nước. Đến cả người dân địa phương cũng muốn được hành hương tới tu viện một lần trong đời. Được xây dựng từ năm 1962, theo truyền thuyết kể lại, Đức Liên Hoa Sinh đã cưỡi trên lưng con hổ cái đến Taktshang và thiền định tại đây.
Toàn bộ tu viện được xây dựng trên một vách đá cheo leo cao 900m, ngay trên miệng thung lũng Paro. Dù phải mất một đoạn đường khá dà, hàng giờ leo núi để lên tới nơi nhưng chắc hẳn ai cũng sẽ thấy đáng giá khi đặt chân đến tu viện. Trong tu viện có 3 đền thờ cùng tượng Phật lớn được tạc rất khéo, với các họa tiết trang trí sinh động nhiều lúc khiến bạn phải giật mình thán phục.
Khí hậu khi du lịch Bhutan mùa xuân vô cùng lý tưởng để chúng ta đến xem và ngẫm nghĩ về nét an yên, thân thiện mà mảnh đất này sở hữu. Nó không phải tự nhiên đã có mà được người dân Bhutan giữ gìn từ nhiều năm qua. Và nay là để cho du khách gần xa có thể tự mình chiêm nghiệm về hạnh phúc.
Khám phá cổ trấn tuyệt đẹp bị lãng quên gần Hà Nội Thời hoàng kim của làng Cựu đã qua, nhưng những ngôi nhà trăm tuổi mang kiến trúc hoa mỹ vẫn đứng sừng sững, bất chấp dòng chảy thời gian. Nằm ở xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, làng Cựu nổi danh với những công trình kiến trúc cổ kính, được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ...