Cuộc sống bên trong khu cách ly: Những hình ảnh đặc biệt.
Người cách ly có giờ giấc sinh hoạt thoải mái, không bị giới hạn trong bất kỳ một khung giờ nào. Wifi được trang bị đầy đủ giúp mọi người dễ dàng theo dõi tin tức, tham gia mạng xã hội, liên lạc với gia đình, bạn bè…
“Sống chậm” tại các khu cách ly
Được ăn uống theo tiêu chuẩn, xem tivi, truy cập internet, tự do chơi thể thao…, các công dân về từ các vùng dịch Covid-19 được cách ly tại các khu cách ly tập trung trên cả nước đa phần cảm thấy thoải mái, không quá tù túng như họ từng nghĩ trước khi vào đây.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người trong khu cách ly 2 lần/ngày.
Mỗi ngày hai lần, vào sáng và chiều, các bác sỹ đo thân nhiệt tất cả các trường hợp đang cách ly, theo dõi sức khỏe liên tục nhằm hạn chế sự lây nhiễm ra cộng đồng. Không có căn tin nhưng tại các khu cách ly có nước uống phục vụ miễn phí. Người cách ly có thể dùng các ứng dụng mua hàng, thực phẩm qua điện thoại hoặc nhờ người nhà đem đến. Nhân viên y tế sẽ là người trực tiếp tiếp nhận và đặt trên một chiếc bàn trước khu cách ly để họ ra lấy.
Những hình ảnh thoải mái, vui tươi, không chút lo âu của các công dân tại khu cách ly quận Phú Nhuận và quận 3. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng.
Ngoài các thực phẩm do khu cách ly và người nhà cung cấp, người cách ly còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân và doanh nghiệp gửi tặng. Các em bé trong các khu cách ly càng nhận được sự chăm sóc đặc biệt hơn, sữa tươi là món không thể thiếu trong khẩu phần của các em. Ảnh chụp tại khu cách ly tập trung tại trường Mầm non xã Thạch Sơn huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Sữa do TH true MILK tặng trong chương trình “Tặng 1 triệu ly sữa tươi, chung tay đẩy lùi dịch Covid-19″.
Một nữ nhân viên công sở tên Nguyễn Trịnh Trang chia sẻ trên mạng Zing những hình ảnh mang đầy tinh thần truyền cảm hứng về cuộc sống của chị tại khu cách ly Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM. Đối với chị, cuộc sống cách ly chỉ khác với ngày thường ở chỗ Trang có nhiều thời gian hơn cho bản thân, tập yoga, đọc sách, trò chuyện và học cách sống tối giản.
Chị Trang tập yoga tại khu cách ly. Cuộc sống trong khu cách ly trở nên “bình thường” hơn nếu bạn duy trì những hoạt động yêu thích hằng ngày mà không ảnh hưởng đến yêu cầu cách ly.
Video đang HOT
Người phụ nữ 38 tuổi chia sẻ nếu mỗi người chỉ coi chỗ cách ly là nơi ở tạm bợ trong 14 ngày thì 14 ngày trôi qua cũng sẽ tạm bợ, cau có, nhìn đâu cũng thấy dơ bẩn. Nếu biến nơi cách ly thành “nhà”, bày trí sạch đẹp, lau dọn, trang trí thì sẽ có cảm giác như ở nhà.
Chị Trang bày trí nơi cách ly để có cảm giác giống như ở nhà. Nếu không chú thích thì khó ai hình dung đây là hình ảnh ở một nơi cách ly vì dịch bệnh.
Những nghệ sỹ vui vẻ với trải nghiệm cách ly
Cùng với Châu Bùi, Vũ Khắc Tiệp…, Võ Hoàng Yến thuộc nhóm nghệ sĩ tham gia cách ly tập trung sau khi trở về từ nước ngoài. Thông tin này được phía siêu mẫu thông báo trên trang cá nhân ngày 19.3. Trên trang cá nhân, Võ Hoàng Yến khiến người hâm mộ thích thú khi liên tục chia sẻ hình ảnh trong khu cách ly ở Ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM. Nữ giám khảo chương trình Người mẫu Việt Nam còn khoe ảnh tạo dáng với đôi chân dài miên man trước ban công phòng ngủ hay cập nhật khung cảnh thoáng đãng và vệ sinh tại khu vực này.
Võ Hoàng Yến tạo dáng trong khu cách ly khiến nhiều fan thích thú. Ở trong này, cô có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
Cao Xuân Tài, quán quân cuộc thi Man of the world – Siêu mẫu nam thế giới 2018, cũng kể về cuộc sống cách ly một cách nhẹ nhõm: “Ngoài những nhu yếu phẩm, việc kiểm tra thân nhiệt đầy đủ và đúng giờ. Nhân viên y tế và dân quân mỗi người mỗi việc thay nhau chạy đôn đả kèm một câu “anh chị thông cảm” hai câu “anh chị vui lòng”… Ngoài ra Tài và bạn Tài ở trong khu cách ly còn tranh thủ được 2 tiếng một ngày để tập thể dục trong khoảng khuôn viên quy định vừa để nâng cao đề kháng, nhìn người qua lại, vừa tận hưởng cái không khí “yên ả đến bất ngờ” dù đang ở trong khu cách ly. Tài thật sự thấy bất ngờ và vui mừng vì trong những lúc hoạn nạn như vậy thì mọi người càng biết thông cảm với nhau nhiều hơn”.
“Nam vương” Cao Xuân Tài (ngoài cùng bên trái), tranh thủ tập thể dục cùng bạn bè trong khu cách ly.
Những ngày cách ly thành kỷ niệm đáng nhớ
Đã hoàn thành đợt cách ly bắt đầu từ cuối tháng 2, anh Nguyễn Đình Tiến (SN 1984, ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, là lao động Hàn Quốc từ năm 2015 về Việt Nam) kể lại, khu cách ly tập trung mà anh được đưa vào nằm ở doanh trại một đơn vị quân đội tại Hưng Yên.
“Cuộc sống ở nơi cách ly không thiếu thốn gì, chúng tôi được phục vụ cơm canh, hoa quả tráng miệng và cả sữa, đầy đủ dinh dưỡng, nóng sốt, ngon lành. Hàng ngày, chúng tôi được kiểm tra sức khoẻ, được tập thể dục. Nói chung là rất chu đáo và yên tâm, mọi thứ đều được miễn phí 100%”- anh Tiến nói. Đặc biệt ở khu cách ly mạng intenet rất khoẻ. Cá nhân anh đã nhắn tin về gia đình, khi biết cuộc sống ở khu vực cách ly được mọi người chăm sóc tận tình, gia đình yên tâm không còn lo lắng và suy nghĩ nhiều như khi anh còn ở bên Hàn Quốc.
Các trung tâm cách ly cung cấp bữa ăn miễn phí cho những người bị cách ly, kèm những ly sữa tươi TH true MILK đến từ chương trình “Tặng 1 triệu ly sữa tươi, chung tay đẩy lùi dịch Covid-19″ do Tập đoàn TH thực hiện. Hình ảnh chụp tại khu cách ly phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh – Hà Tĩnh.
Hoàn thành 14 ngày cách ly vào ngày , đối với du học sinh trở về từ Anh Nguyễn Tăng Quang, thời gian cách ly đã trở thành một kỷ niệm đáng nhớ: “Xin cảm ơn vì tôi đã học được quá nhiều thứ sau 2 tuần cách ly, không chỉ từ cách mà mọi người cùng nhau vượt qua khó khăn mà còn từ những người xung quanh, và những điều bình dị hằng ngày”, Quang viết những dòng chia sẻ trang trang Facebook của mình. Chứng kiến nỗ lực làm việc vất vả và sự quan tâm chân thành đến từ các y bác sỹ và nhân viên khu cách ly, Quang đã vẽ những bức tranh tái hiện kỷ niệm đáng nhớ ở nơi này.
Hình ảnh em bé trong khu cách ly qua nét vẽ của một du học sinh Anh tên Tăng Quang. Chiếc vali biến thành chiếc xe đồ chơi tạm thời của em bé.
Hải Văn
Nữ sinh viên trường Y tình nguyện làm việc ở khu cách ly: Người tuyến đầu chống dịch còn không sợ chết thì mình sợ cái gì?
Thay vì về quê tránh dịch, nữ sinh ngành Y đã tình nguyện ở lại khu cách ly hỗ trợ phần nào công việc cho đội ngũ cán bộ chiến sĩ.
Giữa lúc dịch bệnh diễn biến căng thẳng, người người đều rủ nhau phải ở nhà thì đội ngũ y bác sĩ vẫn phải trực chiến ở tuyến đầu bệnh viện. Thay vì về quê, không ít sinh viên Y tình nguyện ở lại thành phố để giúp đỡ các cán bộ thực hiện nhiệm vụ trong khu cách ly.
Là một cán bộ Đoàn từng tham gia nhiều chiến dịch tình nguyện của trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nữ sinh Huỳnh Trần Như Quỳnh (sinh viên lớp XN16DH, khoa Xét nghiệm Y học) đã tình nguyện đến khu cách ly ở tỉnh Tây Ninh làm việc. Cô bạn đăng ký theo diện sinh viên ngành y tình nguyện hỗ trợ lực lượng y tế nếu tình hình Covid-19 phức tạp và cần điều động lực lượng sinh viên y khoa.
Hồi mới đăng ký tình nguyện, cha mẹ Như Quỳnh cũng phản đối gay gắt vì lo ngại khả năng lây nhiễm. "Nhìn các chú cán bộ trong khu cách ly làm việc cực quá nên mình cũng ái ngại, muốn đóng góp phần công sức nào đó. Hồi đầu ba mẹ không đồng ý nhưng sau nhiều lần thuyết phục thì cả nhà cũng nguôi ngoai và hiểu cho quyết định của mình".
Chân dung nữ sinh viên Y tình nguyện tham gia hỗ trợ chống dịch trong khu cách ly.
Nhiệm vụ của nữ sinh là hỗ trợ cán bộ đo nhiệt độ 2 lần/ngày, chăm sóc bệnh nhân và tổng hợp hồ sơ những người cách ly.
Như Quỳnh chia sẻ thêm về cách cô bạn đăng ký: "Mình có một người bạn đang học tại trường Trung Cấp Y tế Tây Ninh đang hỗ trợ một khu cách ly ở tỉnh. Mình liên hệ ngay với trường thì được biết các thầy cô đồng ý và sẵn lòng chào đón mình, miễn là có kiến thức chuyên môn về ngành Y là được".
Để sẵn sàng khi được điều động, nữ sinh phải tìm hiểu thêm thông tin về dịch bệnh và các kiến thức chuyên môn khác. Nhiệm vụ chính của Như Quỳnh mỗi ngày là hỗ trợ cán bộ đo nhiệt độ 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ sáng và 5 giờ chiều; chăm sóc bệnh nhân và tổng hợp hồ sơ những người cách ly.
Làm việc trong khu cách ly là phải ngày ngày tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân có khả năng lây nhiễm cao. Nhưng nữ sinh vẫn luôn giữ vững quan điểm, chỉ mong bản thân có thể được hỗ trợ càng lâu càng tốt vì: " Người ta tuyến đầu chống dịch còn không sợ chết thì mình sợ chết làm gì? Nếu sợ thì ai ở lại chữa bệnh?"
Dù có bao nhiêu khó khăn cô bạn cũng chỉ coi đó là trải nghiệm mà nghề trong tương lai bắt buộc phải trải qua. " Mình chỉ thấy có chút khó khăn khi phải mặc đồ bảo hộ cá nhân trong thời tiết nóng bức. Nhiều khi mồ hôi chảy vào mắt, cay không thấy đường mà tay thì đang mang găng nên không thể dụi, chỉ biết chớp mắt lia lịa cho qua. Thật ra cô chú ở đây ai cũng hoàn cảnh như mình, một chút khó khăn của bản thân không thể so sánh với nỗi cực nhọc của cán bộ nơi đây được".
Có lẽ không chỉ với Như Quỳnh mà những bạn sinh viên khác tham gia tình nguyện chống dịch đều coi đây là " cơ hội để trưởng thành, thử thách bản thân và bồi dưỡng thêm lòng yêu nghề. Hơn nữa, chúng mình cũng có cơ hội để thực hành kiến thức, thêm nhiều bài học sau này làm bác sĩ".
Quãng thời gian tham gia tình nguyện giúp Như Quỳnh càng thêm hiểu được nỗi vất vả của cán bộ chiến sĩ nơi đây. " Người cách ly có bệnh lặt vặt như nào đều được bác sĩ tận tình giúp đỡ. Hơn nữa tình hình dịch bệnh phức tạp, không phải chắc chắn 100% an toàn được. Vậy nên ai được mời đi cách ly, xin hãy thực hiện nghiêm túc. Mình cũng muốn cảm ơn đội ngũ cán bộ đã luôn tận tình giúp đỡ sinh viên Y tụi mình. Chúng mình làm từ 8h đến 5 giờ chiều nhưng nhiều cô chú làm việc không ngơi tay, hỗ trợ bệnh nhân đến tận khuya. Mọi người đã vất vả nhiều rồi, hãy cùng cố gắng chờ ngày Việt Nam quyết thắng đại dịch!".
Vân Trang
Quảng Nam hỗ trợ tiền ăn, xét nghiệm Covid-19 cho người dân về từ Hà Nội, TP.HCM Thay vì thu tiền ăn, tiền xét nghiệm như đã thông báo thì mới đây tỉnh Quảng Nam đã thống nhất sễ hỗ trợ tiền ăn, tiền xét nghiệm Covid-19 bằng nguồn xã hội hoá. Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (ở giữa) trong một chuyến kiểm tra khu cách ly Ảnh: Mạnh Cường Tối 6.4, ông Lê Trí...