Cuộc phiêu lưu của chiếc bánh croissant
Những chiếc bánh ngọt luôn biết kể chuyện, đó là những giai thoại phiêu lưu đầy thú vị. Và ngày hôm nay, hãy cùng nghe chiếc bánh croissant mà chúng ta vẫn biết đến với tên gọi bánh sừng trâu kể câu chuyện lịch sử của chính nó.
Sự ra đời của Croissant bắt đầu từ mục đích làm bánh để ăn mừng chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nước Áo, sau đó bánh phát triển và biến hóa cầu kì giữa lòng thủ đô Paris tráng lệ, cuối cùng trở thành món ăn sáng phổ biến ở châu Âu.
BÁNH CROISSANT, CHIẾC BÁNH ĐỂ ĂN MỪNG
Vào những năm 1683, cuộc chiến tranh giữa Áo và Thổ Nhĩ Kì đang diễn ra quyết liệt nhất. Tại thời điểm đó, có một người thợ làm bánh của nước Áo trong khi làm việc đã nghe thấy những tiếng ồn dưới mặt đất một cách bất thường. Vì vậy, người thợ làm bánh đã thông báo cho quân đội nước Áo. Nhờ thông tin ấy, quân đội nước Áo đã phát hiện và ngăn chặn được hành động đào đường hầm tiến vào thủ đô Vienna của quân đội Thổ Nhĩ Kì. Và điều này đã giúp cho nước Áo có được chiến thắng sau đó.
Người thợ làm bánh sau đó được ban thưởng, và nguyện vọng duy nhất là được làm một mẻ bánh thật ngon ăn mừng chiến thắng của nước Áo. Và chiếc bánh sừng trâu – croissant đã ra đời, tuy nhiên lúc này nó có tên là kipferl và mang hình trăng lưỡi liềm, sở dĩ bánh có hình trăng lưỡi liềm vì mô phỏng lại quốc kì của Thổ Nhĩ Kì như một lời nhắc nhở về cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Áo với Thổ Nhĩ Kì.
CROISSANT DU NHẬP VÀO PHÁP
Năm 1770, khi công chúa nước Áo Marie Antoinette kết hôn với thái tử nước Pháp, vì vậy chiếc bánh croissant bắt đầu theo chân nàng công chúa đi qua thủ đô Paris tráng lệ. Từ đây có nhiều giai thoại được kể xung quanh nàng công chúa và chiếc bánh này.
Có giai thoại kể rằng công chúa Marie qua Pháp khi mới 14 tuổi, món ăn mà công chúa nhớ nhất khi nghĩ về nước Áo là món bánh kipferl. Từ đó, để chiều lòng nàng, các đầu bếp Pháp đã mô phỏng lại bánh kipferl, nhưng với hình dáng cầu kì bắt mắt hơn để phù hợp với bàn ăn hoàng gia, chiếc bánh ấy được đặt tên là croissant.
Video đang HOT
Một giai thoại khác được kể lại, công chúa Áo khi tới Pháp với tính cách phóng khoáng và ngang ngạnh của mình, đã từ chối dùng bữa với các thành viên của hoàng tộc Pháp. Trên bàn ăn chung, nàng ngồi yên lặng và không tháo găng tay. Nàng chỉ ăn khi về phòng riêng và bữa ăn của nàng là những món ăn nước Áo, trong đó không thể thiếu bánh kipferl. Sau đó, nàng bắt đầu dùng bữa chung với hoàng gia Pháp khi có món kipferl “cải tiến” hay còn gọi là croissant.
CROISSANT, CHO MỘT BỮA SÁNG GIẢN ĐƠN
Công thức cơ bản của croissant là bột mì, men, bơ, sữa và muối. Bánh không có nhân. Hiện nay ở Áo và Ý, croissant vẫn giữ nguyên tính chất truyền thống này, bởi họ cho rằng sự nhẹ nhàng giản dị của bánh croissant là phù hợp cho bữa sáng.
Sau đó ở Pháp, croissant ít nhiều mang ảnh hưởng tính cầu kì của ẩm thực đất nước này. Bánh có thể có nhân chocolate, mứt, nho khô hoặc kem bơ mềm óng như bánh su kem, ngoài ra còn có nhân trái cây hoặc nhân mặn. Và dù được chế biến một cách cầu kì hay đơn giản, croissant vẫn được người châu Âu ưa thích và sử dụng bánh cho bữa sáng của mình để bắt đầu một ngày mới nhẹ nhàng.
Ngày nay, người ta vẫn kể lại câu chuyện của croissant như một minh chứng cho thấy ẩm thực không đơn thuần chỉ là cách chúng ta lấp đầy chiếc bao tử của mình mà còn là sự giao lưu văn hóa, tiếp nối và phát triển những giá trị tốt đẹp nhất từ lịch sử cho đến hiện tại.
Xếp hàng chờ mua bánh Trung thu truyền thống thanh lý 14.000 đồng/chiếc
Sau Rằm, các loại bánh Trung thu truyền thống được xả hàng với giá rẻ, thu hút khách hàng tìm mua.
Ồ ạt thanh lý bánh Trung thu giá rẻ, nơi gom hàng chờ lấy lãi
Sau mỗi mùa Trung thu, thị trường thanh lý bánh lại trở nên nhộn nhịp, náo nhiệt. Không chỉ bởi người bán muốn "đẩy" hàng tồn đi nhanh mà còn vì người mua đợi đến thời điểm xả hàng để mua hàng giá rẻ.
Hàng loạt gian hàng trên Facebook, Zalo liên tục đăng tin bánh Trung thu thanh lý, với rất nhiều mức báo giá khác nhau cho các dòng bánh truyền thống thâp cẩm, bánh dẻo đậu xanh hay với đủ thương hiệu từ tiếng tăm đến bánh nhà làm handmade.
Trong đó, giá đổ sỉ của bánh Trung thu truyền thống dao động từ 11.000 - 13.000 đồng/chiếc, bánh handmade là từ 15.000 đồng/chiếc. Số ít bánh Trung thu hàng công ty có giá từ 40.000 đồng/chiếc. So với giá bán cách đây vài ngày - khi đang trong chính vụ Rằm tháng 8, giá bánh giảm từ 1/3- 2/3. Chúng được quảng cáo vẫn còn hạn dùng đến tháng 11/2020.
Dân buôn ồ ạt thanh lý bánh Trung thu giá rẻ sau Rằm.
Giá bánh Trung thu dao động từ 11.000 - 60.000 đồng/chiếc.
Có nơi lại gom đơn hàng sau Rằm.
"Năm nay, do dịch Covid-19 nên công ty thay đổi chính sách, bánh không trả lại được. Gian hàng tôi thuê bán bánh cũng đã nghỉ vì hết hợp đồng thuê, còn gần 100 chiếc với 6 mã bánh khác nhau, tôi đành lên chợ mạng rao bán với mức chiết khấu 25%, bán đúng giá gốc để thu hồi vốn", Thanh Tâm, một đại lý bán lẻ bánh Trung thu ở Hà Nội chia sẻ.
Không riêng gì Tâm, nhiều gian hàng chợ mạng đều báo còn từ 300 - 500 bánh, đủ để khách có thể tự do lựa vị bánh. Có nơi chiều khách mua từ 4-5 bánh trở lên sẽ miễn phí vận chuyển.
Trong khi nhiều người đang tìm cách xả hàng, thì có không ít tiểu thương lại tranh thủ gom hàng từ các thương hiệu nổi tiếng để bán lại lấy lãi. Giá của các loại bánh dao động từ 14.000 - 60.000 đồng/chiếc (tùy trọng lượng, thương hiệu).
"Khách hàng bây giờ rất thông thái và cẩn thận, nếu không phải là thương hiệu bánh Trung thu truyền thống có tiếng và có hạn sử dụng thì không mua. Vì thế, tôi không bán hàng handmade hay bánh công ty mà lấy các loại bánh Truyền thống nổi tiếng của các vùng như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Phòng và Hà Nội.
Sau Rằm, nguồn hàng dồi dào và về nhanh hơn, tuy rằng bán lại ở thời điểm này giá không cao bằng chính vụ, nhưng nguồn hàng rất ổn định, thu lãi tiền triệu 1 ngày", Thu Trang, một đầu mối bán bánh Trung thu tại Hoài Đức, Hà Nội tâm sự.
Do nguồn khách vẫn dồi dào, nhiều tiểu thương "khoe khéo" trên Facebook tạm đóng nhận đơn hàng thanh lý, khách muốn đặt hàng mua sỉ bánh Trung thu thanh lý phải "xếp hàng" 2 ngày tiếp theo.
"Ôm" bánh Trung thu bán sau Rằm.
Cẩn trọng hàng giá rẻ không rõ nguồn gốc
Mặc dù đây là thời điểm tốt để mua bánh Trung thu giá rẻ, nhưng thời gian qua, hàng loạt vụ phát hiện bánh không rõ nguồn gốc cũng là lời nhắc nhở để người tiêu dùng thận trọng khi mua bánh thanh lý.
Đơn cử, hồi tháng 8/2020, Đội QLTT số 17 (Cục QLTT Hà Nội) phát hiện cơ sở trên đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy đang kinh doanh bánh Trung thu, bánh chuối, bánh pho mai... do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, tổng số lượng kiểm đếm ban đầu hơn 8.000 sản phẩm bánh các loại.
Chủ hàng đã khai nhận số hàng hóa trên được thu gom, mua trôi nổi trên thị trường tại khu vực cửa khẩu phía Bắc, sau đó tập kết tại địa chỉ nêu trên để bán cho các "mối buôn" tại Hà Nội và các tỉnh kiếm lời.
Trước đó, cũng từng có tình trạng "treo đầu dê, bán thịt chó" khi người tiêu dùng mua phải bánh đã thay đổi nhãn mác, bánh nhái thương hiệu nổi tiếng nhưng hương vị hoàn toàn khác. Nhiều vị khách cho hay, thay vì qua kênh trung gian gom bánh Trung thu trên mạng, họ tự đặt bánh tại cơ sở chính để tránh hàng giả, hàng nhái.
"Sau Rằm, một số thương hiệu sẽ mở lại kênh bán hàng online, chuyển tận nơi cho khách vì không còn quá tải đơn hàng như chính vụ. Thậm chí, có thương hiệu làm bánh quanh năm để lựa chọn", chị Thanh Hằng, trú tại Vũ Trọng Phụng chia sẻ.
Bị bạn gái chia tay vì tặng bánh trung thu 'rởm' Biết mẹ bạn gái thích ăn bánh trung thu hoa quả, Tiểu Lưu đặt mua trên mạng nhưng bị trả lại vì là đồ rởm. "Chỉ vì một hộp bánh trung thu mà chúng ta rời xa nhau. Thật bất ngờ và đau lòng quá mà", Tiểu Lưu, một chàng trai 23 tuổi ở Thâm Quyến viết trên trang cá nhân. Hai ngày...