Cước phí vận tải biển tăng mạnh
Cước phí vận tải hàng hóa trên biển đang tăng vọt sau khi các vụ tấn công trên Biển Đỏ khiến nhiều hãng vận tải biển phải điều chỉnh tuyến đường hoạt động hoặc tạm dừng kế hoạch nối lại hoạt động vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch dẫn đến Kênh đào Suez.
Tàu container của hãng Maersk di chuyển gần đảo Sir Abu Nuair hướng tới Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Ảnh: AFP/TTXVN
Kênh đào Suez của Ai Cập nối Biển Đỏ với Biển Địa Trung Hải là tuyến đường nhanh nhất để vận chuyển nhiên liệu, thực phẩm và hàng tiêu dùng từ châu Á và Trung Đông đến châu Âu. Các công ty vận tải biển đều sử dụng tuyến đường này để vận chuyển tới 1/3 hàng hóa container toàn cầu, bao gồm đồ chơi, giày thể thao, đồ nội thất và thực phẩm đông lạnh.
Các cuộc tấn công liên tiếp của lực lượng Houthi (Yemen) nhằm vào các tàu hàng di chuyển trên Biển Đỏ từ tháng 11 đến nay đã trì hoãn việc giao hàng của nhiều công ty.
Theo Freightos, một nền tảng đặt chỗ và thanh toán vận tải quốc tế, giá cước từ châu Á đến Bắc Âu đã tăng hơn gấp đôi lên trên 4.000 USD cho mỗi container 40 foot trong tuần này, với giá từ châu Á đến Địa Trung Hải tăng lên 5.175 USD.
Tính đến 3/1, hàng trăm tàu container và các tàu khác đã được chuyển hướng chạy vòng qua Mũi Hảo vọng phía Nam châu Phi để tránh rủi ro bị tấn công, theo đó thời gian di chuyển tăng thêm từ 7 đến 20 ngày.
Video đang HOT
Theo các giám đốc điều hành logistics, cước phí giao ngay đã cao gấp khoảng đôi so với giá cước cho hàng hóa di chuyển trên thị trường hợp đồng.
Giá cước đến các cảng Bắc Mỹ ít bị ảnh hưởng hơn cũng đang tăng cao.
Khoảng 30% hàng hóa đến bờ Đông của Mỹ đi qua Kênh đào Suez. Các giám đốc điều hành logistics dự kiến một số hàng nhập khẩu đó sẽ được chuyển hướng đến Bờ Tây Mỹ – tuyến đường đi thẳng qua Thái Bình Dương từ Trung Quốc và các nhà xuất khẩu châu Á khác.
Cước phí cho các chuyến hàng từ châu Á đến Bờ Đông Bắc Mỹ tăng 55% lên 3.900 USD/container 40 foot. Cước đến Bờ Tây tăng 63% lên hơn 2.700 USD căn cứ vào xu hướng định tuyến lại tuyến đường vận chuyển hàng hóa liên quan đến Biển Đỏ.
Mặc dù cước phí vận tải đường biển đã tăng vọt, song vẫn thấp hơn nhiều so với mức cao kỷ lục do đại dịch COVID-19 năm 2021, lần lượt ở mức 14.000 USD cho mỗi container 40 foot từ châu Á đến Bắc Âu và Địa Trung Hải và 22.000 USD từ châu Á đến Bờ Đông Bắc Mỹ.
Cùng ngày, Cơ quan hàng hải của Liên hợp quốc cho biết 18 công ty vận tải biển đang điều chỉnh các tuyến đường vận hành tránh Biển Đỏ.
Người đứng đầu Tổ chức Hàng hải quốc tế Arsenio Dominguez cho biết các công ty vận tải biển đã quyết định chuyển hướng tàu vòng qua Nam Phi để tránh các cuộc tấn công. Theo đó, thời gian di chuyển của các chuyến tàu sẽ dài thêm ít nhất 10 ngày, ảnh hưởng đến thương mại và tăng cước phi.
Trong bối cảnh đó, Mỹ và nhiều nước tham gia liên minh an ninh trên Biển Đỏ do nước này dẫn đầu ngày 3/1 đưa ra tuyên bố chung hối thúc lưc lượng Houthi chấm dứt các cuộc tấn công nhằm vào tàu hàng đi qua vùng biển này, đồng thời cảnh báo hậu quả nếu lực lượng này tiếp tục có những hành động gây bất ổn.
Tuyên bố chung yêu cầu Houthi phóng thích tàu và thuyền viên bị bắt giữ trái pháp luật và chấm dứt ngay lập tức các vụ tấn công đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu.
Hãng Maersk tiếp tục duy trì hoạt động vận tải qua kênh đào Suez và Biển Đỏ
Ngày 1/1, hãng vận tải biển Maersk của Đan Mạch thông báo vẫn có kế hoạch duy trì hành trình của hơn 30 tàu chở container của hãng này qua Kênh đào Suez của Ai Cập và Biển Đỏ trong thời gian tới bất chấp xảy ra loạt vụ tấn công nhằm vào các tàu của hãng này tại các khu vực trên hồi cuối tuần qua.
Tàu chở hàng hóa của hãng vận tải Maersk. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Maersk cho biết sẽ vẫn tạm dừng hành trình của một số tàu qua Biển Đỏ trong bối cảnh vẫn còn nguy cơ lực lượng Houthi tại Yemen thực hiện các vụ tấn công nhằm vào tàu thuyền qua khu vực này và hãng sẽ công bố lịch trình di chuyển của từng tàu trong thời gian tới.
So với lịch trình được công bố hồi tuần trước, Maersk hiện tạm dừng kế hoạch di chuyển qua Biển Đỏ đối với 17 tàu. Maersk đã từng khẳng định an toàn của tàu thuyền và thành viên thủy thủ đoàn là ưu tiên hàng đầu của hãng.
Tuyên bố này đưa ra chỉ 2 ngày sau khi Maersk đình chỉ việc di chuyển của tất cả tàu của hãng qua Biển Đỏ trong vòng 48 giờ. Trước đó, ngày 30/12, tàu chở container của Maersk Hangzhou treo cờ Singapore đã bị lực lượng Houthi tại Yemen tấn công liên tiếp hai lần chỉ trong 24 giờ. Trong lần đầu tiên, 2 tàu khu trục của Mỹ là USS Gravely và USS Laboon đã đánh chặn 2 tên lửa đạn đạo chống hạm phóng đi từ vùng lãnh thổ do lực lượng Houthi kiểm soát tại Yemen sau khi tiếp nhận yêu cầu trợ giúp của tàu Maersk Hangzhou. Trong vụ thứ hai, các máy bay trực thăng của Hải quân Mỹ đã đánh chìm 3 trong số 4 tàu nhỏ của lực lượng Houthi sau khi nhóm này tiếp tục tìm cách tấn công tàu trên.
Kể từ khi lực lượng Houthi tại Yemen tuyên bố thực hiện các vụ tấn công nhằm vào các tàu liên quan đến Israel để ủng hộ người Palestine ở Dải Gaza, nhiều hãng vận tải lớn, bao gồm Maersk và Hapag-Lloyd, đã tạm dừng di chuyển các tàu của mình qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez của Ai Cập hồi tháng 12/2023, và thay đổi lộ trình di chuyển theo tuyến đường dài hơn qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi. Tuy nhiên, ngày 24/12 vừa qua, Maersk thông báo chuẩn bị nối lại lộ trình qua Biển Đỏ sau khi Mỹ phối hợp với các đồng minh lập ra liên minh gồm trên 20 nước để bảo vệ các tàu thuyền đi qua tuyến đường biển này.
Trong khi đó, hãng vận tải Hapag-Lloyd đã quyết định tiếp tục chuyển hướng tàu thuyển của hãng khỏi tuyến đường qua Kênh đào Suez và Biển Đỏ vì lý do an ninh, đồng thời cho biết sẽ đưa ra thông báo mới vào ngày 2/1.
Theo tính toán, việc thay đổi lộ trình vòng qua khu vực phía Nam của châu Phi sẽ khiến các hãng vận tải tốn thêm 1 triệu USD tiền nhiên liệu cho mỗi chuyến tàu vận tải khứ hồi giữa Bắc Âu và châu Á.
Một hãng tàu container tái đình chỉ hoạt động lưu thông qua Biển Đỏ Hãng vận tải hàng hải Maersk của Đan Mạch ngày 31/12 thông báo tất cả tàu vận chuyển của hãng tạm dừng đi qua Biển Đỏ trong vòng 48 tiếng. Quyết định được đưa ra sau khi các tàu của hãng bị tấn công trên tuyến hàng hải này. Tàu container của Tập đoàn vận tải biển Maersk. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Qua...