Cuộc khủng hoảng di cư không hồi kết ở Đức
Một kế hoạch mới nhằm hạn chế làn sóng người xin tị nạn cho thấy Thủ tướng Đức và các đồng minh của ông đang lo lắng đến mức nào.
Thủ tuonwgs Olaf Scholz đứng trước áp lực giải quyết cuộc khủng hoảng di cư đang ngày càng căng thẳng ở Đức. Ảnh: Bloomberg
Chỉ còn chưa đầy hai năm nữa là hết nhiệm kỳ đầu tiên và chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đang phải vật lộn để đối phó với lượng đơn xin tị nạn tăng hơn 70% kể từ đầu năm, vị thủ tướng nổi tiếng hoà nhã của Đức đã phải dùng đến biện pháp cường điệu.
“Tôi không muốn dùng những từ ngữ to tát, nhưng tôi nghĩ đây là một thời điểm lịch sử, ông Scholz mệt mỏi nói với các phóng viên hôm 7/11 sau khi thảo luận về một cuộc cải tổ các quy tắc tị nạn với các nhà lãnh đạo bang.
Lời ông Scholz có thể được chứng minh là đúng, vì rất có thể lịch sử sẽ đánh dấu sự thất bại của chính phủ do ông lãnh đạo trong việc đạt được những cải cách quan trọng về vấn đề nhập cư.
Ông Scholz đang tìm cách giảm số lượng người xin tị nạn đến Đức trong nhiều tháng, một nỗ lực mà nhiều người Đức cho là ngày càng cấp bách trong bối cảnh bùng phát các vụ việc chống Do Thái gần đây, mà các chính trị gia bảo thủ đổ lỗi cho người di cư. Sự gia tăng tội ác căm thù người Do Thái khiến liên minh của Thủ tướng Scholz lo lắng.
Năm nay, Đức dự kiến sẽ tiếp nhận nhiều người xin tị nạn nhất kể từ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 do cuộc nội chiến ở Syria gây ra. Với hơn ba triệu người tị nạn, bao gồm cả người Ukraine, đang sống ở đất nước này – nhiều nhất kể từ sau làn sóng người Đức từ Đông Âu chạy sang Tây Đức sau Thế chiến thứ hai – ông Scholz phải đối mặt với áp lực to lớn từ các bang và thành phố đang đối mặt với những gánh nặng thực tế.
Tuy nhiên, thỏa thuận mới nhất – được ký kết trong tuần này giữa ông Scholz và các nhà lãnh đạo của 16 bang – cho thấy thủ tướng và các đồng minh của ông chỉ “so bó đũa chọn cột cờ”.
Video đang HOT
Gói cải cách mới nhất bao gồm một danh sách các biện pháp mang tính “thẩm mỹ”, chẳng hạn như kế hoạch cấp phúc lợi cho người tị nạn bằng thẻ ghi nợ thay vì tiền mặt, đồng thời khiến những người mới đến phải chờ lâu hơn để nhận được phúc lợi của Đức. Sáng kiến “mới” cũng chứa đựng những hứa hẹn quen thuộc nhằm đẩy nhanh quá trình đánh giá và trục xuất người tị nạn, đồng thời tăng cường kiểm soát biên giới và theo đuổi các cuộc đàm phán với các nước ở châu Phi và các nơi khác để ngăn chặn dòng người xin tị nạn.
Mặc dù các bang đã đạt được điều họ thực sự mong muốn – nhiều tiền hơn từ chính phủ liên bang để chi trả cho việc tiếp nhận người tị nạn – nhưng mục tiêu giảm số lượng người tị nạn vẫn khó đạt được hơn bao giờ hết.
Đó là bởi vì mặc dù áp lực tài chính ngày càng tăng và sự phản đối kịch liệt của công chúng Đức đối với dòng người đổ tới, vẫn có sự khác biệt cơ bản giữa những gì liên minh cánh tả của Scholz sẵn sàng làm và những gì cuộc khủng hoảng đòi hỏi. Những đề xuất cấp tiến hơn, chẳng hạn như thiết lập hạn ngạch tị nạn hàng năm hoặc chuyển việc xử lý và đánh giá người tị nạn sang các nước ngoài EU, thường bị bác bỏ do lo ngại về mặt pháp lý, rơi vào tình trạng quan liêu, hoặc cả hai.
Người dân kéo vali đến Văn phòng Đăng ký Trung tâm dành cho Người tị nạn ở Berlin, Đức. Ảnh: Getty Images
Hôm 7/11, Thủ tướng Scholz tuyên bố rằng “sự đoàn kết” của châu Âu trong việc chia sẻ gánh nặng tiếp nhận người tị nạn là giải pháp khả thi duy nhất cho vấn đề này. Đó là điệp khúc được người tiền nhiệm Angela Merkel thốt lên lần đầu tiên cách đây gần một thập kỷ. Nhưng có vẻ ít quốc gia ở châu Âu quan tâm nhiều đến điều này.
Theo tờ Politico, kết quả là Đức và EU bị cuốn vào một “vũ điệu” vụng về, trong đó Berlin tỏ vẻ đưa ra những yêu cầu cứng rắn với các đối tác châu Âu và Brussels tỏ vẻ lắng nghe.
Phần mới nhất của “vũ điệu” này liên quan đến cái gọi là Hiệp ước mới về Di cư và Tị nạn, đã được thảo luận từ năm 2020. Theo kế hoạch dài 1.000 trang đã được các nước EU phê duyệt vào tháng 10 nhưng vẫn cần phải thông qua tại một Nghị viện châu Âu còn nhiều hoài nghi.
Bất chấp những tranh cãi xung quanh kế hoạch của EU, vẫn chưa chắc chắn rằng nó sẽ tạo ra nhiều khác biệt trong việc hạn chế di cư. Để thành công, EU sẽ phải thuyết phục các quốc gia nơi người di cư đang chạy trốn tiếp nhận họ trở lại nếu không được cấp quy chế tị nạn; họ cũng sẽ phải cắt giảm các thỏa thuận với các quốc gia ở phía bắc châu Phi để ngăn cản những người xin tị nạn tìm cách vượt Địa Trung Hải, một chiến lược mà nhiều người cho là không phù hợp.
Người di cư từ châu Phi vẫn liều lĩnh vượt biển để tìm đường vào châu Âu. Ảnh: BBC
Mặc dù Đức có vẻ sẽ là nước hưởng lợi chính từ thỏa thuận của EU, nhưng cách tiếp cận của nước này đối với các cuộc đàm phán phản ánh sự dè dặt sâu sắc của chính phủ về việc có đường lối cứng rắn hơn đối với vấn đề tị nạn. Quả thật, Berlin vẫn miễn cưỡng chấp nhận các điều khoản khắc nghiệt hơn, chẳng hạn như những điều khoản cho phép giam giữ những người xin tị nạn ở biên giới bên ngoài EU cho đến khi trường hợp của họ được giải quyết.
Nhưng giờ đây, nước Đức bắt đầu cảm thấy gánh nặng của làn sóng người tị nạn mới nhất. Làn sóng này gần đây đã đẩy nhiều khu vực và thành phố của Đức đến bờ vực khó khăn. Các quan chức địa phương phàn nàn rằng họ không có nhà ở cũng như nhân sự để xử lý hơn 250.000 người xin tị nạn đã đến nước này trong năm nay.
Công chúng Đức cũng ngày càng bất an. Theo một cuộc thăm dò gần đây, hơn 70% dân số bày tỏ sự thất vọng trước cách xử lý vấn đề di cư của chính phủ. Điều này đã giúp thúc đẩy mức ủng hộ kỷ lục dành cho đảng cực hữu Sự thay thế cho nước Đức (AfD).
Không thể theo đuổi hành động quyết liệt, lựa chọn duy nhất còn lại của ông Scholz là cố gắng giữ vững ổn định. Tháng trước, ông nói với tạp chí Der Spiegel rằng đã đến lúc bắt đầu trục xuất những người bị từ chối tị nạn “trên quy mô lớn”. Tuy nhiên, đối với những người quen với những rào cản pháp lý và thực tế khi làm như vậy, đó chỉ là một lời cam kết trống rỗng.
Khoảng 300.000 người bị từ chối đơn xin tị nạn vẫn ở lại Đức. Những thách thức mà Đức phải đối mặt trong việc trục xuất người tị nạn đã được thể hiện đầy đủ vào tuần trước, khi ông Scholz tới Nigeria trong một nỗ lực viển vông nhằm thuyết phục các nhà lãnh đạo nước này nhận lại 14.000 đồng bào của họ.
Điều gì ngăn cản việc trục xuất? Họ thiếu hộ chiếu. Nhiều người di cư Nigeria đã vứt bỏ giấy tờ của họ vì biết rằng làm như vậy sẽ làm phức tạp thêm việc trục xuất.
Tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Bola Tinubu, Thủ tướng Scholz nói rằng mặc dù ông tin rằng di cư là vấn đề trọng tâm của tất cả các quốc gia, nhưng “rõ ràng tầm quan trọng của vấn đề này ở một số quốc gia lớn hơn ở những quốc gia khác”.
Mỹ thừa nhận khả năng viện trợ cho Ukraine giảm dần theo từng tuần
Khả năng của Nhà Trắng trong việc cung cấp cho Ukraine "mọi thứ nước này cần" đang bị thu hẹp mỗi tuần nếu Quốc hội Mỹ không thông qua gói viện trợ lớn mới cho Ukraine.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng thông tấn Ukrinform (Ukraine) ngày 14/11 dẫn lời ông Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại cuộc họp giao ban ở Washington: "Điều đó đã ảnh hưởng đến khả năng của chúng tôi trong việc cung cấp cho Ukraine mọi thứ mà họ cần, và tác động này sẽ chỉ tăng lên theo thời gian".
Ông Sullivan cho rằng Quốc hội Mỹ nên thông qua càng sớm càng tốt đề nghị của Tổng thống Biden, trong đó bao gồm viện trợ cho Ukraine và Israel, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Mỹ.
Ông Sullivan nhắc lại rằng Nhà Trắng đã gửi yêu cầu phân bổ kinh phí cho Israel, Ukraine, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như củng cố an ninh biên giới. Ông nói: "Chúng tôi đã trình bày chi tiết chính xác những gì chúng tôi cần, bao gồm cả Ukraine, và chúng tôi vẫn cần điều đó, và chúng tôi cần sớm nhất có thể".
Ông Sullivan thông báo Chính phủ Mỹ đang tích cực làm việc với cả Hạ viện và Thượng viện, cả đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân chủ, để đảm bảo số phiếu bầu cho nguồn tài trợ đó.
Ông Sullivan cũng cảnh báo Quốc hội Mỹ không nên để tình trạng chính phủ đóng cửa đe dọa nước này tương tự như trường hợp sau ngày 17/10, rằng diễn biến như vậy có thể là một "đòn tàn khốc", đặc biệt là đối với quân đội Mỹ, lực lượng bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của nước này.
Ngoài ra, theo ông Sullivan, việc đóng cửa chính phủ có thể sẽ gửi tín hiệu tới cộng đồng quốc tế rằng "Mỹ không thể đoàn kết trên cơ sở lưỡng đảng". Điều này đặc biệt quan trọng vào thời điểm thế giới đang trải qua nhiều biến động, bao gồm cả cuộc xung đột ở Ukraine và cuộc chiến giữa Israel - Hamas.
Hiện Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách thuyết phục Quốc hội Mỹ ủng hộ viện trợ cho cả Ukraine và Israel, đồng thời phê duyệt gói tài trợ mới trị giá 106 tỷ USD, trong đó bao gồm hơn 61 tỷ USD cho Ukraine.
Nhưng ông Mike Johnson, Chủ tịch mới của Hạ viện Mỹ, khẳng định rằng các gói viện trợ cho Ukraine và Israel sẽ được Quốc hội xem xét riêng, trong khi gói viện trợ của Ukraine sẽ được xem xét cùng với các khoản phân bổ cho an ninh biên giới với Mexico.
NATO thừa nhận Ukraine tấn công chậm, Đức sẵn sàng đối thoại với Nga Phó Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mircea Geoana thừa nhận cuộc tấn công của Ukraine diễn ra chậm hơn dự kiến. "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng lãnh đạo quân sự và chính trị của Ukraine. Tôi hiểu rằng mọi thứ không diễn ra nhanh chóng và thành công như mong đợi, nhưng...