Nhà Trắng khẳng định Trung Quốc không cấp vũ khí cho Nga chống Ukraine
Nhà Trắng tin rằng Trung Quốc chưa cung cấp khí tài quân sự để hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan trả lời tại cuộc họp báo ngày 13/11. Ảnh: Getty Images
Đó là tuyên bố ngày 13/11 của Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan trước các phóng viên có mặt tại Nhà Trắng.
Ông Sullivan đã được đề nghị cập nhật về vấn đề này trước cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15/11.
Tổng thống Biden sẽ đón tiếp ông Tập Cận Bình cùng với các nhà lãnh đạo nước ngoài khác tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại thành phố San Francisco.
Washington đã nhiều lần cảnh báo Bắc Kinh không cung cấp vũ khí cho Moskva. Về phần mình, Trung Quốc khẳng định nước này không có ý định can dự vào cuộc xung đột Nga – Ukraine, thay vào đó đề xuất một kế hoạch hòa bình cho hai bên liên quan.
Video đang HOT
Quan điểm của Trung Quốc về cuộc khủng hoảng Ukraine là khác biệt với Mỹ.
Phía Bắc Kinh cho rằng sự mở rộng phạm vi của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời tố cáo phương Tây sử dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương như công cụ gây áp lực địa chính trị. Cùng lúc đó, các quan chức Trung Quốc cho rằng Washington đang mắc kẹt trong “tâm lý Chiến tranh Lạnh”.
Trong khi đó, Điện Kremlin coi cuộc xung đột ở Ukraine là một phần của cuộc chiến ủy nhiệm của phương Tây chống Nga.
Mỹ cố sửa vết nứt lớn trong hệ thống toàn cầu
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố, Mỹ đề nghị tuân thủ Hiệp ước New START cho đến năm 2026 nếu Nga cũng làm như vậy.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan
Trong bài phát biểu trước nhóm vận động Hiệp hội kiểm soát vũ khí, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố, Mỹ đề nghị tuân thủ Hiệp ước New START cho đến năm 2026 nếu Nga cũng làm như vậy.
Theo ông Sullivan, Washington sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Moscow, bao gồm cả việc thay thế hiệp ước New START bằng một hiệp ước mới.
Theo lời ông Sullivan, Mỹ đang cố gắng sửa chữa "những vết nứt lớn trong hệ thống toàn cầu được thiết kế để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân đã tồn tại hàng thập kỷ".
Washington sẵn sàng đối thoại kiểm soát vũ khí với Nga và Trung Quốc mà không cần điều kiện. Tuy nhiên, ông Sullivan cũng cẩn trọng nhắc nhở rằng, dù không cần điều kiện nhưng các quốc gia hạt nhân sẽ vẫn cần phải chịu trách nhiệm giải trình về việc tuân thủ các hiệp ước về hạt nhân và vũ khí hạt nhân.
"Không có điều kiện tiên quyết không có nghĩa là không có trách nhiệm giải trình, các cường quốc hạt nhân sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm. Đối với hành vi liều lĩnh, chúng tôi vẫn sẽ buộc các đối thủ và đối thủ cạnh tranh của mình phải chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các thỏa thuận hạt nhân" - ông Sullivan nhấn mạnh.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel trước đó cho biết chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tin rằng Moscow vẫn tôn trọng các giới hạn đối với vũ khí chiến lược được đặt ra trong hiệp ước với Washington.
Cả Nga và Trung Quốc hiện đều không có động thái thảo luận với phía Mỹ về vấn đề này.
Ngày 21/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow tạm ngừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) nhưng không rút khỏi hiệp ước này.
Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng trước khi quay lại cuộc thảo luận về việc gia hạn New START, phía Nga muốn hiểu hiệp ước sẽ tính đến cách thức không chỉ kho vũ khí của Mỹ trên đất Mỹ mà còn được tính cả kho dự trữ của Mỹ đặt tại các cường quốc hạt nhân NATO khác, cụ thể là Vương quốc Anh và Pháp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật đình chỉ sự tham gia của Nga vào New START vào ngày 1 tháng 3.
Trong tuần này, Mỹ cũng thực hiện ngừng cung cấp dữ liệu về vũ khí hạt nhân cho Nga theo các điều khoản của hiệp ước New START.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết họ cũng sẽ ngừng cung cấp cho Nga thông tin từ xa - dữ liệu được thu thập từ xa về đường bay của tên lửa - về các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Mỹ.
Được ký vào năm 2010 và sẽ hết hạn vào năm 2026, hiệp ước New START giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà các nước có thể triển khai.
Theo các điều khoản, Moscow và Washington có thể triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược và giới hạn 700 tên lửa mà máy bay ném bom trên đất liền và trên tàu ngầm được dùng để mang chúng.
Mỹ tìm cách giảm rủi ro trong quan hệ với Trung Quốc Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đang có cùng lập trường với nhà lãnh đạo EU Ursula von der Leyen trong nỗ lực sắp xếp chặt chẽ hơn cách tiếp cận đối với Bắc Kinh. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: EPA Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin Cố vấn an ninh...