Cuộc gọi mỗi đêm ở tâm dịch của vợ chồng bác sĩ và con
Chọn chỗ ngồi có sóng wifi mạnh nhất, bác sĩ Tĩnh bấm gọi cho vợ là bác sĩ đang ở viện Sản Nhi Quảng Ninh và con gái 4 tuổi ở nhà với bà.
Bác sĩ Lê Thanh Tĩnh, 31 tuổi, và vợ, bác sĩ Đỗ Thị Bích Phượng, 32 tuổi, là nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch tại Quảng Ninh. Anh Tĩnh làm nhiệm vụ kiểm soát nhiễm khuẩn ở Bệnh viện dã chiến số 2, còn chị Phượng điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh. Cả hai đã cùng nhau đi chống dịch trong suốt một năm dài vừa qua.
Đêm 4/2, nhận được cuộc gọi của chồng, chị Phượng liền chạy đi tìm nơi yên tĩnh để nghe. Đây là khoảng thời gian hiếm hoi trong ngày hai vợ chồng không phải đeo khẩu trang hay mặc đồ bảo hộ.
“Chưa bao giờ tôi trông chờ cuộc gọi của anh nhiều như thời gian này”, chị nói. Đến khi con gái nghe máy, anh và chị không biết nói gì ngoài lời hứa “ở nhà ngoan, bố mẹ sẽ sớm về”.
Sáng 28/1, Quảng Ninh và Hải Dương phát hiện hai ca Covid-19 mới trong cộng đồng. Trưa cùng ngày, số ca tăng lên đến 82, hình thành hai ổ dịch lớn. Chị Phượng khi đó đang nghỉ ngơi tại nhà thì nhận được tin triệu tập gấp từ bệnh viện. Chồng chị cũng hủy lịch làm việc tại Sở, cấp tốc trở về bệnh viện họp khẩn.
Tối đến, gia đình 3 người tranh thủ gọi điện gặp nhau. Đây là khoảng thời gian ít ỏi hai vợ chồng bác sĩ không đeo khẩu trang hay mặc đồ bảo hộ, để hỏi thăm con gái ở nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Có mặt tại bệnh viện, bác sĩ Phượng đến khu chống dịch nhận lệnh còn bác sĩ Tĩnh đang tham gia cuộc họp với ban lãnh đạo. Cuộc họp kéo dài suốt hai tiếng đồng hồ để phân chia công việc và nhân lực. Bác sĩ Phượng tiếp tục điều trị bệnh nhân Covid-19 tại viện còn bác sĩ Tĩnh lên đường đến Bệnh viện dã chiến số 2, cách trung tâm 20 km đi đường. Đồng hồ lúc đó chỉ 2h, ngày 29/1. Tất cả sẵn sàng bắt tay vào nhiệm vụ mới.
Video đang HOT
Nắm được công việc, bác sĩ Tĩnh cấp tốc trở về nhà, tạm biệt con gái rồi lấy máy tính và vài bộ quần áo để lên đường đi chống dịch. Ngồi trên xe, anh và mọi người không ngừng tranh luận về tính chất đợt dịch mới. Ai cũng nói cuộc chiến này khốc liệt hơn do virus đã biến chủng.
Nỗi lo trong anh lớn dần lên khi nhận ra hôm nay đã là 17 tháp Chạp âm lịch, cô con gái nhỏ vẫn ngóng chờ để cùng bố mẹ về quê ăn Tết. Đến khi dừng chân trước cửa Bệnh viện dã chiến số 2, anh trấn tĩnh và tự xốc lại tinh thần cho bản thân. Anh kể, lúc đó nghĩ: “Tại thời điểm khó khăn như vậy, chúng tôi nên ở nơi mà bệnh nhân cần”.
Cùng lúc đó, bác sĩ Phượng và nhân viên xét nghiệm bắt tay ngay vào sàng lọc 50 mẫu bệnh phẩm xuyên đêm. Việc phân loại nhằm xác định ca nhiễm và tìm ra mối liên quan giữa các ca nghi nhiễm. Trong căn phòng đâu đâu cũng là mẫu thử, đôi mắt của cán bộ y tế phải căng ra còn đôi tay thoăn thoắt sắp xếp, ghi chép, dán thông tin bệnh phẩm… “Cuộc truy tìm các F trở nên khẩn trương và tốc chiến hơn bất cứ lúc nào”, chị Phượng nhớ lại.
Hiện, Bệnh viện Sản nhi chỉ còn điều trị cho một bệnh nhân Covid-19 và hơn 30 ca F1. Tự so sánh, chị Phượng nói đợt dịch này như cơn bão lớn, ập đến với số lượng F1 truy vết không xuể, phải mặc bảo hộ cả ngày. Ngoài ra, Quảng Ninh liền kề ổ dịch Hải Dương với gần 300 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Hàng ngày chị giao ban lúc 8 giờ sáng rồi đi buồng, kiểm tra xem bệnh nhân có diễn biến gì mới để cập nhật bệnh án. Không nằm trong tâm dịch như Đông Triều, Vân Đồn nhưng nếu có ca cứu hộ, mọi người đều chuyển về viện Sản Nhi buộc bác sĩ luôn trong tình huống sẵn sàng nhiệm vụ.
Thỉnh thoảng, chị gọi cho chồng để trao đổi công việc, tìm hiểu tình hình ở viện dã chiến. Còn anh luôn dặn vợ kiểm soát nhiễm khuẩn, giữ gìn, tránh lây nhiễm chéo khi điều trị bệnh nhân.
Bệnh viện dã chiến số hai đang tiếp nhận bệnh nhân dương tính đến điều trị. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bệnh viện dã chiến số 2 bắt đầu nhận bệnh nhân Covid-19 từ ngày 2/2, đến nay 242 bệnh nhân, trong đó 22 bệnh nhân dương tính, 218 F1, 4 F2. Các bệnh nhân F1 đã được xét nghiệm lần một âm tính, đang chờ kết quả lần hai.
Trước đó, nhân viên y tế có mặt để kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo khử khuẩn an toàn để điều trị cho bệnh nhân. Đặc biệt, đợt dịch mới với virus biến chủng, lây lan nhanh nên quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn càng chặt chẽ. Mọi người được tư vấn quy trình để hướng dẫn cho bệnh nhân, nhân viên y tế, thực hiện nghiêm vệ sinh tay, đeo khẩu trang, mặc trang phục đúng, tháo phòng hộ chuẩn để không lây nhiễm chéo.
“Công việc lặp đi lặp lại nhưng quan trọng. Khử khuẩn thường xuyên, đúng quy trình là cách duy nhất đảm bảo virus không bám trên bề mặt, lây lan khắp nơi”, anh nói.
Guồng công việc lớn, nhiều khi quá tải. Nhiều nhân viên y tế phải ăn tối lúc 1h sáng. Ngoài điều trị, cách ly ca nghi ngờ, các bác sĩ cũng điều trị cho bệnh nhân từ tâm dịch chuyển lên. Tất cả động viên “không được gục”, phải vượt qua đại dịch.
Xác định năm nay không có Tết, điều anh mong muốn nhất khi trở về là được ôm lấy con gái, kể cho con nghe về những ngày chống dịch. Còn chị Phượng ước về nhà đưa con đi chơi công viên mặt trời và chụp một tấm ảnh ba thành viên. “Giữa đại dịch, hạnh phúc chỉ đơn giản là được về nhà thôi”, chị Phượng trải lòng.
“Cả gia đình bảo nhau tết nay sẽ về quê nhưng nào ngờ dịch bùng lên khiến mọi kế hoạch thay đổi. Ông bà tuy thương nhưng vẫn buồn bởi tết chẳng thiếu gì ngoài các con”, anh Tĩnh tiếp lời.
Ngoài anh Tĩnh, chị Phượng, bệnh viện còn có nhiều y bác sĩ gác lại việc riêng tư để đi chống dịch. Có người vợ vừa sinh, có người nhiều năm chưa được về nhà ngày Tết.
Khánh Hòa: Thêm bệnh viện đa khoa đi vào hoạt động tại Nha Trang
Sáng 7.1, Tập đoàn Y khoa Sài Gòn đã đưa vào hoạt động Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nha Trang tại lô số 10 đường 19/5, KĐT Vĩnh Điềm Trung, TP.Nha Trang.
Đại biểu cắt băng khánh thành khai trương Bệnh viện - ẢNH: NGỌC PHÚC
Đây là bệnh viện thứ 13 của tập đoàn (5 bệnh viện đa khoa và 8 bệnh viện mắt).
Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Nha Trang được xây dựng trên tổng diện tích gần 10.000 m2, với vốn đầu tư hơn 200 tỉ đồng, quy mô 50 giường bệnh (giai đoạn 1) và 250 giường bệnh (giai đoạn 2), đáp ứng nhu cầu khám và điều trị với đầy đủ các chuyên khoa lớn như cấp cứu, nội, ngoại, sản, nhi...
Cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, bệnh viện đã đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, phục vụ công tác khám chữa bệnh như hệ thống máy chụp cắt lớp CT-Scanner, hệ thống máy X-quang cao tần, dàn máy siêu âm màu 4D GE, máy nội soi cao cấp, hệ thống phòng mổ áp lực dương theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống sưởi hồi sức trẻ sơ sinh, khu vực nội trú... đảm bảo các tiêu chí về hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thời gian, chính xác và thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, bệnh viện còn quy tụ đội ngũ bác sĩ, dược sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với nghề.
Thông qua các chương trình hợp tác trong nước và quốc tế, các bác sĩ, điều dưỡng, y tá tại bệnh viện cũng liên tục được cập nhật kiến thức y tế mới nhất, bám sát với sự phát triển của y học thế giới.
Nhân dịp khai trương, bệnh viện dành tặng khách hàng nhiều phiếu khám, tư vấn sức khỏe miễn phí và hỗ trợ 10% các chi phí điều trị.
Bộ trưởng Y tế: 'Bức tranh COVID-19 chưa có gì sáng sủa, vẫn nặng nề' "Chặng đường trước mắt hết sức cam go với mục tiêu là bảo vệ nhân dân đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 an lành". Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói tại Hội nghị y tế toàn quốc, sáng 6/1. Tham dự hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đại các Bộ, ban, ngành trung ương. Bức...