Cuộc gặp riêng của Tổng thống Ba Lan và ông Trump tại New York
Tại cuộc gặp riêng ở toà tháp Trump Tower (New York, Mỹ) tối 17/4, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine, tình hình Trung Đông và những nỗ lực của Ba Lan trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng của các thành viên NATO.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (trái) được Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đón tiếp khi tới Nhà Trắng năm 2018. Ảnh: Trang web chính thức của Tổng thống Ba Lan
Kênh Yahoo News dẫn nguồn tin từ các hãng tin phương Tây cho biết cựu Tổng thống Trump ca ngợi nhà lãnh đạo Ba Lan và khẳng định hai người là bạn bè. “Chúng tôi đã có 4 năm tuyệt vời. Chúng tôi luôn ủng hộ Ba Lan”, ông Trump nói.
Về phần mình, Tổng thống Duda chia sẻ: “Đó là một cuộc gặp gỡ hữu nghị với một bầu không khí dễ chịu”.
Tổng thống Duda là nhà lãnh đạo nước ngoài mới đây nhất gặp ông Trump sau khi ông Trump giành đủ phiếu đại biểu để thành ứng viên đề cử đảng Cộng hoà.
Video đang HOT
Trước chiến thắng bất ngờ của ông Trump vào năm 2016, các đồng minh của Mỹ trên khắp thế giới buộc phải nỗ lực xây dựng mối quan hệ với một vị tổng thống thường xuyên chỉ trích các hiệp ước và liên minh lâu đời. Việc sắp xếp các cuộc gặp với ông Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2024 cho thấy họ không muốn bị tụt lại phía sau một lần nữa. Ngay cả khi đang phải đối mặt với 4 cáo trạng hình sự, ông Trump vẫn được nhiều nhà quan sát dự báo sẽ có một cuộc tái đấu cực kì sít sao với Tổng thống Joe Biden vào tháng 11.
Chuyến thăm của Tổng thống Duda diễn ra một tuần sau khi ông Trump gặp Ngoại trưởng Anh David Cameron tại dinh thự của ông ở Florida. Vào tháng 3, ông Trump cũng tiếp đón Thủ tướng Hungary Viktor Orban, một nhà lãnh đạo duy trì mối quan hệ thân thiết nhất với Nga trong số các nước thuộc Liên minh châu Âu. Trước đó vào tháng 2, ông Trump gặp Tổng thống Argentina Javier Milei.
Mặc dù một số người ở Ba Lan lo ngại chuyến thăm của Tổng thống Duda có thể làm tổn hại mối quan hệ của đất nước này với chính quyền Tổng thống Biden, nhưng Thượng nghị sĩ Chris Murphy – một đồng minh của tổng thống đảng Dân chủ đồng thời là người có tiếng nói lớn trong đảng về vấn đề đối ngoại – cho biết những cuộc gặp như vậy là điều dễ hiểu.
“Nếu tôi là một nhà lãnh đạo nước ngoài và từng gặp gỡ các ứng cử viên được đề cử hoặc sắp được đề cử, có lẽ tôi cũng sẽ làm điều đó”, nghị sĩ Murphy nói.
Ông Murphy chỉ ra rằng ông Barack Obama từng thực hiện một chuyến công du quốc tế kéo dài và gặp gỡ các nhà lãnh đạo nước ngoài khi ông lần đầu tiên tranh cử vào Nhà Trắng.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Biden đều tỏ ra thận trọng trong phát ngôn về các cuộc gặp của các nhà lãnh đạo nước ngoài với ông Trump. Theo một người giấu tên, các quan chức chính sách và an ninh Mỹ biết rõ kế hoạch di chuyển của các nhà lãnh đạo, quan chức nước ngoài đến thăm Mỹ, nhưng nhìn chung họ không bình luận về việc những quan chức đó đi đâu hoặc gặp ai.
Tổng thống Ba Lan dự đoán thời điểm Nga có thể tấn công NATO
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda dự đoán Nga có thể sớm sở hữu tiềm lực quân sự lớn đến mức có thể tấn công các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào khoảng thời gian 2026-2027.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNBC của Mỹ, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã trích dẫn báo cáo của các chuyên gia Đức, trong đó dự đoán Nga có thể sớm sở hữu tiềm lực quân sự lớn đến mức có thể tấn công các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào khoảng thời gian 2026-2027.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Ảnh: AP
Theo Tổng thống Duda, các quốc gia thành viên NATO cần phải tăng ngưỡng chi tiêu quốc phòng bắt buộc từ 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên mức 3%. Nhà lãnh đạo Ba Lan kêu gọi Mỹ tiếp tục viện trợ cho Ukraine, cảnh báo "nếu không ngăn chặn được Nga bằng mọi giá, khi đó, tiền của Mỹ sẽ là không đủ", đồng thời lập luận rằng "mỗi USD quyên góp để viện trợ cho Ukraine, mỗi chiếc xe Bradley, mỗi thứ vũ khí, mỗi thùng đạn được chuyển giao cho Ukraine đều sẽ ngăn cản chiến thắng của Nga".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba bày tỏ bị sốc vì Mỹ vẫn chưa phê duyệt gói viện trợ thời chiến mới, giữa lúc Kiev phải vật lộn với tình trạng thiếu nguồn cung cấp cho chiến trường 2 năm sau cuộc xung đột với Moskva.
Gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD đã bị trì hoãn tại Hạ viện Mỹ suốt nhiều tháng qua, khi các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa khẳng định các nguồn tài trợ mới cần phải liên quan đến những hành động chống nhập cư bất hợp pháp.
Ngoại trưởng Ukraine chia sẻ: "Điều thực sự quan trọng và điều khiến chúng tôi bị sốc là quyết định này vẫn chưa được thông qua".
Theo ông, cho tới nay, các cuộc thảo luận có liên quan đến "vấn đề lợi ích sống còn, lợi ích chiến lược của Mỹ ở châu Âu" vẫn đang tiếp diễn.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Kuleba được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Zelensky bày tỏ trong cuộc gặp với Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham rằng quyết định nhanh chóng của Quốc hội nước này là "cực kỳ quan trọng". Quân đội Ukraine liên tục báo cáo về tình trạng thiếu đạn dược do sự chậm trễ, trong khi quân đội Nga đang tiến dọc theo các khu vực tiền tuyến.
Nhiều nước sơ tán công dân khỏi Israel Ngày 9/10, Hungary thông báo đã tổ chức 2 chuyến bay sơ tán 215 công dân từ Israel và tất cả những người này đã hạ cánh an toàn tại Budapest. Hành khách theo dõi các chuyến bay bị hủy do xung đột Hamas-Israel trên bảng điện tử tại sân bay Ben Gurion ở Tel Aviv, Israel ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Chia sẻ...