Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và “chim cánh cụt” Hoa Xuân Tứ

Theo dõi VGT trên

Hoa Xuân Tứ là một cậu bé sinh ra tại xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, lúc lên 6 t.uổi đến xem người lớn kéo che làm mật mía, nghịch đút cây mía vào chẳng may bị cái che nghiến đứt cả hai cánh tay lên tới tận bả vai.

Được các bác sỹ tỉnh nhà cứu sống, từ đó Hoa Xuân Tứ tự mình tập viết bằng chân, tập viết bằng bả vai kẹp bút vào chiếc cằm để học đến lớp 10…

Nghị lực của một cậu bé nghèo nơi thôn dã đó đã được nhà văn SơnTùng viết thành bài báo năm 1966, đăng trên Báo Thiếu niên T.iền phong. Theo lời ông Chu Mạnh, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ An, khi đọc bài báo này, Bác Hồ rất xúc động liền gọi điện thoại cho ông Chu Mạnh đề nghị đặc cách để Hoa Xuân Tứ được dự Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua toàn quốc năm 1966.

Ra Hà Nội, Hoa Xuân Tứ cùng với Mẹ Suốt được chụp ảnh với Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Nhưng thật lạ, do hoàn cảnh xa ngái, lại bươn bả kiếm sống nên chưa một lần Hoa Xuân Tứ được gặp lại nhà văn Sơn Tùng, cũng chưa một lần được đọc bài báo viết về mình như thế nào!

Bây giờ cậu bé Hoa Xuân Tứ ấy đã là một lão nông 62 t.uổi, da săn chắc, khỏe mạnh, dẫu khuôn mặt hằn lên nhiều vết nhăn ghi dấu ấn của một cuộc đời vượt khó, cực nhọc. Một buổi trưa tháng Tám mùa thu Hà Nội, vợ chồng Hoa Xuân Tứ đột ngột đến khu tập thể Văn Chương, Hà Nội thăm nhà văn Sơn Tùng.

Cuộc hội ngộ sau 46 năm giữa một nhà văn thương binh nặng với một nhân vật đi vào thơ nhạc diễn ra muộn mằn như là bi kịch của hai số phận, bởi giờ đây nhà văn của “Búp Sen xanh” phải nằm nói chuyện lưa thưa do mảnh đạn trong đầu gây nên căn bệnh xuất huyết não. “Chào bác ạ. Cháu là Hoa Xuân Tứ đây…”, nghe thế, nhà văn SơnTùng chỉ nói được mấy từ “Xuân Tứ à?”, rồi ông lặng im, lặng im rất lâu, trên khoé mắt bỗng ươn ướt đôi giọt nước mắt lăn nhè nhẹ, có lẽ trong ông trí nhớ đang phục hồi và ký ức trong trẻo của những năm sáu mươi đang ào ạt ùa về… Hôm đó, có ai đó nhắc lời bài hát “Hoa Xuân Tứ, người bạn hiền ta yêu biết mấy. Cụt cả hai tay nhưng anh vẫn say sưa hàng ngày. Như con chim không cánh đã gắng biết bay. Hoa Xuân Tứ còn đây đẹp muôn cánh tay thần kỳ…” và thấy vợ chồng Hoa Xuân Tứ cũng lặng im, bà vợ Hoa Xuân Tứ, một dân công hoả tuyến Khu 4 ngày nào bị mất sức cứ ngồi xoa tay cho nhà văn, đôi mắt cũng đượm buồn như chồng mình về cuộc gặp hy hữu có một không hai này…

Ngày xưa khi nhà văn Sơn Tùng đến, hai chú cháu còn nói chuyện để bài báo được hình thành. Nay, sau 46 năm chỉ có một người hỏi và nói chuyện được là Hoa Xuân Tứ, còn nhà văn thì chỉ phát âm được hai ba tiếng. Nhưng đó là cuộc hội ngộ không cô đơn. Bởi lúc nào quanh nhà văn Sơn Tùng cũng có người thân và không bao giờ thưa vắng tình bằng hữu, bè bạn…

Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và chim cánh cụt Hoa Xuân Tứ - Hình 1

Vợ chồng Hoa Xuân Tứ thăm và trò chuyện với nhà văn Sơn Tùng về bài báo in năm 1966.

Anh Bùi Sơn Định, con trai nhà văn Sơn Tùng là người hỏi chuyện Hoa Xuân Tứ nhiều nhất. Anh thú nhận là từng đọc sách bố mình viết về Hoa Xuân Tứ, từng hát bài về Hoa Xuân Tứ thuở học trò, nhưng đây là lần đầu tiên anh được gặp Hoa Xuân Tứ bằng xương bằng thịt ngoài đời. Ông Tứ kể rằng, nhà ông có 6 anh em, ông là thứ 4. Sau khi dự Đại hội Anh hùng chiến sỹ thi đua năm 1966, thương cậu bé xứ Nghệ cụt tay, Bác Hồ đã chỉ thị Giáo sư Tôn Thất Tùng làm cho Hoa Xuân Tứ một đôi tay giả để có thể tự ăn và đi học.

Giáo sư Tùng gọi Tứ đến đích thân đo đạc rồi làm đôi tay giả bằng da nối vào hai bả vai, néo vào sau lưng Tứ. Giáo sư buộc vào tay phải giả da ấy một cái thìa để mỗi lần ăn cơm, Tứ có thể tự xúc mà ăn. Hoa Xuân Tứ được đưa về Bắc Ninh để ăn học đến hết lớp 4. Lúc đầu cậu tập viết bằng chân, nhưng xấu hổ cứ mỗi lần viết lại đặt chân lên bàn thì… vô lễ, mất lịch sự nên cậu lại tập viết bằng bả vai. Cậu dùng cằm kẹp chặt chiếc bút vào bả vai, mỗi lần viết thì di động cả đầu và vai theo ngòi bút ấy. Tất nhiên, lúc đầu thì viết chậm lắm, nhưng càng ngày càng quen dần nên viết nhanh hơn…

Cứ thế, cứ thế, những hàng chữ nghiêng nghiêng, thẳng tắp đã đưa cậu Tứ học lên đến lớp 4. Rồi một ngày cậu nhớ nhà quá xin cô giáo Tuyết chủ nhiệm lớp cho về Nghệ An, nơi có bố mẹ chờ, gia đình nghèo rớt mồng tơi và tiếng che rền rã suốt mùa kéo mật dọc triền đê làng cậu. Vậy là Hoa Xuân Tứ trở về quê tự nguyện sống cuộc đời lam lũ, vậy mà anh cũng học hết lớp 10 cũ. “Tui viết mỗi ngày mỗi nhanh, sau cũng đi thi đại học đàng hoàng, nhưng bị trượt…”.

Tôi không dám hỏi lý do, nhưng không còn đôi tay mà dám cá cuộc đời vào trang sách giống như người chèo thuyền bằng vai vượt đại dương thì kể cũng hiếm người như Tứ! Hoa Xuân Tứ không biết mình đã nổi tiếng qua bài báo của nhà văn Sơn Tùng, cuốn sách của Quang Huy và bài hát của một nhạc sỹ, mà cứ lặng lẽ kiếm sống ở quê nhà. Ông làm bảo vệ ruộng đồng, đưa văn thư cho xã, cày ruộng, gặt lúa, trồng mía, chăn bò, chăn trâu… nghĩa là đủ cả công việc của một nông dân thuần tuý.

Video đang HOT

Thậm chí, có ngày ông còn được người ta thuê lặn trên sông mò hàng hoá bị chìm đò. Đận đó, hồi chiến tranh chống Mỹ, mấy bè gỗ lim của nhóm thợ bị trôi mất trên sông Lam, có người mách ông bơi lội giỏi liền đến cậy nhờ. Ông ra giá “nếu tìm được thì phải trả công một nửa…”. Người ta đồng ý miệng. Ông lặn xuống lòng sông sâu chừng 4, 5 mét nước. Sông Lam còn có tên là sông Cả, lòng rộng và bao dung như lòng mẹ hôm đó đã nâng cánh cho ông, biến “ chim cánh cụt” là Hoa Xuân Tứ thành con rái cá… Lặn xuống, ngoi lên 16 lần, đang nản thì lần lặn thứ 17, thần nước thương ông đã giúp ông tìm được mấy khối gỗ quý đó. Ông không “thanh lý hợp đồng” như đã hẹn, chỉ xin một phiến gỗ đẹp vác về nhà, sau đóng thành 6 cánh cửa nhà mình.

Cũng năm học lớp 10 năm 1970 ấy, Hoa Xuân Tứ lấy vợ qua người bà con giới thiệu. Vợ anh là chị Lê Thị Sự, một cô gái dân công hoả tuyến huyện Nghi Lộc, Nghệ An: “Tui có anh trai đi bộ đội, 12 năm bặt tin tức, bố mẹ sợ mất nòi giống nên bắt tôi lấy vợ sớm…”, Hoa Xuân Tứ tâm sự. Trời đã không thương số phận anh, vì anh chị sinh được 5 người con thì có một người con gái bị tật nguyền, ngoài 30 t.uổi vẫn ở cùng bố mẹ.

Bốn người con của anh chị đã yên bề gia thất nhưng chẳng ai khá giả. Duy người con gái thứ 3 “họa vô đơn chí” chung cảnh tật nguyền, do năm lên 4 t.uổi, tai bay vạ gió, một viên đá do lũ trẻ cùng lứa ném nhau trúng vào chỗ hiểm trên đầu, khiến người con gái này trở nên tàn phế. Năm nay đã 30 t.uổi mà cô không biết khóc cười, người nhỏ thó như bé lên 10, chân tay dài ngoẵng khẳng khiu, luôn nằm một chỗ co quắp như người bị nhiễm chất độc da cam.

Thật may là từ mấy năm nay, nhờ có quỹ của Nhà nước và xã nhà nên ông Tứ được trợ cấp một tháng 180.000đ, con gái tật nguyền được 360.000đ. Trong căn nhà nhỏ ở xã Hưng Nhân do ông bà tự chắt bóp mà làm nên, đêm đêm cả nhà vẫn quần tụ xem chương trình truyền hình từ chiếc tivi màu, tài sản lớn nhất do người con gái làm công nhân tại TP Hồ Chí Minh gửi về tặng…

Bữa đó, bà Phan Hồng Mai phu nhân của nhà văn Sơn Tùng đã làm cơm để mời vợ chồng Hoa Xuân Tứ từ Nghệ An ra. Bữa cơm được dọn ra trên nền nhà như xưa nay vợ chồng nhà văn mời cơm nhiều văn nhân mặc khách. Chúng tôi cùng anh Bùi Sơn Định xới cơm, gắp thức ăn mời Hoa Xuân Tứ. Ông không đặt bát cơm dưới nền nhà như chúng tôi mà để trên chiếc ghế cao chừng 40cm, ông ngồi xổm, sao cho miệng mình gần bát cơm nhất.

Hoa Xuân Tứ dùng miệng so đôi đũa cho bằng nhau, kẹp đôi đũa bằng bả vai với cằm mình rồi và cơm vào miệng… Chao ôi, nhìn ông ăn uống như thế khổ sở quá! Vậy mà hơn 50 năm qua, ông đã ăn uống như vậy, đã sống, làm việc cực khổ mà vẫn vui sống, vẫn nheo cười, không một câu phàn nàn hay than thân trách phận. Dường như ông và vợ đang cố vui để giúp các nhà báo chúng tôi ăn một bữa cơm đạm bạc sao cho ngon miệng…

Cuộc gặp gỡ giữa nhà văn Sơn Tùng và chim cánh cụt Hoa Xuân Tứ - Hình 2

Ông Hoa Xuân Tứ viết thư cho nhà văn Sơn Tùng.

Theo đề nghị của Hoa Xuân Tứ được viết một bức thư ngắn gửi lại cho nhà văn Sơn Tùng để làm kỷ niệm, anh Bùi Sơn Định đưa ông Tứ vào chiếc bàn mà bao nhiêu năm nay nhà văn Sơn Tùng đã ngồi viết nên những tác phẩm nổi tiếng. Mấy nhà báo chúng tôi tò mò đứng xung quanh xem Hoa Xuân Tứ thao tác bản thảo. Ông rụt rè ngồi vào bàn viết, dùng răng và môi “đặt” xếp giấy trắng ngay ngắn trước mặt, rồi cặp chặt chiếc bút bi vào giữa bả vai và cằm mình nhọc nhằn di chuyển ngòi bút trên mặt giấy. Người ông lúc ấy như đung đưa theo từng con chữ, cả vai và đầu di chuyển chầm chậm, cứ viết xong một dòng ông lại dùng miệng dịch chuyển tờ giấy cho đúng tầm chiếc bút…

Và kia, sau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, từng dòng chữ hiện ra thẳng hàng như người bình thường viết bằng tay thuận vậy. Ông ký tên giữa tiếng trầm trồ của chúng tôi. Bất giác tôi bỗng nghĩ, trên chiếc bàn kê bên cửa sổ phòng văn của nhà văn Sơn Tùng, có lẽ mới có hai người thương tật đã viết ở đây. Ngày xưa, sau trận bị đạn M79 của Mỹ b.ắn găm vào đầu, vào người ngày 15/4/1971 ở chiến trường Tây Nam Bộ, nhà văn SơnTùng với hạng thương binh cao nhất đã cột chiếc bút vào giữa 2 ngón trỏ và ngón cái để viết vì 3 ngón tay còn lại bị quắp lại không thể cử động được. Vậy mà trong suốt gần 40 năm trên chiếc bàn viết đặt trong căn hộ chật chội không có công trình phụ, người Anh hùng Lao động, nhà văn Sơn Tùng đã viết nên 18 tác phẩm văn học, trong đó có 13 tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ, các nhà cách mạng t.iền bối của Đảng, với những tác phẩm nổi tiếng như “Búp Sen xanh”, “Bông Sen vàng”, “Hoa Râm bụt”, “Con người và con đường”, “Trái tim quả đất”, “Lõm”, “Sáng ánh tâm đăng”… Và nay, trong buổi sáng sớm mùa thu này, đến lượt người tàn tật Hoa Xuân Tứ có cơ duyên được ngồi bên chiếc bàn viết đầy ánh sáng nhân văn kia để nhọc nhằn viết những dòng thư gửi nhà văn không thể trò chuyện được.

Anh Bùi Sơn Định nói với Hoa Xuân Tứ: “Ba tôi có kể, ngày bị thương nặng được chuyển từ miền Nam ra, khi đến binh trạm thành Vinh năm 1972, ba tôi chợt nhớ tới Hoa Xuân Tứ mà mình đã viết. Lúc ấy, ba tôi thầm nghĩ, phải học tập nghị lực của anh Tứ để phấn đấu vượt qua cơn hiểm nghèo…”. Nghe thế, Hoa Xuân Tứ chỉ nheo mắt cười, ý chừng không dám nhận thiện ý ấy…

Theo lời ông Hoa Xuân Tứ, ước muốn ra thăm nhà văn Sơn Tùng đã có từ lâu, nhưng thật may mắn lần này được nhà báo Tuyết Lan cùng Ban Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tài trợ đưa tận ra Hà Nội. Phút chia tay thật cảm động! Khi về đến quê nhà, ông Hoa Xuân Tứ đã cẩn thận gọi điện đến chúng tôi thông báo đã về đến nhà an lành. Hoa Xuân Tứ không quên gọi điện cho bà Phan Hồng Mai cảm ơn về sự đón tiếp và những món quà của gia đình nhà văn Sơn Tùng, của các nhà báo, người thân đến thăm nhà văn bất ngờ gặp ông ở đấy đã tặng tận tay.

Ông dè dặt nói với bà Phan Hồng Mai qua điện thoại: “Cô ạ, số t.iền mà gia đình cô cho, cùng mọi người ở đấy, cả Báo Pháp luật nữa, tính ra được hơn 11 triệu đồng. Cả một năm nhà cháu cũng chưa bao giờ làm được nhiều như thế… Cô cho cháu gửi lời cảm ơn tới mọi người mà cháu chưa kịp biết tên…”.

Theo Dantri

“Báu vật sống” về Sử thi Mơ Nông giữa đại ngàn Tây Nguyên

Báu vật sống" ấy là nghệ nhân Điểu K'lung (71 t.uổi), người đồng bào dân tộc Mơ Nông ở tại buôn Tul A, xã Ea Wer, Buôn Đôn, Đắk Lắk. Người được cho là ghi nhớ nhiều Sử thi Mơ Nông nhất tại Tây Nguyên với gần 200 Ot Ndrong khác nhau.

Theo một số tài liệu, người ta đã ghi âm được từ nghệ nhân Điểu K'lung trên 50 Sử thi Mơ nông. Tiêu biểu một số Sử thi như: Tiăng đi lấy sừng trâu Thần cưa răng kon Rung Thuốc cá ở hồ bầu trời mặt trăng Bắt con lương ở suối Dak Huch Tiăng bán tượng gỗ Đ.ánh cá hồ lau lách Bán chiêng Yau cho Bon Tiăng Tiăng lấy ché con mèo Diăng Nghe t.ự t.ử... Trung bình mỗi Sử thi ghi âm từ 7 đến 10 băng, mỗi Sử thi dịch ra song ngữ Mơ Nông - Việt từ 700 -1.000 trang.

Báu vật sống về Sử thi Mơ Nông giữa đại ngàn Tây Nguyên - Hình 1

Nghệ nhân Điểu K'lung được xem là "báu vật sống" về Sử thi Mơ nông hiếm hoi còn lại tại Tây Nguyên.

Tuy nhiên, theo ông Trương Bi - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Đắk Lắk - người có nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm Sử thi, trên thực tế nghệ nhân Điểu K'lung hát kể được gần 200 Sử thi Mơ Nông. "Nghệ nhân Điểu K'lung là người nhớ Sử thi Mơ Nông giỏi nhất tại Tây Nguyên với gần 200 Sử thi. Là "báu vật sống" về Sử thi Mơ nông hiếm hoi còn lại tại Tây Nguyên. Ngoài ra, anh em ruột của nghệ nhân Điểu K'lung như nghệ nhân Điểu K'lứt, nghệ nhân Điểu Kâu cũng hát kể Sử thi giỏi nhưng chỉ khoảng vài chục Sử thi. Có thể nói, Sử thi của người Mơ Nông tồn tại ở dòng họ của nghệ nhân Điểu K'lung. Vì đây là dòng họ thuộc nhiều Sử thi Mơ Nông nhất tại Tây Nguyên", ông Trương Bi nhận định.

Nghệ nhân Điểu K'lung tâm sự, năm 7 - 8 t.uổi khi đang còn ngồi trên lưng trâu ông đã bắt đầu học kể Sử thi. Khi đó ông đã hát kể được khoảng 20 đến 30 Sử thi. "Buổi tối bên bếp lửa bập bùng ở ngôi nhà dài, sáng mai ra trên lưng trâu là thuộc được một Sử thi. Sử thi dài nhất tôi hát kể dài khoảng 7 ngày, 7 đêm. Ngắn cũng 2 ngày, 2 đêm", nghệ nhân Điểu K'lung thổ lộ. Theo như lời nghệ nhân Điểu K'lung kể thì những gì có trên mặt đất khi con người sinh ra đều có trong sử thi Mơ Nông: đất, nước, con người, vạn vật, muôn loài. Trong đó có nhiều Sử thi Mơ Nông nhắc đến lòng yêu nước, mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc Mơ Nông với người Việt cũng như các dân tộc khác.

Đến bây giờ, nghệ nhân Điểu K'lung cho biết, để chống sót, sau một ngày lao động trên rẫy, tối đến về nhà ông lại cầm bút chép Sử thi ra giấy. "Bao năm nay tôi vẫn làm vậy. T.uổi tôi đã già, nếu không ôn luyện như vậy sẽ quên. Nhiều chỗ sót, tôi lại đem sách ra xem lại là nhớ ngay một mạch", nghệ nhân Điểu K'lung tâm sự.

Nghệ nhân Điểu K'lung được Viện Khoa học xã hội Việt Nam tặng một Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Khoa học xã hội, một Bằng khen về thành tích sưu tầm, hát và truyền dạy Sử thi. Được BCH Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong danh hiệu Nghệ nhân dân gian và tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian, tháng 9/2003.

Báu vật sống về Sử thi Mơ Nông giữa đại ngàn Tây Nguyên - Hình 2

Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Khoa học xã hội của Viện Khoa học xã hội Việt Nam tặng Nghệ nhân Điểu K'lung.

Chia tay chúng tôi, nghệ nhân Điểu K'lung cho biết bao năm nay ông luôn đau đáu là làm thế nào để truyền dạy niềm đam mê truyền thống văn hóa dân tộc lại cho lớp trẻ. Bởi ông mới truyền dạy Sử thi Mơ Nông cho 5 cháu nhỏ ở huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông và 2 cháu nhỏ ở xã Ea Wer, huyên Buôn Đôn, Đắk Lắk biết kể Sử thi Mơ Nông bằng tiếng mẹ đẻ.

Chông chênh phận đời

Người hàng xóm thông báo có khách lạ đến hỏi thăm, nghệ nhân Điểu K'lung khi đó đang thăm chơi trong một ngôi nhà dài ở trong buôn tất tả bước xuống chiếc cầu thang bằng gỗ, nở nụ cười híp mắt vẫy chào khách từ xa. Dáng người ông gầy gò, màu da đen sạm, mái tóc đen xoăn điểm bạc, đôi mắt hằn sâu vết chân chim.

Nghệ nhân Điểu K'lung là con út trong một gia đình có 4 anh em ruột tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông (tên gọi hành chính hiện nay) nổi tiếng khắp Tây Nguyên vì tài năng hát kể Sử thi "siêu đẳng". Mấy anh em nhà ông đều là nghệ nhân trong lĩnh vực hát kể Sử thi như nghệ nhân Điểu K'lứt (SN 1930), nghệ nhân Điểu Kâu (SN 1935).

Báu vật sống về Sử thi Mơ Nông giữa đại ngàn Tây Nguyên - Hình 3

Nghệ nhân Điểu K'lung (71 t.uổi, ở buôn Tul A, xã Ea Wer, Buôn Đôn, Đắk Lắk) bên bộ Sử thi Mơ Nông.

Ít ai biết rằng, người nghệ nhân già năm nay bước sang t.uổi 71 ấy cuộc đời cũng khá chông chênh. Đời ông có đến 2 người vợ. Trong căn nhà xập xệ, nơi tiếp chuyện là chiếc chiếu cói đơn sơ giữa nền nhà bạc màu đất sét, nghệ nhân Điểu K'lung kể, năm 1971, ông lập gia đình. Tưởng hạnh phúc sẽ theo ông đi hết cuộc đời nhưng hai tâm hồn ấy hòa điệu được 15 năm thì chia đôi lối ngả.

"Sau khi lập gia đình tôi có một thời gian sống tại TP. Buôn Mê Thuột. Từ sau giải phóng, vì cuộc sống khó khăn, gia đình tôi chuyển xuống xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn làm nương, làm rẫy vì nơi đây là quê vợ của tôi. Chỉ vì chê tôi nghèo mà bà ấy bỏ tôi...", nghệ nhân Điểu K'lung tâm sự.

Theo phong tục khi đó, nghệ nhân Điểu K'lung cho biết, lẽ ra ông có thể phạt nặng bà vợ người M'nông gốc Lào này nhưng khi đó quá thương các con nên ông tặc lưỡi không phạt, dứt áo ra đi để lại số tài sản bao năm tích cóp cho các con. Ở cái t.uổi 45 bị bỏ vợ ngang giữa chừng, nghệ nhân Điểu K'lung cho biết khi đó ông buồn lắm, bao đêm trằn trọc không ngủ vì nguyên nhân vợ bỏ quá... lãng xẹt.

Tưởng rằng, tinh thần sẽ sụp đổ, nhưng khát khao hạnh phúc đã thôi thúc ông tìm bến đỗ hạnh phúc mới. Thật bất ngờ, không lâu sau khi "ngửi hoa tìm mật", nghệ nhân Điểu K'lung đã sánh duyên cùng một người phụ nữ Ê-đê xinh đẹp ngay chính trong buôn Tul A, kém ông đến 27 mùa rẫy. "Bà ấy thích mình, mà mình cũng thích nên thành vợ, thành chồng", nghệ nhân Điểu K'lung cười.

Đến bây giờ, dù có hạnh phúc bên gia đình mới nhưng nghệ nhân Điểu K'lung cho biết, thỉnh thoảng ông vẫn sang thăm bà vợ người M'nông gốc Lào khi xưa. "Bây giờ bà ấy vẫn khỏe. Trong buôn hễ ai gãy tay, gãy chân bà ấy vẫn thường xuyên giúp họ. Sang chơi tôi vẫn chuyện trò bình thường. Từ ngày chia tay, bà ấy ở vậy cho đến bây giờ", nghệ nhân Điểu K'lung tâm tình.

Không chỉ duyên phận chông chênh, năm nay nghệ nhân Điểu K'lung đã bước sang mùa rẫy thứ 71 nhưng cuộc sống gia đình vẫn khốn khó. Nơi ông tá túc cùng người vợ kế và 2 đứa con nhỏ là căn nhà gỗ xập xệ, đồ đạc trong nhà ít có gì đáng giá. Vì cuộc sống khó khăn, nghệ nhân Điểu K'lung cho biết, ông ít có điều kiện về thăm quê hương. Lần về thăm quê gần đây nhất của ông đến nay cũng đã vài năm. Khi trò chuyện với chúng tôi nét mặt ông không giấu được tâm trạng nhớ quê da diết.

Đang lúc trò chuyện khoảng giữa trưa, nghệ nhân Điểu K'lung tâm sự: "Bây giờ chú đến, tôi tiếp chuyện nhưng một lúc nữa chú đi, tôi lại vác cuốc lên rẫy để phát vạt cỏ cho cây bắp, cây sắn chóng lớn, làm cho đến tối thì về, dù trời mưa hay nắng. Cũng nhờ khoảng 3 sào rẫy ấy tôi mới nuôi được các con tôi khôn lớn".

Sử thi (Ot Ndrong) trước đây thường được gọi là Trường ca, Anh hùng ca. Một thể loại tự sự dân gian truyền miệng, cho tới nay vẫn được lưu giữ trong trí nhớ của người dân. L. Sabatier thường được nhắc đến với việc lần đầu tiên ông sưu tầm và công bố Khan Đăm Xăn (1927) và sau đó dịch sang tiếng Pháp. Tiếp sau Khan Đăm Xăn, năm 1955, Antomarchi đã công bố Khan Đăm Di. Đối với người Mơ Nông, trước kia, người ta hát kể Ot Ndrong trong các dịp lễ hội, lúc nông nhàn, tiếp đãi khách quý, trong các buổi tối.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Lật xe khách trên đèo ở Đắk Nông, hàng chục người bị thương
21:16:22 01/07/2024
Sập hầm ở Bắc Kạn, 1 người mất tích
13:16:21 01/07/2024
Xuống hang sâu bơm nước bị ngạt khí độc, 2 người t.ử v.ong
20:37:50 01/07/2024
Truy tìm kẻ chiếm đoạt t.iền ủng hộ hai cha con bán rau bị tai nạn
10:06:25 02/07/2024
Thăm hỏi các nạn nhân vụ xe khách lao xuống vực ven Quốc lộ 28
13:00:14 02/07/2024
Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đã giải cứu được một nạn nhân
11:27:12 01/07/2024
Đơn vị thi công lên tiếng vụ 2 anh em ruột đuối nước t.ử v.ong tại công trường
11:23:38 01/07/2024
Công an Hà Nội: Có doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng 'bình ổn'
20:56:48 30/06/2024

Tin đang nóng

Diễn viên Thanh Trúc đã sinh con gái đầu lòng
11:37:16 02/07/2024
Mỹ nam ghét Lưu Diệc Phi ra mặt
11:20:59 02/07/2024
Sự hết thời của một sao hạng A: Phim không bán được vé nào, bị tẩy chay vì thái độ xấc xược
12:37:33 02/07/2024
Chồng mất nhưng đêm nào cũng có người đàn ông lạ mò lên giường, tôi run cầm cập cho đến khi thấy gương mặt của người đàn ông này
10:45:24 02/07/2024
Nghệ sĩ Tô Kim Hồng t.uổi 74: Từng bán phở mưu sinh, ẩn dật khi chồng mất
14:12:49 02/07/2024
Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu
10:56:46 02/07/2024
Phản ứng gây chú ý của Mỹ nhân Việt bị hỏi câu "khó đỡ" sau khi dự đám cưới Midu
11:33:20 02/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim tập 50: An Nhiên làm hại Kitty sau khi phát hiện sự thật cuối cùng về Nghĩa
10:36:56 02/07/2024

Tin mới nhất

Xoá tư cách Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân liên quan đến vụ cháy chung cư mini

12:58:16 02/07/2024
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh (44 t.uổi, chủ chung cư mini nơi xảy ra vụ cháy) về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đưa t.hi t.hể nạn nhân cuối cùng ra ngoài

12:56:02 02/07/2024
Nạn nhân được xác định là anh M.V.T (trú tại xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn). Do toàn bộ khu vực sự cố bị che lấp bởi các tảng đá lớn, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã quyết định tiếp cận nạn nhân từ phía trên cửa hang.

Phú Thọ: Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Đà tại xã Dân Quyền

12:52:37 02/07/2024
Công trình dự kiến khởi công từ đầu tháng 7/2024, yêu cầu xử lý khẩn cấp, có khối lượng thi công lớn, thời gian thi công ngắn (hoàn thành xong trước ngày 30/10).

Điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cửa hàng đồng giá ở Bình Dương

12:46:36 02/07/2024
Trước đó, vào lúc 18 giờ 32 phút ngày 1/7, Công an tỉnh Bình Dương nhận tin báo xảy ra cháy tại hộ kinh doanh cửa hàng đồng giá, địa chỉ số 164/10A, đường Lê Hồng Phong, khu phố Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An.

Quảng Ninh cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi

12:43:33 02/07/2024
Đối với việc thực hiện hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi bị thiệt hại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo cần xác định đầy đủ chính xác về đối tượng, mức hỗ trợ, khối lượng theo đúng quy định của pháp luật.

Đình chỉ hoạt động giáo dục của Trường Quốc tế Mỹ

12:40:31 02/07/2024
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, ngày 28/6 Sở đã có Quyết định số 2042/QĐ-SGDĐT về đình chỉ hoạt động giáo dục của trường, thời hạn đình chỉ là 12 tháng kể từ ngày 1/7/2024.

Trẻ dưới 13 t.uổi có được làm thêm vào dịp hè?

09:36:04 02/07/2024
Dịp hè này, tôi dự định cho con trai 12 t.uổi làm thêm ở quán cà phê để cháu biết giá trị của sức lao động. Việc này có được hay không? , Nguyễn Hoàng Anh (TPHCM).

Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước từ hôm nay, 1-7

21:49:03 01/07/2024
Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận căn cước như giấy bị cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa...

Loạt chính sách có hiệu lực từ tháng 7/2024 tác động trực tiếp tới người đi xe máy

21:23:50 01/07/2024
Người đi xe máy có thể không cần mang theo giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe dạng bản giấy mà chỉ cần xuất trình tại ứng dụng VNeID từ ngày 1/7.

Bình Định: Khống chế đám cháy lớn tại công ty sản xuất sản phẩm gỗ

12:58:59 01/07/2024
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã khống chế đám cháy lớn tại xưởng sản xuất sản phẩm gỗ ở phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Xe máy đ.âm cọc tiêu, 1 người t.ử v.ong tại chỗ

11:20:28 01/07/2024
Vụ tai nạn xe máy thương tâm vừa xảy ra ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người t.ử v.ong tại chỗ, 1 người bị thương nặng.

Ba người trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát khỏi đám cháy

21:53:45 30/06/2024
Nghe người dân truy hô, 3 người sống tại căn nhà 3 tầng trong hẻm đã nhanh chóng trèo qua sân thượng nhà hàng xóm thoát nạn trước khi lửa và khói bao trùm căn nhà...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi ngày 3/7/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư khó tìm thấy hòa bình

Trắc nghiệm

15:28:04 02/07/2024
Song Ngư sẽ nghĩ ra những cách sáng tạo để hoàn thành tất cả những nhiệm vụ trong khả năng của mình. Tử vi ngày 3/7/2024 của 12 cung hoàng đạo cho thấy

Đối đãi với 2 con rể đều quý như nhau, đến khi chồng mất, một người muốn đẩy tôi đi, một người thì kéo tôi về (P2)

Góc tâm tình

15:26:57 02/07/2024
Tôi chẳng cần người giúp việc, cũng chẳng muốn ở viện dưỡng lão, tôi đề nghị muốn đến ở nhà một trong hai đứa con gái. Nghe tôi nói xong, mặt tất cả mọi người đều biến sắc.

Hot nhất Naver: Kim Soo Hyun lỡ để lộ bằng chứng hẹn hò Kim Ji Won nên xoá vội?

Sao châu á

15:26:33 02/07/2024
Việc những bức ảnh giống nhau xuất hiện trên trang cá nhân của cả 2 làm netizen cho rằng đó là lovestagram của Kim Soo Hyun - Kim Ji Won.

Hoa hậu Mai Phương rời khỏi công ty quản lý?

Sao việt

15:21:58 02/07/2024
Mới đây, trong cộng đồng sắc đẹp Việt lan truyền thông tin Hoa hậu Mai Phương đã đường ai nấy đi với công ty chủ quản - Công ty Sen Vàng.

Rừng Amazon trải qua 6 tháng cháy rừng tồi tệ nhất trong 20 năm

Thế giới

15:18:21 02/07/2024
Người phát ngôn tổ chức môi trường Greenpeace chi nhánh Brazil, chuyên gia Romulo Batista cho rằng biến đổi khí hậu đang làm gia tăng số vụ cháy rừng.

Dù mệnh danh là "Vua đồng cỏ", sư tử hiếm khi ăn thịt khỉ đột châu Phi, vì sao?

Lạ vui

15:06:47 02/07/2024
Con mồi của nhà vua bao gồm linh dương, trâu rừng và thậm chí cả những con voi châu Phi khổng lồ. Tuy nhiên, trong chuỗi thức ăn phức tạp của vùng hoang dã châu Phi, khỉ đột hiếm khi trở thành con mồi của sư tử.

Thúy Ngân trải lòng về vai diễn khóc nhiều nhất trong sự nghiệp

Hậu trường phim

14:58:26 02/07/2024
Khóc liên tục đến mức không còn nước mắt, Thúy Ngân cảm thấy kiệt sức và bất lực trong 7 năm chưa cưới sẽ chia tay

Hùng vĩ thác Xung Khoeng Gia Lai

Du lịch

14:52:53 02/07/2024
Nằm cách thị xã Pleiku 30 km về phía Tây Nam là thác Xung Khoeng hùng tráng, từ xa đã nghe thấy tiếng ầm ì, nước đổ từ trên cao 40m xuống như một dải lụa trắng ngần.

20 năm yêu đương hợp tan của Jennifer Lopez - Ben Affleck: Từ đám cưới bị huỷ vào phút chót tới một người lặng lẽ kéo va li rời đi

Sao âu mỹ

14:51:23 02/07/2024
Đã hai thập kỷ trôi qua kể từ khi Jennifer Lopez và Ben Affleck lần đầu tiên đến với nhau và tạo nên một trong những câu chuyện tình yêu đáng chú ý nhất của Hollywood.

Siêu phẩm ngôn tình được 2 triệu fan hóng chờ: Nam chính chuẩn tổng tài vạn người mê, cứ cất giọng là netizen bấn loạn

Phim châu á

14:46:53 02/07/2024
Mới đây, Mango TV công bố Em đẹp hơn ánh sao đã được 2 triệu khán giả đặt trước, một thành tích đáng nể với nền tảng phim này.