Cuộc đua thứ hai của Tổng thống El Salvador
Quyết định từ chức của Tổng thống El Salvador Nayib Bukele để tranh cử nhiệm kỳ thứ hai không khiến nhiều người ngạc nhiên.
Điều đáng ngạc nhiên hơn là người được ông Bukele tin cậy giao chức tổng thống tạm quyền: bà Claudia Rodríguez de Guevara, kế toán viên và người quản lý tài chính của gia đình Bukele.
Trong khi dư luận Salvador tranh cãi xem bà Claudia có đủ khả năng và kinh nghiệm để giữ trọng trách mới không, nhiều nhà quan sát đang hướng cái nhìn dài hơn và đặt câu hỏi: Liệu ông Bukele có thể thắng cử nhiệm kỳ thứ hai không?
Những bất ổn bủa vây
Như nhiều nước Trung Mỹ láng giềng, El Salvador cấm tổng thống đương nhiệm ra tranh cử nhiệm kỳ kế tiếp để tránh việc quá nhiều quyền lực rơi vào tay một người. Vào năm 2021, Tòa án Tối cao Salvador bất ngờ ra phán quyết rằng chỉ cần tổng thống đương nhiệm từ chức trước 6 tháng bầu cử, người đó có thể được ra tranh cử. Quyết định này ban hành chỉ sáu tháng sau khi hội đồng thẩm phán tối cao mới được bổ nhiệm bởi Quốc hội do đảng Nuevas Ideas của ông Bukele chiếm đa số.
Nhìn từ ngoài vào thì ông Bukele thừa sức thắng cuộc bầu cử tổng thống tổ chức vào tháng 2 năm sau. Theo cuộc điều tra cử tri mới nhất thì có đến 90% người được hỏi cho biết họ sẽ bầu cho ông Bukele. Lý do được đưa ra nhiều nhất là vì chiến dịch chống tội phạm cực kỳ “mạnh tay” của tổng thống. Nhà nghiên cứu chính trị Salvador Risa Grais-Targow viết: “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu như ông Bukele lại thắng cử rồi nhân cơ hội đó tập trung thêm nhiều quyền lực vào phủ tổng thống”.
Ông Bukele và vợ là bà Gabriela liên tục tham gia các hoạt động vận động tranh cử trong những ngày gần đây.
Dưới thời ông Bukele, cảnh sát Salvador đã bắt giam hơn 70.000 người, tức khoảng 2% dân số trưởng thành của nước này. Đại đa số tù nhân chưa được ra tòa hay tuyên án chính thức. Sau khi chính sách bắt “ nóng” tội phạm được thực hiện, tình hình bạo lực tại Salvador đã giảm rõ rệt. Tỷ lệ ngộ sát đã giảm từ 107 vụ/100.000 người (cao nhất Châu Mỹ) vào năm 2015 xuống còn 7,8 vụ/ 100.000 người vào năm 2022.
Đa số người El Salvador cho rằng sự mạnh tay của ông Bukele đã khắc chế được thế giới ngầm. Nhưng theo bà Risa Grais-Targow thì: “Ông Nayib Bukele không thể nhận hết công lao về mình được, vì tỷ lệ ngộ sát đã giảm ngay từ năm cuối nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Salvador Sánchez Cerén… Việc bắt giữ nghìn người một lúc chỉ là hành động “tạo tiếng vang”.
Thế giới ngầm El Salvador bị thống trị bởi hai băng đảng Mara Salvatrucha (tức MS-13) và Barrio 18 khét tiếng. Chúng hoạt động phạm pháp gần như công khai vì ở nhiều cộng đồng nghèo, tội phạm là người nắm quyền chứ không phải quan chức nhà nước. Mỹ từng cáo buộc chính quyền của ông Bukele đã đàm phán ngừng bắn với MS-13 và Barrio 18. Hai bên sẽ ngừng việc đụng độ trực tiếp, và cảnh sát sẽ ngừng truy quét các đối tượng tội phạm nếu các băng đảng tạm ngừng tranh giành địa bàn bằng vũ lực. Mặt khác các ông trùm cũng được khuyến khích “kêu gọi” tay chân cấp thấp đứng ra đầu thú để giảm án tù cho bản thân và thậm chí còn được nhận tiền hỗ trợ sau khi ra tù…
Sau một thời gian tạm thời yên ổn, bạo lực lại một lần nữa bùng phát tại El Salvador vào năm 2022. Để đối phó với làn sóng bạo lực mới, San Salvador đã ra lệnh áp đặt tình trạng khẩn cấp từ tháng 11/2022. Đến thời điểm này lệnh giới nghiêm vẫn chưa kết thúc. Cảnh sát El Salvador đang hàng ngày tổ chức những cuộc bắt giữ, đột kích nhắm vào tội phạm cartel. Tình hình đã có phần yên ắng hơn so với cùng thời điểm này năm ngoái, nhưng chính quyền lại phải đối mặt với tình trạng nhà tù quá tải và đối mặt với khả năng bạo loạn.
Video đang HOT
Nền kinh tế khủng hoảng
Việc bắt giữ quá nhiều người trong độ tuổi lao động cũng đang đặt ra vấn đề cho nền kinh tế El Salvador. Hai mũi nhọn kinh tế của nước này là xuất khẩu lao động và du lịch đang trải qua cơn khủng hoảng thiếu nhân công. Mặt khác lạm phát nhảy vọt càng đặt thêm gánh nặng cho những gia đình đã mất trụ cột lao động chính. Theo Ngân hàng Thế giới và IMF, tăng trưởng GDP của El Salvador năm 2023 tăng nhiều nhất chỉ khoảng 1,5-1,8% trong trường hợp khả quan nhất.
“Mũi dùi” dư luận El Salvador đang hướng vào các “siêu dự án” công đang đình trệ tiến độ nghiêm trọng. Ông Bukele khi mới lên nhận chức đã hứa hẹn hoàn thành một số dự án xây dựng hạ tầng lớn mà ông thừa hưởng từ người kế nhiệm. Gần bốn năm đã trôi qua mà các dự án này vẫn giậm chân tại chỗ.
Tai tiếng nhất là dự án cảng nước sâu La Union. Chính phủ El Salvador đặt hy vọng vào hệ thống cảng, nhà kho và tàu cao tốc tại vịnh Fonseca sẽ cạnh tranh trực tiếp được với kênh đào Panama. Nhưng sau 13 năm ở La Union mới chỉ có một cảng nhỏ với công suất hạn chế và thua lỗ năm này qua năm khác. Mới đây dự án mở rộng khu bốc dỡ hàng hóa tại La Union bị tạm dừng để phục vụ việc điều tra tham nhũng.
Ngành tài chính Salvador cũng đang ở trong trạng thái “ốm yếu”. Dự án Bitcoin-hóa nền tiền tệ quốc gia của Tổng thống Bukele đến nay đã thất bại. Chương trình mang tên Chivo Wallet và bản chất là một hệ thống ví điện tử kết nối với mạng lưới ngân hàng nhằm tiến tới thay thế toàn bộ tiền giấy bằng tiền ảo.
Công ty phần mềm Accruvia tại Mỹ được doanh nghiệp công Athena Bitcoin của El Salvador thuê để xây dựng phần mềm cho Chivo Wallet. Lập trình viên Shaun Overton, giám đốc của Accruvia, là người chịu trách nhiệm cho dự án này. Do tranh chấp không thể hòa giải mà cuối cùng Accruvia đã kiện Athena Bitcoin ra tòa án Mỹ. Theo lời khai của ông Shaun trước tòa thì: “Tuy chúng tôi đã nhiều lần làm rõ rằng phần mềm Chivo Wallet cần ít nhất ba năm để thử nghiệm và hoàn thiện, Athena vẫn một mực đưa phần mềm vào áp dụng diện rộng ngay lập tức… Chivo Wallet liên tục gặp vấn đề trong hoạt động, và tuy chúng tôi luôn tỏ thái độ hợp tác trong việc sửa chữa phần mềm, đối tác lại lấy cớ để từ chối chi trả các khoản theo hợp đồng đã ký”.
Những lỗi phần mềm mà ông Shaun Overton nhắc tới ảnh hưởng tới hàng triệu người dùng Chivo Wallet. Nhiều người El Salvador không thể truy cập được trang đăng ký tài khoản Chivo. Trong khi đó “cư dân mạng” tại các quốc gia khác lại chỉ cần dùng mạng ảo VPN và căn cước công dân Salvador giả là đã có thể đăng ký tài khoản Chivo để lấy 30 USD tiền “mừng” mà San Salvador tặng cho mỗi người dùng ví điện tử mới. Ước tính có đến 10% số tài khoản Chivo là tài khoản giả do người nước ngoài tạo, khiến Chính phủ Salvador thiệt hại hơn 12 triệu USD. Tuy đã nhiều lần tạm ngắt kết nối Chivo Wallet để sửa lỗi nhưng Athena Bitcoin vẫn không thể diệt trừ tận gốc nạn tài khoản giả.
Ngay cả nguồn gốc của Athena Bitcoin cũng bị đặt dấu hỏi. Công ty này vốn là một doanh nghiệp đầu tư nhà nước được thành lập vào năm 1999, nhưng chưa đầy một thập kỷ sau đã bị tạm ngừng hoạt động do không hiệu quả. Tổng thống Bukele khi vừa mới lên nhận chức đã cho tái hoạt động Athena và cấp 60 triệu USD tiền vốn đầu tư.
Công tố viên Mỹ Shaun Hakimori, người tham gia vụ kiện của Accruvia, trả lời báo Los Angeles Times: “Tuy là một công ty công kinh doanh bằng tiền thuế nhưng Athena Bitcoin không hề công khai bộ máy điều hành của mình. Hai lãnh đạo chính của công ty là CEO Eric Gravengaard và ông Lorenzo Rey, cố vấn công nghệ của Tổng thống Bukele, đều không có bất kỳ chứng chỉ hay kinh nghiệm làm việc nào trong lĩnh vực tài chính điện tử…”.
Sau khi Athena công bố việc sụt giảm giá trị tới tận 80%, các đảng phái đối lập ở El Salvador đã đồng loạt lên tiếng yêu cầu chính phủ mở cuộc điều tra vào công ty này và đóng băng mọi giao dịch có liên quan đến lãnh đạo công ty. Hiện chính phủ họ vẫn chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc có điều tra sai phạm ở Athena Bitcoin không.
Làm gì để thắng?
Trước thất bại trong một loạt các chính sách phát triển, ông Nayib Bukele đang tìm mọi cách để tìm kiếm lợi thế tranh cử cho mình. Ngay cả những người thân cận của vị tổng thống cũng lo ngại không biết sự ủng hộ trong dân chúng cho ông Bukele có còn kéo dài đến tận năm sau nữa không.
Một trong những hành động cuối cùng của ông Bukele trước khi rời nhiệm sở là nối lại quan hệ giữa Salvador và IMF. Trong vòng ba tháng qua đã có hai phái đoàn Salvador đã ghé thăm trụ sở của IMF đặt tại Washington. Sau một thời gian dài quay lưng với các định chế tài chính quốc tế để kêu gọi đầu từ Bitcoin, ông Bukele đã buộc phải quay lại với IMF với hy vọng tổ chức này sẽ rót tiền giúp Salvador tái cơ cấu lại nợ.
Mỹ cũng là một đối tác khác mà ông Bukele đang tìm cách nối lại quan hệ. Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi nhiều kể từ năm 2019, nhất là sau khi bà Jean Elizabeth Manes, nhà ngoại giao Trung Mỹ hàng đầu của Washington, rời khỏi Salvador trong sự tức giận vào tháng 5/2021. “Đòn bẩy” của ông Bukele trên bàn đàm phán với Mỹ là dòng người tị nạn từ Salvador đang đổ đến Mỹ. Khoảng 97.000 người Salvador không có visa đã đi qua các cửa khẩu phía Nam của Mỹ trong năm 2022. Washington mong muốn Salvador sẽ bằng cách thắt chặt biên giới của họ để giúp kế hoạch giảm người tị nạn vào Mỹ của Tổng thống Joe Biden đi đến thành công.
Một khía cạnh khác không thể không nhắc đến là vị trí địa chính trị của El Salvador trong khu vực. Giáo sư chính trị Ricardo Valencia tại Đại học bang California, Mỹ, viết trên báo El Faro: “El Salvador có ảnh hưởng đáng kể với các nước Trung Mỹ khác, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến thông tin liên lạc. Mỹ cần một “điểm chốt chặn” tại Trung Mỹ nhằm đảm bảo bất kỳ mạng lưới thông tin nào ở đây cũng sẽ có sự hiện diện của doanh nghiệp và chính phủ Mỹ”.
Nhiệm kỳ vừa qua của ông Nayib Bukele cũng đã thay đổi hoàn toàn đường hướng phát triển của El Salvador. Dù là ông Bukele hay người khác ngồi vào ghế tổng thống, họ cũng sẽ đối phó với những thử thách của một xã hội bị dứt ra khỏi con đường truyền thống của mình nhưng vẫn chưa rõ mình sẽ đi theo hướng nào
Hai năm trải nghiệm 'đắng' với quốc gia đầu tiên biến Bitcoin thành đồng tiền chính thức
Người ta ước tính rằng dự trữ tiền điện tử của quốc gia này đã mất 37% giá trị.
Tổng thống El Salvador, Nayib Bukele tại buổi lễ phát động "Tuần lễ Bitcoin" ở Teotepeque vào tháng 11/2021. Ảnh: Reuters
Hai năm trước, El Salvador đã khiến cả thế giới choáng váng khi trở thành quốc gia đầu tiên biến Bitcoin thành đồng tiền chính thức. Các nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đã tới quốc gia Trung Mỹ 6,3 triệu dân để ghi lại thực tế với loại tiền tệ mới. Ngày 7/9/2021, khi luật tiền điện tử mới có hiệu lực, quốc gia nhỏ bé này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của toàn thế giới.
Sau đó, sự quan tâm đã giảm dần, nhưng thử nghiệm vẫn tiếp tục. Điều đáng quan tâm lúc này là đánh giá Luật Bitcoin - tên của dự án lập pháp làm cho tài sản kỹ thuật số này trở thành hợp pháp - đã thành công hay thất bại.
Nhưng chuyện không dễ dàng như vậy ở đất nước El Salvador của Tổng thống Nayib Bukele. Quyết định của đất nước biến Bitcoin thành đồng tiền chính thức rất khó "mổ xẻ" vì đây là một thử nghiệm không rõ ràng với một số mục tiêu khác nhau: hòa nhập tài chính, doanh thu cho kho bạc công và xây dựng danh tiếng của tổng thống.
Thử nghiệm bắt đầu bằng việc chính phủ của Tổng thống Bukele mua một số lượng Bitcoin. Số lượng chính xác Bitcoin mà El Salvador có trong dự trữ vẫn chưa được biết đến vì chính phủ không công khai hồ sơ.
Trang web nayibtracker.com ước tính rằng El Salvador đã mất 37% giá trị khoản đầu tư vào Bitcoin kể từ khi tiền điện tử bắt đầu giảm vào năm 2021. Con số đó tương đương với 45 triệu USD. Người ta ước tính rằng El Salvador hiện có số Bitcoin trị giá 76,5 triệu USD.
Khi giới thiệu loại tiền này cho người dân, các nhà quản lý dựa trên ý tưởng là nó sẽ được sử dụng trong tất cả các loại giao dịch: từ thức ăn đường phố đến mua bán bất động sản. Với mục tiêu này, chính phủ đã mở một ví kỹ thuật số có tên Chivo và trao cho mỗi người dân số Bitcoin tương đương 30 USD. Nhưng hàng trăm tài khoản Chivo đã bị hack và số tiền cùng với danh tính của chủ tài khoản đã bị đánh cắp. Điều này có lẽ khiến nhiều người ở El Salvador sợ hãi.
Bên cạnh đó, một trong những lợi ích của tiền điện tử là tốc độ gửi tiền từ nước ngoài. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, chỉ có 1,3% lượng kiều hối được chuyển bằng ví kỹ thuật số sử dụng tiền điện tử, theo dữ liệu gần đây nhất từ ngân hàng trung ương. Để so sánh, 4% số tiền gửi đến Mexico được thực hiện thông qua tiền điện tử.
Tuần trước, một công ty nghiên cứu đầu tư có tên Ark Invest đã gây sóng gió trên mạng xã hội khi công bố báo cáo cho biết, việc ứng dụng Bitcoin ở Argentina đã vượt qua El Salvador. Báo cáo cho biết: "Có thể hiểu được, người dân El Salvador thích giao dịch bằng USD hơn, đồng tiền này đã trở thành đồng tiền hợp pháp ở El Salvador vào năm 2001 và đã bảo vệ sức mua khỏi lạm phát - mất giá vốn đã tàn phá các quốc gia khác trong khu vực. Ngược lại, giá Bitcoin khá biến động trước những khó khăn ngày càng tăng khi El Salvador nỗ lực phát triển thành một hệ thống tiền tệ với tính thanh khoản ngày càng tăng và được áp dụng trên toàn cầu."
Mónica Taher, phó chủ tịch của RocketFuel, một công ty xử lý thanh toán tiền điện tử toàn cầu cho biết: "Thông tin này rất có ý nghĩa". Cho đến tháng 10/2022, bà Taher là giám đốc công nghệ và đổi mới của InvestSV, cơ quan xúc tiến kinh doanh của chính phủ Bukele. Bà giải thích, ngoài sự khác biệt về quy mô giữa Argentina và El Salvador, một nhóm công ty công nghệ đã phát triển một cách tự nhiên ở Argentina trong ít nhất hai thập kỷ và ngày nay là những công ty dẫn đầu ngành.
Trong thời gian làm việc trong chính phủ, bà Taher chịu trách nhiệm thu hút và hướng dẫn các công ty quan tâm đến hoạt động tại El Salvador. Cựu quan chức này nhớ lại: "Một loạt các công ty kéo đến - chúng tôi không biết phải làm gì với tất cả. Mọi người đều rất hào hứng, đặc biệt là năm đầu tiên, và thật tuyệt khi thấy một kiểu di cư ngược: không phải người Salvador di cư đến Mỹ, mà giờ đây chính là người nước ngoài từ mọi quốc gia trên thế giới quyết định chuyển đi."
Nhận thấy sự quan tâm của các công ty ở El Salvador, Cộng hòa Trung Phi cũng đã tuyên bố vào tháng 4/2022 rằng họ sẽ biến Bitcoin và các loại tiền điện tử khác trở thành hợp pháp. Nhưng thử nghiệm của họ đã thất bại và chưa đầy một năm sau, Quốc hội đã đảo ngược luật này.
Người biểu tình phản đối Bitcoi là El Salvador vào 1/6/2023. Ảnh: Getty Images
Bà Taher cho biết: "Đối với tôi, mục tiêu của việc sử dụng bitcoin ở El Salvador là tăng cường tự do kinh tế của người dân để không có người trung gian và trong đó trao quyền cho phụ nữ kiểm soát tài chính của chính họ". Nhưng "nếu không có quy trình hướng dẫn mạch lạc, việc áp dụng đại trà ở nước này sẽ mất nhiều thời gian", bà cảnh báo.
Vài tháng trước, chính phủ Tổng thống Bukele đã cấp cho Bitfinix - một công ty được thành lập tại Hồng Kông vào năm 2012 - giấy phép đầu tiên của đất nước đối với các tài sản kỹ thuật số, chẳng hạn như cổ phiếu và trái phiếu. Bitfinix và công ty chị em của nó, Thether, đã phải ngừng hoạt động ở New York vào tháng 2/2021, khi Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp New York tuyên bố rằng họ "che đậy một cách liều lĩnh và bất hợp pháp" khoản lỗ 850 triệu USD. Vài tháng sau, các nhà quản lý Mỹ đã phạt Tether Holdings 41 triệu USD vì đưa ra những tuyên bố sai sự thật hoặc gây hiểu lầm bằng cách tuyên bố rằng các token của họ là một loại tiền ổn định, với giá trị được gắn với một loại tiền tệ định danh.
Trong khi đó, Andrés Engler, một nhà báo chuyên về tiền điện tử và là cựu biên tập viên khu vực Mỹ Latinh của trang web tiền điện tử Coindesk, cho biết, việc chuyển sang bitcoin là một thành công không thể phủ nhận đối với El Salvador. Ông nói: "Về mặt báo chí, nó đã đưa Tổng thống Bukele lên hàng đầu các tiêu đề truyền thông. Đó là điều không thể chối cãi. Đối với ngành công nghiệp tiền điện tử, El Salvador ngày nay là một người chơi mạnh mẽ. Nếu bạn hỏi bất kỳ ai trong ngành về El Salvador, họ sẽ nhận ra và có thể sẽ gọi ngay tên Bukele. Từ quan điểm đó, nó dường như đã có hiệu quả."
Tổng thống El Salvador tuyên bố tái tranh cử Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele vừa tuyên bố tái tranh cử nhiệm kỳ 2 vào năm 2024, bất chấp quyết định này đi ngược lại quy định hiện hành trong Hiến pháp của quốc gia Trung Mỹ. Tổng thống El Salvador Nayib Bukele. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông điệp toàn quốc nhân dịp kỷ...